Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Đánh giá thực trạng về việc quản lý đất bãi bồi ven sông trên địa bàn huyện
4.1.5. Tình hình thanh tra, kiểm tra về đất bãi bồi ven sông
Đối với công tác thanh tra, kiểm tra, đây là một nhiệm vụ trong quản lý hành chính đối với đất đai nói chung và đất BBVS nói riêng trên địa bàn huyện. Đối với đất BBVS, do phần lớn diện tích thuộc thẩm quyền quản lý của cấp xã, nên công tác kiểm tra chủ yếu được thực hiện theo hình thức “tự kiểm tra”. Đối với quản lý cấp huyện và cấp tỉnh, phương thức kiểm tra được duy trì thường xuyên 1 lần/năm, thông qua con đường hành chính (tỉnh yêu cầu huyện, huyện yêu cầu xã) dưới dạng các văn bản, báo cáo và kiểm tra theo chuyên đề (Kế hoạch số 4484/KH-UBND, ngày 16/10/2014 của UBND tỉnh Phú Thọ về kiểm tra hoạt động quản lý kinh doanh bên bãi trên các tuyến sông trên địa bàn tỉnh).
Kết quả thanh tra, kiểm tra
Như đã đề cập hầu hết các cuộc thanh tra, kiểm tra liên quan đến đất BBVS chủ yếu được thực hiện theo vụ việc, chuyên đề. Những năm gần đây, do vấn đề sử dụng đất BBVS vào mục đích quản lý, kinh doanh bến bãi và bến thủy nội địa có những dấu hiệu vi phạm pháp luật.
thanh kiểm tra lớn về tình hình quản lý và sử dụng đất bãi bồi. Năm 2017, thanh tra việc quản lý, khai thác và hoạt động của các bến thủy nội địa trên tỉnh Phú Thọ (Quyết định thanh tra số 60/QĐ-TTr ngày 14/4/2017 của Chánh Thanh tra tỉnh Phú Thọ về thành lập Đoàn Thanh tra liên ngành thanh tra việc quản lý, khai thác và hoạt động các bến thủy nội địa, đã phát hiện những sai phạm thể hiện bảng sau.
Bảng 4.11. Tình hình thanh, kiểm tra về sử dụng đất bãi bồi ven sông của huyện Đoan Hùng qua 3 năm
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ phát triển (%) 17/16 18/17 BQ
1. Số đợt thanh, kiểm tra (đợt) 2 2 2 100,00 100,00 100,00 2. Số hộ thuê đất BBVS (hộ) 216 221 235 102,31 106,33 104,31 Số hộ thanh kiểm tra 68 74 78 108,82 105,41 107,10 3. Số hộ vi phạm (hộ) 8 7 10 87,50 142,86 111,80 Tỷ lệ hộ vi phạm (%) 11,76 9,46 12,82
Nguồn: Phòng thanh tra huyện Đoan Hùng (2019)
Sai phạm được phát hiện - Hộ kinh doanh không được cơ quan có thẩm quyền giao đất để thực hiện, không có các giấy tờ về hoạt động bến bãi theo quy định; không có cam kết bảo vệ môi trường trong kinh doanh. Tự ý lấn chiếm đất hành lang an toàn giao thông (xã Đại Nghĩa, Hữu Đô, Nghinh Xuyên, Đông Khê); Chưa chấp hành các quy định của Luật Bảo vệ môi trường: hệ thống thu gom nước thải chưa đảm bảo; chất thải nguy hại chưa được thu gom, lưu giữ đúng quy định; chưa tiến hành quan trắc môi trường định kỳ. Phát hiện được ở Xã Nghinh Xuyên, xã Đông Khê, Hùng Long. 3 bến hết hạn giấy phép; 2 hoạt động không phép; 2 trường hợp sử dụng vượt dự toán được giao, được thuê; 3 trường hợp cho thuê đất trái thẩm quyền.
