Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đất bãi bồi ven sông trên địa bàn huyện
SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐOAN HÙNG
4.2.1. Chính sách, pháp luật, hành lang pháp lý quản lý đất bãi bồi ven sông huyện Đoan Hùng
Đất đai và quan hệ đất đai là vấn đề hệ trọng liên quan trực tiếp đến mọi tổ chức và công dân, do đó hiện tồn tại một thực trạng là rất nhiều cơ quan nhà nước có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật đất đai để điều chỉnh quan hệ đất đai là điều chưa hợp lý, Giải quyết thủ tục đất đai tiến hành. Chẳng hạn, tại điều 31 Luật đất đai qui định căn cứ để giao đất, cho thuê đất, mục đích sử dụng đất (bao gồm: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch đô thị, quy hoạch các điểm dân cư nông thôn đã được xét duyệt và nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức cá nhân để giải quyết) nhưng trong thực tế hầu hết các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng đất không căn cứ các quy hoạch được duyệt mà tự chọn vị trí theo ý mình để đề xuất nhu cầu sử dụng đất, dẫn đến tình trạng buông lỏng trong vấn đề quản lý sử dụng đất theo quy hoạch.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đất đai hiện nay còn có những nhược điểm: Một là, số lượng văn bản quá nhiều, mức độ phức tạp cao, không thuận lợi trong sử dụng, cùng với đó là sự chồng chéo trong quản lý gây ra khó khăn trong công tác quản lý đất bãi bồi ven sông.Một số chính sách chưa thực sự phù hợp với địa phương đặc biệt là khung giá đất bãi bồi ven sông được UBND tỉnh quy định theo Quyết định số 552/2014/QĐ-UBND từ năm 2014 đến nay với giá tiền đền bù đất bãi bồi ven sông là từ 50.000đ – 70.000đ/m2 là rất thấp so với thời điểm hiện nay.
Hai là, trong nội bộ hệ thống còn có một số mâu thuẫn, tạo nên sự lúng
túng trong xử lý; còn nhiều yếu tố chưa có khung điều chỉnh đầy đủ trong văn bản luật, tạo kẽ hở trong thực thi pháp luật. Sự mâu thuẫn, chồng chéo và thiếu thống nhất giữa các văn bản pháp luật đất đai có nguyên nhân từ sự tràn lan trong thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật đất đai của các cấp, các ngành.
Bảng 4.14. Đánh giá của cán bộ chuyên môn ảnh hưởng của chính sách tới công tác quản lý về đất bãi bồi ven sông trên địa bàn huyện Đoan Hùng hiện
nay (n = 9)
Nội dung Số lượng Cơ cấu
(người) (%)
Thay đổi liên tục gây khó khăn khi triển khai 7 77,78 Chính sách chưa phù hợp với địa phương 3 33,33 Giá đất quy định gây khó khăn cho đền bù giải tỏa 8 88,89 Các cấp quản lý chồng chéo 4 44,44 Chưa có chế độ thỏa đáng cho cán bộ quản lý đất đai 5 55,56 Chính sách còn thiếu nhất quán và chưa rõ ràng 6 66,67 Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2019)
Qua khảo sát, theo đánh giá của cán bộ xã, phường và huyện về quản lý đất bãi bồi ven sông thì đa số các văn bản pháp luật về đất đai nói chung và đất bãi bồi ven sông nói riêng hiện nay là có rất nhiều nhưng vẫn còn thiếu và yếu, tình trạng triển khai và thực hiện các quy định pháp luật về quản lý đất bãi bồi ven sông còn nhiều yếu kém. Sự phù hợp trong việc thực thi các chính sách về đất bãi bồi ven sông trên địa bàn huyện Đoan Hùng hiện nay vẫn còn nhiều cán bộ ở các xã, phường và huyện cho rằng chưa phù hợp, chưa sát với điều kiện thực tế tại huyện.
