Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Đánh giá thực trạng về việc quản lý đất bãi bồi ven sông trên địa bàn huyện
4.1.1. Bộ máy tổ chức quản lý về đất bãi bồi trên địa bàn huyện Đoan Hùng
Để quản lý tốt thì cần phải có bộ máy quản lý hoạt động tốt. Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 4/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Căn cứ Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 5/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh; Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật đất đai. Căn cứ theo Thông tư liên tịch số 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV của Bộ Tài nguyên và Môi trường- Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND huyện, quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh. Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, huyện thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện, huyện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường gồm: đất, tài nguyên nước, khoáng sản, môi trường, biến đổi khí hậu. Phòng Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản; chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của Ủy ban nhân dân cấp huyện, huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường. Bộ máy cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng quản lý đất bãi bồi ven sông ở cấp huyện, huyện nằm trong phòng Tài nguyên và Môi trường, không phân chia nhỏ thành các tổ chức chuyên thực hiện các lĩnh vực chuyên môn hẹp như: chuyển quyền sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, thanh tra, môi trường, khoáng sản.
Cơ quan nhà nước có nhiệm vụ thường xuyên thanh tra, kiểm tra chế độ quản lý và sử dụng đất bãi bồi ven sông cho phù hợp với yêu cầu chung về hiệu quả, trong khi kiểm tra mà phát hiện vi phạm hay bất cập thì có quyền xử lý theo pháp luật.
Nhà nước cũng có quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất bãi bồi ven sông thông qua các chính sách tài chính đất bãi bồi ven sông: thu tiền sử dụng đất, thu các loại thuế liên quan đến sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất. Cơ quan quản lý cấp huyện cũng có quyền phân phối và phân phối lại đất bãi bồi ven sông theo quy hoạch và kế hoạch đã được phê duyệt.
Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân huyện Đoan Hùng: là cơ quan quyền lực cao nhất ở địa phương, chịu trách nhiệm việc thực hiện, giám sát thi hành Luật đất đai, phê chuẩn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong đó có đất bãi bồi ven sông trên địa bàn. Đồng thời, HĐND và UBND có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc huyện và các đoàn thể nhân dân cùng cấp nhằm chăm lo, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân huyện trong việc đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật đất đai; phối hợp và kiểm tra chính quyền các xã, thị trấn trong tổ chức quản lý nhà nước về đất đai nói chung và đất bãi bồi ven sông nói riêng trên địa bàn. Mặc dù trong chức năng, nhiệm vụ quy định rất nhiều vấn đề về quản lý đất đai, tuy nhiên thực tiễn cho thấy, sự phối hợp giữa các cơ quan này chưa tốt, chưa thường xuyên vẫn còn có nhiều sai phạm và yếu kém trong quản lý chưa được khắc phục. Đặc biệt, việc giao quyền và phân quyền giữa tỉnh, huyện và các xã thị trấn trong quản lý nhà nước về đất đai hiện chưa tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc quản lý. Phân công, hợp tác không rõ ràng, thể hiện là trong quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Đoan Hùng vẫn còn hiện tượng buông lỏng, né tránh đùn đẩy giữa các cấp chính quyền và thiếu kiểm tra kiểm soát của đơn vị cấp trên.
UBND huyện Đoan Hùng và các phòng ban liên quan hiện nay cấp cơ sở (thị trấn, xã) có nhiệm vụ xác nhận hiện trạng đất bãi bồi ven sông trong địa bàn. Cơ quan cấp huyện thực hiện thống kê đất bãi bồi ven sông định kỳ và chỉnh lý bản đồ hiện trạng sử dụng đất hàng năm một lần. Do đó, UBND huyện quản lý toàn bộ số liệu chính xác về diện tích đất toàn huyện và từng xã riêng biệt, diện tích của mỗi loại đất: đất bãi bồi ven sông, đất bãi bồi ven sông, phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng…, có số liệu thống kê cụ thể diện tích đất của từng chủ sử dụng và sự phân bố các loại đất trên từng thôn, xóm, tổ dân phố.
Cơ quan cấp huyện Đoan Hùng là Văn phòng Đăng ký quyền sử đất và Phòng Tài nguyên Môi trường có nhiệm vụ cơ bản: đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ độ cao, điều tra xây dựng bản đồ thổ nhưỡng, nông hóa, điều tra xây dựng sơ đồ đất đơn giản. Ngoài ra, kết hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức việc
phân loại ruộng đất, xây dựng quy hoạch sử dụng đất bãi bồi ven sông tham gia quy hoạch nông nghiệp, nông nghiệp… của huyện, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy hoạch đất bãi bồi ven sông.