Đối với công tác kiểm tra hoạt động quản lý kinh doanh bến bãi trên các tuyến sông trên địa bàn tỉnh, trong đó có huyện Đoan Hùng phát hiện nhiều sai phạm cần được chấn chỉnh, trong đó tập trung vào: không được cơ quan có thẩm quyền giao đất để thực hiện; không có các giấy tờ về hoạt động bến bãi theo quy định; không có cam kết bảo vệ môi trường trong kinh doanh; tự ý lấn chiếm đất hành lang an toàn giao thông; hệ thống thu gom nước thải chưa đảm bảo; chất thải nguy hại chưa được thu gom, lưu giữ đúng quy định; chưa tiến hành quan trắc môi trường định kỳ.
Sau khi kiểm tra, tỉnh đã có yêu cầu phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, theo hướng: Tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ, tổ chức cá nhân, đơn vị trong phạm vi, diện tích sử dụng đất do lấn chiếm đất đai, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, vi phạm hành lang thoát lũ, hành lang bảo vệ an toàn đê điều; tháo dỡ các công trình xây dựng vi phạm, khôi phục lại hiện trạng sử dụng đất đối với các diện tích, công trình vi phạm hành lang thoát lũ, hành lang bảo vệ an toàn đê điều…; Giao UBND các huyện, thành, thị: Hoàn thiện các thủ tục, xử lý vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh bến bãi do đoàn kiểm tra của huyện đã kiểm tra theo thẩm quyền. Trường hợp vượt quá thẩm quyền trình UBND tỉnh xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
Biểu đồ 4.4. Đánh giá của cán bộ, người dân về tần suất thanh, kiểm tra về đất bãi bồi ven sông
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2019)
Đối với công tác thanh tra: Qua thanh tra quản lý, khai thác và hoạt động của các bến thủy nội địa trên đất BBVSH đã phát hiện hành vi vi phạm: bến hết hạn giấy phép; và hoạt động không phép còn khá phổ biến. Căn cứ kết quả thanh tra, Tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn xem xét, đề xuất biện pháp xử lý đối với các hợp đồng thuê đất trái thẩm quyền, kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan. Chỉ đạo UBND các xã, phường có bến thủy nội địa hoạ động có hành vi vi phạm pháp luật: Lấn chiếm đất đai, đổ chất tải vật liệu trong hành lang bảo vệ đê phải giải tỏa, trả mặt bằng cho nhà nước…
cũng đã được quan tâm, nhưng chủ yếu tập trung vào lĩnh vực phi nông nghiệp; các lĩnh vực nông nghiệp còn chưa được quan tâm sâu sát. Các vi phạm khi sử dụng loại đất BBVS trong sử dụng mục đích phi nông nghiệp thường rất khó xử lý dứt điểm, như hành vi lấn chiếm, bị lấm chiếm, tự ý sử dụng đất, chuyển nhượng đất… Tại một số xã do trước đây cơ quan quản lý chưa kiểm tra, phát hiện để giải quyết dứt điểm các hành vi vi phạm, từ đó phát sinh các khiếu nại, tố cáo của người dân về đất đai như đòi công nhận quyền sử dụng đất, đất đai bị chiếm, bị lấn, dẫn đến khiếu kiện kéo dài gây mất trật tự xã hội.
Bên cạnh đó thực trạng sử dụng diện tích đất BBVS với quy mô lớn; sang nhượng, tự chuyển đổi sử dụng đối với diện tích được giao, cho thuê trên địa bàn huyện, xã điều tra; vấn đề sử dụng không đúng mục đích như đã cam kết… đang diễn ra khá phức tạp tuy nhiên chưa được các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra để chấn chỉnh, xử lý, làm ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý cũng như hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên quan trọng này. Nguyên nhân của thực trạng này được xác định: (i) Quản lý, sử dụng đất BBVS không phức tạp và “nóng” so với các loại đất khác trên địa bàn; (ii) Thẩm quyền quản lý, theo dõi đối với đất BBVS chưa rõ ràng, chủ yếu giao cho cấp xã trong khi điều kiện để thực hiện quản lý chưa đáp ứng yêu cầu; (iii) Nhân lực của ngành thanh tra đất đai còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng, trong khi phạm vi quản lý lớn, số vụ việc cần thanh tra nhiều…
Biểu đồ 4.5. Đánh giá của cán bộ và người dân về chất lượng thanh, kiểm tra sử dụng đất bãi bồi ven sông huyện Đoan Hùng