Bảng 4.15. Đánh giá của các cán bộ quản lý đất bãi bồi ven sông về hệ thống văn bản pháp luật về đất đai (n = 9)
Đơn vị tính: %
Đánh giá văn bản Kém Trung bình Tốt
Tính phù hợp của văn bản 11,11 55,56 33,33 Tính cập nhật của văn bản 33,33 66,67 0,00 Sự đầy đủ của hệ thống văn bản, pháp luật 22,22 44,44 33,33 Sự rõ ràng, dễ hiểu của văn bản 11,11 66,67 22,22 Quá trình triển khai văn bản 0,00 77,78 22,22 Quá trình thực hiện văn bản 11,11 77,78 11,11 Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2019)
Ba là, do tồn tại một hệ thống văn bản pháp luật về quản lý đất bãi bồi ven sông nhiều như hiện nay nên, nên người dân không thể tìm hiểu hết các quyền và nghĩa vụ của họ được quy định ở văn bản pháp luật nào, liệu văn bản đó có còn hiệu lực pháp luật hay không? Chính do không hiểu biết cặn kẽ những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ, người sử dụng đất thường vi phạm pháp luật mà họ không hề hay biết. Chỉ sau khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện và xử lý, thì họ mới nhận biết được hành vi vi phạm của mình hoặc trong quá trình thực hiện các quyền của người sử dụng đất nảy sinh tranh chấp, người dân phải liên hệ, khiếu kiện tại nhiều nơi gây lãng phí, tốn kém về thời gian, công sức và tiền bạc.
Đánh giá các chính sách được ban hành về lĩnh vực đất đai thời gian qua, theo đánh giá của các cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn huyện, nhiều cán bộ cho rằng một số chính sách về đất đai còn cứng nhắc thiếu linh hoạt, và đa phần cán bộ cho rằng chính sách còn gặp khó khăn khi thực hiện. Đặc biệt là khung giá đất bãi bồi ven sông mà UBND tỉnh quy định thấp khiến cho công tác giải phóng mặt bằng thời gian vừa qua cho các công trình công cộng gặp nhiều trở ngại khó khăn.
Bảng 4.16. Đánh giá của cán bộ quản lý đất bãi bồi ven sông về sự phù hợp của chính sách quản lý đất bãi bồi ven sông trên địa bàn huyện Đoan Hùng
(n = 9) Đơn vị tính: % Diễn giải Phù hợp Không phù hợp Không trả lời
Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân loại đất
bãi bồi ven sông 33,33 66,67 0,00 Công tác quản lý quy hoạch, quản lý quy hoạch sử
dụng đất bãi bồi ven sông 55,56 33,33 11,11 Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm 55,56 22,22 22,22 Công tác giải quyết tranh chấp về đất bãi bồi ven
sông 22,22 44,44 33,33
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2019)
Các thủ tục còn khá rườm rà trong khi đất đai về nông nghiệp đặc biệt là đất bãi bồi ven sông chưa được đo đạc và quản lý khoa học từ trước đây khiến cho nhiều hộ không biến được diện tích đất sử dụng và không biết để làm thủ tục
gải quyết. Đồng thời, các chính sách cũng chưa giải quyết được các khúc mắc về đất bãi bồi ven sông nhất là những tranh chấp về đất đai về thừa kế, chuyển nhượng. Trong khi đó tình trạng lấn chiếm và sử dụng trái phép vẫn còn diễn ra nhưng nhiều trường hợp vẫn chưa được giải quyết triệt để do khó khăn trong việc xác định nguồn gốc khu đất dẫn đến khó xử lý khi xảy ra các vấn đề khúc mắc.
4.2.2. Phối hợp giữa các cơ quan ban ngành trong quản lý đất bãi bồi ven sông huyện Đoan Hùng
Huyện Đoan Hùng được thành lập từ năm 2008 và đến năm 2018 huyện với sự phát triển chung của kinh tế, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra nhanh làm cho diện tích đất bãi bồi ven sông trên địa bàn huyện bị có sự biến động về sử dụng, chuyển sang phi nông nghiệp nhiều nhất là xây dựng bến bãi,.... điều nảy ảnh hướng lớn đến sử dụng và khai thác đất bãi bồi ven sông. Do vậy, công tác quản lý nhà nước về đất bãi bồi ven sông trên địa bàn huyện Đoan Hùng luôn là một trong những nhiệm vụ được UBND huyện, HĐND huyện quan tâm chỉ đạo các phòng ban của huyện, trong đó đặc biệt là phòng Tài nguyên Môi trường phải phối hợp cùng UBND các xã, phường để cùng thực hiện việc quản lý.