Sơ đồ 4.1. Bộ máy quản lý nhà nước về đất bãi bồi ven sông trên địa bàn huyện Đoan Hùng
Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2019)
UBND huyện Đoan Hùng chỉnh lý các thửa có thay đổi hình thể và mục đích sử dụng, rà soát và hiệu chỉnh các sổ sách địa chinh theo đúng hiện trạng sử dụng tại thời điểm thống kê. Xác định rõ quỹ đất đang sử dụng, quỹ đất đưa vào sử dụng nhưng còn để hoang hoá, quỹ đất chưa sử dụng, đánh giá thực trạng sử dụng đất và tình hình biến động đất bãi bồi ven sông so với kỳ thống kê trước để có hướng chỉnh lý kịp thời. Hướng dẫn các đơn vị cấp xã lập và sử dụng sổ địa chính ể tiến hành đăng ký ruộng đất và quản lý thường xuyên trên các mặt: hình thể, kích thước các thửa ruộng, độ màu mỡ của ruộng đất, mục đích sử dụng ruộng đất, quyền quản lý, sử dụng ruộng đất, chỉnh lý bản đồ, vào sổ, chữa sổ về các biến động ruộng đất khi các biến động ấy đã được cấp có thẩm quyền xét
HĐND tỉnh Phú Thọ UBND tỉnh Phú Thọ
HĐND huyện Đoan Hùng
UBND huyện Đoan Hùng
Phòng Tài nguyên Môi trường
UBND xã, thị trấn Văn phòng đăng ký đất
đai huyện Đoan Hùng
Cán bộ địa chính Phòng Tài chính,
thuế, xây dựng, tư pháp
duyệt. Tổ chức việc lưu trữ tài liệu ruộng đất theo phân cấp, kiểm tra, đề xuất ý kiến để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, khiếu nại về ruộng đất. Bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý ruộng đất cấp xã. Ngoài ra cơ quan chức năng huyện, huyện còn có nhiệm vụ thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020, đề xuất việc hoàn chỉnh chính sách pháp luật đất bãi bồi ven sông. Kết quả thống kê đất bãi bồi ven sông được thể hiện trong bảng số liệu và trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo mẫu kiểm kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Đoan Hùng thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND huyện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường gồm: đất bãi bồi ven sông, tài nguyên nước, khoáng sản, môi trường, biến đổi khí hậu. Phòng Tài nguyên Môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản; chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của UBND huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và môi trường. Phòng Tài nguyên và Môi trường có chức năng hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ, đánh giá kết quả công tác đối với cán bộ địa chính, môi trường các thị trấn, xã. Bộ máy cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng quản lý đất bãi bồi ven sông ở cấp huyện nằm trong phòng Tài nguyên Môi trường, không phân chia nhỏ thành các tổ chức chuyên thực hiện các lĩnh vực chuyên môn hẹp như: chuyển quyền sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, thanh tra, môi trường, khoáng sản.
Ngoài ra, phòng Tài nguyên Môi trường thực hiện chức năng đo đạc, xây dựng lập bản đồ địa chính; thực hiện nhiệm vụ tham mưu lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất. Đồng thời thẩm định hồ sơ về giao đất, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, đất bãi bồi ven sông cho các đối tượng thuộc thẩm quyền. Theo dõi biến động về đất đai, cập nhật, chỉnh lý các tài liệu và bản đồ về đất đai, quản lý hoạt động đăng kí sử dụng đất bãi bồi ven sông, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc định giá đất bãi bồi ven sông, xác định tiền thuê đất và thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo quy định của pháp luật.
Công chức địa chính ở các thị trấn, xã giúp UBND thị trấn, xã thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trong phạm vi thị trấn, xã, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện. Các công chức địa chính xã có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: (1) Lập văn bản để UBND cấp thị trấn, xã trình UBND huyện về giao đất,
cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, lập hồ sơ đề nghị cấp giấy CNQSĐ đất theo quy định của pháp luật; (2) Trình UBND cấp thị trấn, xã kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt và theo dõi kiểm tra việc thực hiện; (3) Thẩm định, xác nhận hồ sơ để UBND thị trấn, xã cho thuê đất đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật; (4) Thực hiện việc đăng ký, lập và quản lý hồ sơ địa chính; theo dõi, quản lý biến động đất đai; chỉnh lý hồ sơ địa chính; thống kê, kiểm kê đất đai; (5) Tham gia hòa giải, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật. Phát hiện các trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý tài nguyên và môi trường, kiến nghị với UBND cấp thị trấn, xã và các cơ quan có thẩm quyền xử lý; (6) Tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường; tổ chức các hoạt động vệ sinh môi trường trên địa bàn; (7) Quản lý dấu mốc đo đạc và mốc địa giới; bảo quản tư liệu về đất đai, đo đạc và bản đồ; (8) Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao cho UBND huyện và cơ quan chuyên môn giúp UBND huyện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.
- Nông dân và các cơ quan, tổ chức sử dụng đất bãi bồi ven sông là những tác nhân chính chịu sự quản lý nhà nước đối với đất bãi bồi ven sông. Các trường hợp này được nhà nước giao, cho thuê đất bãi bồi ven sông thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Trong đó quan trọng nhất là sản xuất nông nghiệp theo mục đích được giao và quản lý diện tích đất bãi bồi ven sông được giao không để các hộ liền kề lấn chiếm. Thực tiễn cho thấy, hiện nay việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất bãi bồi ven sông và sử dụng đất bãi bồi ven sông sai mục đích vẫn diễn ra ngày càng thường xuyên hơn. Vì vậy cần phải tuyên truyền nhiều hơn nữa để người dân hiểu và tự giác sử dụng đất bãi bồi ven sông đúng mục đích.