Phần 2 Cơ sở lí luận về quản lý đất bãi bồi ven sông
2.1. Cơ sở lý luận về việc quản lý đất bãi bồi ven sông
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý đất bãi bồi ven sông
2.1.4.1. Các yếu tố về pháp luật, cơ chế, chính sách
Đất BBVS cũng như các loại đất đai khác để quản lý phải dựa vào hệ thống pháp luật được thể chế hóa bằng các cơ chế, chính sách liên quan. Do vậy, đây là nhóm yếu tố có ảnh hưởng mang tính quyết định đến hiệu lực, hiệu quả quản lý đối với đất BBVS. Ngoài hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách do nhà nước trung ương ban hành, chính quyền địa phương các cấp theo thẩm quyền được phân cấp cũng có trách nhiệm ban hành những cơ chế, chính sách cụ thể để thực hiện quản lý đối với đất đai nói chung và đất BBVS nói riêng.
Đất bãi bồi thuộc đất nông nghiệp nhưng có đặc trưng riêng là quyền được phép khai hoang, thuê đất, SDĐ theo hợp đồng không bị phụ thuộc nhiều vào “hạn điền”. Một đặc điểm nữa là do tính chất đặc thù vốn có và những phát sinh mới theo thời gian, địa hạt nên dù đã được đưa vào Luật Đất đai nhưng quyền quản lý, quyền sử dụng, quyền sở hữu đất bãi bồi vẫn chưa rõ ràng. Hơn nữa, mỗi địa phương đều có quan niệm còn khác nhau nên có cách vận dụng để ra những quy định về quản lý, SDĐ bãi bồi khác nhau. Điều này đã gây nhiều tranh cãi và trong thực tế cũng phát sinh nhiều hệ lụy, tranh cãi, khiếu kiện phức tạp. Ngoài lý do Luật chưa rõ ràng còn nguyên nhân người dân và chính quyền
sở tại bỏ qua Luật hoặc cố tình làm sai luật và dẫn sai luật vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm. Đối tượng tranh chấp đất bãi bồi có nhiều dạng thức như: Dân tranh chấp với chính quyền, dân tranh chấp với dân, dân địa phương này tranh chấp với địa phương khác. Nhiều khi, các câu chữ trong luật, nghị định, chỉ thị hướng dẫn… dù thiếu cơ sở pháp lý, thực tế và cả đạo lý nhưng chính quyền một số địa phương vẫn dựa vào đó để chuyển từ chức năng QLNN sang chức năng được toàn quyền sử dụng, chi phối, làm thiệt hại cho người dân (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế, 2018).
2.1.4.2. Các yếu tố về thanh tra kiểm tra
Lực lượng thanh kiểm tra còn mỏng, việc phối kết hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra đất BBVS còn chậm và chưa được quan tâm. Các vi phạm khi sử dụng loại đất này thường rất khó xử lý dứt điểm, như hành vi lấn chiếm, bị lấn chiếm, tự ý sử dụng đất, chuyển nhượng đất. Đôi khi cơ quan quản lý chưa kiểm tra, phát hiện chậm các hành vi vi phạm, từ đó phát sinh các khiếu nại, tố cáo của người dân về đất đai như đòi công nhận quyền sử dụng đất, đất đai bị chiếm, bị lấn, dẫn đến khiếu kiện kéo dài gây mất trật tự xã hội.
2.1.4.3. Yếu tố về năng lực quản lý của cán bộ.
Năng lực của một số cán bộ quản lý nói chung và quản lý đất đai nói riêng còn hạn chế, yếu kém. Việc tuyên truyền cho người dân về các thông tư quản lý sử dụng đất còn ít làm cho người dân không nắm rõ được các luật. Chưa kết hợp chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn, không thường xuyên giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm, đôi khi còn sách nhiễu người dân và thiếu các giải pháp để ngăn chặn các sai phạm.
2.1.4.4. Yếu tố về nhận thức của người dân.
Một điều không thể phủ nhận, ngày nay đời sống của các tầng lớp nhân dân đang được nâng cao, đi cùng với nó là sự nâng lên của trình độ tri thức, nhận thức nói chung và nhận thức pháp luật nói riêng. Nhân dân ngày càng quan tâm đến pháp luật trong đó bao gồm cả những luật về quản lý đất đai, ý thức chấp hành, thực hiện pháp luật có những tiến bộ rõ rệt. Vì vậy, họ đã nhận thức sâu sắc hơn hành vi của mình để có thể thực hiện tốt hơn những quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, bên cạnh đó ý thức pháp luật nói chung và pháp luật về quản lý đất đai nói riêng trong nhân dân vẫn còn nhiều hạn chế. Một bộ phận không nhỏ nhân dân trình độ nhận thức về pháp luật còn kém. Rất nhiều người tham gia
pháp luật mà không biết những quy định của pháp luật mặc dù nó khá phổ biến. Điều đáng cảnh báo là số người vi phạm pháp luật ở nước ta ngày càng tăng, các hành vi vi phạm đa dạng như: tranh chấp đất đai, kiện tụng, đánh nhau,….với các mức độ khác nhau. Nó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, do trình độ dân trí của một bộ phận nhân dân còn hạn chế vì thế nên trình độ nhận thức pháp luật của họ còn kém. Công tác tuyên truyền, phổ biến luật cho người dân chưa được thường xuyên. Những hành vi vi phạm của người dân có thể do không nhận thức được hành động của mình, có thể nhận thức được nhưng vẫn cố tình vi phạm vì mục đích cá nhân.