Bảng 4.17. Đánh giá của cán bộ về sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý về đất bãi bồi ven sông trên địa bàn huyện Đoan Hùng (n = 9)
Diễn giải Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%)
Đã phối hợp rất tốt 1 11,11
Đã phối hợp tốt 2 22,22
Có sự phối hợp trong một số trường hợp 5 55,56 Phối hợp chưa tốt 1 11,11 Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2019)
Trong giai đoạn vừa qua, Phòng Tài nguyên Môi trường huyện đã phối hợp khá tốt với UBND các xã, phường trên địa bàn huyện và các ban ngành đoàn thể có liên quan (phòng kinh tế, các tổ chức đoàn hội,...) để tuyên truyền cho người dân các quy định về quản lý đất đai, cùng với đó là thanh kiểm tra và xử lý vi phạm về sử dụng đất bãi bồi ven sông. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả này, trong thực hiện nhiệm vụ quản lý đất bãi bồi ven sông, sự phối kết hợp giữa phòng Tài nguyên Môi trường huyện và các cơ quan chức năm khác đôi lúc còn chưa đồng bộ, chưa thống nhất về nội dung, chương trình hoạt động; công tác quản lý
đất bãi bồi ven sông của chính quyền các xã, phường trong huyện chưa thật sự sát sao, tình trạng vi phạm trong sử dụng đất bãi bồi ven sông vẫn còn diễn ra ở một số địa phương. Công tác thanh tra, kiểm tra chưa được các ban ngành trong huyện phối kết hợp thực hiện một cách thường xuyên để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý triệt để những trường hợp vi phạm sử dụng đất bãi bồi ven sông.
Bảng 4.18. Đánh giá của người dân về sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý trong quản lý đất bãi bồi ven sông trên địa bàn huyện Đoan Hùng (n = 9)
Đơn vị tính: %
Diễn giải Đồng ý Phân vân Không đồng ý
1. Thiếu sự kết hợp khi lập kế hoạch kiểm tra,
xử lý vi phạm 46,67 34,44 18,89 2. Thiếu sự kết hợp khi thanh kiểm tra, xử lý
các vi phạm 56,67 32,22 11,11 3. Hoạt động thanh, kiểm tra còn chồng chéo 34,44 42,22 23,33 4. Vai trò của chính quyền địa phương còn rất
kém 33,33 54,44 12,22
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2019)
Qua nghiên cứu, sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành trong quản lý nhà nước về đất bãi bồi ven sông trên địa bàn huyện Đoan Hùng trong những năm vừa qua là khá tốt. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quản lý đất bãi bồi ven sông hiện nay chưa tốt, chỉ mới phối hợp tốt trong một số trường hợp, xử lý các vi phạm nhỏ nên hiện tượng vi phạm về đất bãi bồi ven sông vẫn diễn ra. Theo đánh giá của người dân thì việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quản lý nhà nước về đất bãi bồi ven sông chưa thực sự tốt và hiệu quả.
4.2.3. Số lượng, chất lượng, ý thức của đội ngũ cán bộ quản lý huyện Đoan Hùng
Trong các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về đất bãi bồi ven sông thì yếu tố nguồn lực là yếu tố quan trọng nhất. Nguồn lực (nguồn lực con người và kỹ thuật) cho công tác quản lý trước tiên phải nói đến là con người. Lực lượng viên chức chuyên môn trong phòng Tài nguyên Môi trường huyện có vai trò to lớn trong việc quản lý đất đai nói chung và đất bãi bồi ven sông nói riêng thông qua các công việc cụ thể: đo đạc địa chính phân định ranh giới đất
giữa các hộ gia đình, tổ chức, cơ quan đất công. Để đáp ứng được yêu cầu của công việc quản lý của mình thì trước hết cơ quan quản lý phải có nhân lực đáp ứng được số lượng công việc cần phải làm. Tổng số cán bộ trong bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về đất bãi bồi ven sông của huyện Đoan Hùng là 14 cán bộ, trong đó cán bộ, chuyên viên cấp huyện thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường huyện và chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai có 7 cán bộ, và cán bộ địa chính ở các xã 7 người thuộc 7 xã có đất bãi bồi ven sông.
