Đặc điểm kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đất bãi bồi ven sông ở huyện đoan hùng tỉnh phú thọ (Trang 44 - 47)

a. Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế

*Ngành nông nghiệp

- Trồng trọt

Theo số liệu thống kê năm 2015, vùng có 11,547,1 ha đất sản xuất nông nghiệp chiếm 38,2% tổng diện tích tự nhiên, trong đó

+ Đất trồng cây lâu năm: 6.199,5 ha

Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp trong vùng có nhiều tiến bộ, đã tích cực áp dụng các khoa học kỹ thuật vào sản xuất như giống, phân bón, thủy lợi, thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng cường đưa các giống có năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt vào sản xuất.

- Chăn nuôi

Theo số liệu thống kê năm 2017, Đoan Hùng có 1.049,204 con gia súc, tổng số đàn gia cầm có 974.700 con. Công tác ứng dụng khoa học vào chăn nuôi có nhiều cố gắng, đưa giống ngoại nhập sản xuất nhằm phát triển mạnh về cả số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho xã hội.

Nhìn chung các hộ chăn nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn và gia cầm các loại. Đây là hoạt động đóng vai trò quan trọng trong kinh tế hộ gia đình và cung cấp phân bón cho sản xuất nông nghiệp.

- Lâm nghiệp

Huyện Đoan Hùng có 13.174,3 ha diện tích đất lâm nghiệp chiếm 53,23% diện tích đất tự nhiên của huyện. Trong đó diện tích đất rừng sản xuất chiếm hơn 90% diện tích đất lâm nghiệp của huyện, rừng phòng hộ và đặc dụng chỉ chiếm 2% và 4,6%. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư của nhà nước các hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực trên tất cả mọi lĩnh vực: Trồng rừng, bảo vệ rừng, giao đất giao rừng, khai thác, chế biến lâm sản... Đã đem lại hiệu quả phát triển kinh tế trên địa bàn. Thông qua các dự án 327, 661... đã đưa diện tích rừng trồng nâng lên đáng kể, góp phần nâng độ che phủ của rừng trên địa bàn huyện lên đạt 42,9%. Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất lâm nghiệp của huyện vẫn còn bộc lộ một số tồn tại đó là: Quy mô sản xuất vẫn còn manh mún, lạc hậu chưa áp dụng công nghệ cao vào trong công tác chế biến và khai thác lâm sản gây lãng phí nguyên liệu và chất lượng sản phẩm không cao.

Đoan Hùng có nhiều thuận lợi trong việc phát triển ngành công nghiệp giấy, hơn nữa lại nằm trong vùng thuận lợi trong việc giao thương kinh tế giữa các vùng nhờ có các tuyến đường giao thông quan trọng đi qua: Quốc lộ 2, đường sông...

Ngành chế biến lâm sản những năm gàn đây có những bước phát triển mạnh mẽ nhưng chủ yếu về mặt số lượng còn chất lượng và công nghệ phần nào vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển hiện nay của xã hội. Trên địa bàn huyện Đoan Hùng có hơn 143 cơ sở chế biến, trong đó có xưởng mộc gia dụng là 25, đóng đồ gia

dụng là 02 xưởng, sản suất đũa là 03 xưởng và 113 xưởng xẻ. Nhìn chung các xưởng chế biến đều có công xuất nhỏ, máy móc công nghệ lạc hậu, sản phẩm làm ra còn kém cạnh tranh trên thị trường, hoạt động chế biến không ổn định.

* Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện còn phát triển chậm. Công nghiệp khai khoáng mới chỉ dừng lại ở mức khai thác nguyên liệu thô. Ngoài ra còn một số ngành nghề như sản xuất vật liệu xây dựng, đồ mộc, sửa chữa cơ khí nhỏ, chế biến nông sản đã được phát triển và mở rộng đến các xã. Sản xuất cơ khí bước đầu được hình thành trong lĩnh vực chế biến chè, gỗ... Góp phần phát triển lực lượng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu lao động trong các khu dân cư. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 34% giá trị nền kinh tế vùng.

* Ngành thương mại và du lịch

Từ khi có chính sách mở cửa, nền kinh tế hàng hóa trên địa bàn huyện khá phong phú và đa dạng. Tuy nhiên là nơi chuyển giao giữa đồng bằng và miền núi thì tiềm năng phát triển thương mại của vùng còn chưa tương xứng.

Trong tương lai các loại hình này cần được phát triển nhằm giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong lúc nông nhàn.

Hiện nay trên đại bàn huyện chưa có tiềm năng du lịch nào được khai thác đưa vào sử dụng. Trong thời gian tới nên kết hợp giữa du lịch cảnh quan trong vùng với du lịch sinh thái nhằm đóng góp cho phát triển nền kinh tế.

b. Thực trạng cơ sở hạ tầng

* Giao thông

Đoan Hùng có mạng lưới giao thông phát triển, toàn huyện có 2 đường tuyến đường quốc lộ 2 và quốc lộ 70 chạy qua các tuyến này cơ bản đã được dải nhựa. Trong đó có 12 xã có đường liên tỉnh đi qua và 16 xã có đường dải cấp phối. Hệ thống đường sông có 2 dòng sông Lô và sông Chảy.

Nhìn chung, mạng lưới giao thông phân bố không đồng đều các tuyến đường còn ở cấp thấp, cần chú trọng cải tạo nâng cấp để người dân đi lại được thuận tiện, tăng cường thu hút đầu tư và giao lưu kinh tế.

* Thủy lợi

Toàn huyện có 70 km kênh mương, 14 trạm bơm với công suất tưới 1.400 ha và tiêu 450 ha. Hệ thống mương máng dẫn nước cũng liên tục được đầu tư cải

tạo và xây dựng mới. Tổng diện tích đất được tưới có 3.200 ha, diện tích còn lại trông chờ vào nước mưa, do không ổn định nên thường xuyên bị khô hạn.

Nhìn chung, do địa hình của địa phương tương đối phức tạp, các cánh đồng nhỏ lẻ, phân tán, các thung lũng hẹp không bằng phẳng. Vì vậy vấn đề thủy lợi của huyện chủ yếu là đắp đập làm mương, phải giữ nước phục vụ việc tưới cho sản xuất nông nghiệp theo phương thức tự chảy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đất bãi bồi ven sông ở huyện đoan hùng tỉnh phú thọ (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)