Bảng 4.19. Số lượng và trình độ chuyên môn của cán bộ làm quản lý về đất đai trên địa bàn huyện Đoan Hùng
Chỉ tiêu
Cán bộ huyện Cán bộ xã
Số lượng
(người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
- Thạc sĩ 2 28,57 - -
- Đại học 5 71,43 3 42,86
- Cao đẳng - - 4 57,14
Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Đoan Hùng (2018)
Qua nghiên cứu, ở cấp huyện thì phòng Tài nguyên Môi trường huyện có 2 cán bộ có trình độ thạc sĩ và 5 người có trình độ đại học. Tuy nhiên, trong số 7 người của phòng Tài nguyên Môi trường huyện có 3 cán bộ (1 trưởng phòng và 2 phó phòng), và 4 chuyên viên. Các cán bộ, chuyên viên của phòng còn khá trẻ và năng động và dễ dàng học hỏi, tiếp thu để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như các kỹ năng và kinh nghiệm để làm tốt các công việc được giao. Đối với cán bộ địa chính ở cấp xã thì trong số 7 người có 3 người có trình độ đại học, 4 người có trình độ cao đẳng.
4.2.4. Nhận thức của người dân về quản lý đất bãi bồi ven sông huyện Đoan Hùng
Trong thời đại kinh tế thị trường mở cửa hiện nay và Việt Nam đang bước vào thời kỳ công nghệ 4.0 thì trình độ của người dân đã được nâng cao, đặc biệt với hệ thống mạng internet phủ rộng rãi thì số người tiếp cận với pháp luật và các thông tin ngày càng nhiều nên việc quản lý có nhiều thuận lợi và hướng đến sự công tâm, minh bạch nhiều hơn. Các sai phạm sẽ rất khó bưng bít khi mà mạng truyền thông ngày càng phát triển. Trình độ dân trí phát triển sẽ làm cho người dân hiểu biết, nắm rõ các quy định về pháp luật sẽ tìm cách lách luật để gây ra các vi phạm về sử dụng đất bãi bồi ven sông.
Hiện nay, để người dân có thể nắm được các kiến thức, nội dung về quản lý nhà nước đối với đất bãi bồi ven sông thì công tác tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất bãi bồi ven sông, các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bãi bồi ven sông tại địa phương cần phải được thực hiện tốt và phổ biến thường xuyên đến với người dân. Tuy nhiên, qua khảo sát đa phần các hộ đều không nắm được các quy định về quản lý đất bãi bồi ven sông. Trong vi phạm sử dụng đất bãi bồi ven sông có 2 dạng: là cố tình vi phạm và vô tình vi phạm. Một là cố tình vi phạm: người sử dụng đất biết là vi phạm pháp luật nhưng vẫn làm phản ánh ý thức chấp hành pháp luật kém từ một bộ phận người sử dụng. Hai là vô tình vi phạm: người sử dụng không hiểu biết về luật không biết hành vi mình làm là trái pháp luật phản ánh sự thiếu hiểu biết của một bộ phận người sử dụng. Trình độ hiểu biết và ý thức của người sử dụng cao thì công tác tuyên truyền vận động trong quản lý sẽ đạt kết quả tốt và ngược lại.
Bảng 4.20. Nhận thức của người dân về quản lý sử dụng đất bãi bồi ven sông trên địa bàn huyện Đoan Hùng (n=9)
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu Biết rõ Biết ít Không biết
Các hộ có nắm được thông tin quy hoạch, sử dụng đất
bãi bồi ven sông tại địa phương 35,56 57,78 6,67 Các hộ có nắm được các quy định, pháp luật về đất bãi
bồi ven sông 45,56 52,22 2,22 Các hộ có nắm được kế hoạch sử dụng đất bãi bồi ven
sông tại địa phương 62,22 34,44 3,33 Khi có vi phạm về sử dụng đất bãi bồi ven sông các hộ
có biết đến đâu để báo cáo 57,78 36,67 5,56 Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2019)
Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật chưa thực sự tốt, chưa phát huy hết tinh thần làm chủ cũng như sức mạnh khối đại đoàn kết của các tổ chức như: Mặt trận tổ quốc, công đoàn, phụ nữ, đoàn thanh niên... cũng như đông đảo quần chúng nhân dân, doanh nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch quản lý đất bãi bồi ven sông và giám sát thực hiện quản lý nhà nước về đất