3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: tiến hành điều tra 3 xã, mỗi xã lựa chọn 30 hộ để phỏng vấn. Các hộ được chọn là những hộ đang canh tác ở đất bãi bồi ven sông và có diện tích canh tác lớn.
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan liên quan như: các văn bản pháp luật, văn bản dưới luật; các báo cáo của trung ương; các văn bản, báo cáo của UBND tỉnh Phú Thọ, Sở tài nguyên và môi trường Phú Thọ, Phòng tài nguyên và môi trường, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn huyện về: Điều kiện tự nhiên, phát triển Kinh tế - Xã hội; tình hình quản lý và sử dụng đất BBVS nói chung và bãi bồi ven sông Hồng nói riêng trên địa bàn tỉnh; các tài liệu, công trình nghiên cứu đã công bố của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước...
3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
a. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Tài liệu thứ cấp là những tài liệu chính thống đã được công bố, các tài liệu này thu thập qua các nguồn như: kế thừa các công trình đã nghiên cứu trước đó của các cá nhân, tổ chức trong nước; thông tin từ các loại sách báo, tạp chí, giáo trình, bài giảng các môn học liên quan; các báo cáo tổng kết của xã, thị trấn qua các năm, các thông tin cập nhật qua các năm; các thông tin cập nhật trên internet... Các nguồn số liệu, thông tin thứ cấp thu thập bao gồm:
Bao gồm các loại tài liệu văn bản như: Luật Đất đai, các thông tư, nghị định, quyết định, nghị quyết, kế hoạch hoạt động có liên quan đến quản lý đất đai xã nói chung và quản lý đất bãi bồi ven sông nói riêng. Các bài báo trên các tạp chí, internet liên quan đến quản lý đất bãi bồi ven sông nhằm hiểu rõ hơn và đánh giá tình hình quản lý đất bãi bồi ven sông trên địa bàn huyện Đoan Hùng.
- Số liệu tình hình chung của huyện: Tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Đoan Hùng do UBND huyện Đoan Hùng, Chi cục Thống kê, phòng Tài nguyên Môi trường huyện Đoan Hùng.
Số liệu về các đất bãi bồi ven sông, tình hình quản lý và sử dụng đất bãi bồi ven sông, tình hình giao đất bãi bồi ven sông, tình hình thu hồi, cho thuê, tình hình chuyển đổi mục đích sử dụng, các vi phạm trong sử dụng đất bãi bồi ven sông,…. được lấy từ báo cáo của các xã, ủy ban nhân dân huyện phòng Tài nguyên Môi trường, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của huyện
Các vấn đề về lý luận, thực tiễn quản lý nhà nước về đất đai nói chung và quản lý nhà nước về đất bãi bồi ven sông nói riêng được thu thập từ các sách, báo, tạp chí chuyên ngành, luận văn có liên quan, internet,…
b. Phương pháp thu thập số liệu sơ sấp
Đối tượng khảo sát được lựa chọn để khảo sát bao gồm các hộ nông dân sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn 3 xã, lựa chọn để nghiên cứu. Vì nguồn lực và thời gian không cho phép tác giả có thể điều tra với số mẫu theo công thức tính, chính vì vậy lựa chọn khảo sát là 90 hộ nông dân ở 3 xã nghiên cứu là một số lượng mẫu đủ lớn để đảm bảo tính tổng thể. Mặt khác, hiện nay trên địa bàn huyện Đoan Hùng cũng có 9 xã chúng tôi chọn 3 xã là xã Chí Đám có diện tích đất BBVS cao nhất xã Đại Nghĩa có diện tích ở mức Trung Bình và xã Hữu Đô có diện tích bé hơn nhưng lại có điều kiện thuận lợi về giao thông và là nơi ngã ba sông. Phương pháp chọn hộ: tiến hành điều tra tại 3 xã, mỗi xã lựa chọn 30 hộ để phỏng vấn, các hộ được chọn là những hộ đang canh tác ở đất bãi bồi ven sông và có diện tích canh tác lớn, sử dụng vào mục đích SXNN, đất phi nông nghiệp theo hiện trạng sử dụng đất tại xã dựa vào danh sách của các xã, huyện cung cấp.
Bảng 3.1. Số lượng mẫu điều tra
Tên địa điểm
Diện tích đất bãi bồi(ha)
Số hộ có đất bãi bồi ven sông (hộ) Số hộ mẫu điều tra(hộ) Xã Đại Nghĩa 76,7 64 30 Xã Chí Đám 102,8 78 30 Xã Hữu Đô 63,2 51 30
Phòng Tài nguyên Môi trường huyện, lãnh đạo UBND các xã phương. Sau đó lập danh sách các hộ có diện tích đất nông nghiệp tại các thôn, xóm, làng để lựa chọn ngẫu nhiên các hộ theo danh sách để khảo sát.
Điều tra bằng phiếu và thảo luận nhóm đối với cán bộ làm công tác quản lý có liên quan đến đất bãi bồi ven sông gồm 1 phó chủ tịch huyện Đoan Hùng, 2 cán bộ phòng tài nguyên môi trường huyện Đoan Hùng; 3 chủ tịch xã và 3 cán bộ địa chính tại 3 xã được điều tra để thu thập thông tin phục vụ cho các nội dung có liên quan của luận văn.
Nội dung thu thập bao gồm:
- Thứ nhất là những thông tin chính về đối tượng khảo sát như: tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ, thâm niên công tác.
- Thứ hai là tình hình quản lý Nhà nước về đất bãi bồi ven sông trên địa bàn huyện Đoan Hùng: việc tiếp cận các chính sách về đất bãi bồi ven sông đối với người sử dụng đất, tình hình cấp sổ đỏ đối với người sử dụng đất bãi bồi ven sông, những khó khăn trong quá trình xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đánh giá của người sử dụng đất bãi bồi ven sông về các chính sách quản lý đất bãi bồi ven sông đang được áp dụng hiện nay, trình độ quản lý đất bãi bồi ven sông của cán bộ địa chính các cấp… Đối với cán bộ địa chính cấp xã, phường và cấp huyện, nội dung điều tra tập trung vào một số nội dung: việc tiến hành đo đạc địa chính định kỳ được tiến hành như thế nào, công cụ đo đạc chủ yếu được cán bộ sử dụng, những khó khăn trong quá trình thực hiện giao quyền sử dụng đất cho hộ sử dụng đất bãi bồi ven sông, việc thanh tra định kỳ được tiến hành như thế nào, thái độ của người dân khi có kiểm tra của cán bộ địa chính các cấp, mức độ phù hợp của quy hoạch sử dụng đất bãi bồi ven sông hiện nay so với điều kiện tự nhiên của địa phương.
Thang đo Likert, được Reniss Likert phát triển, đây là loại thang đo được sử dụng nhiều trong nhiều cứu. Thang đo này bao gồm một phát biểu thể hiện một thái độ ưa thích hay không ưa thích, tốt hay xấu, đồng ý hay không đồng ý,... về một số nhận xét như đánh giá mức độ hài lòng, mức độ tiếp cận với các chính sách của nhà nước,… về quản lý đất bãi bồi ven sông.
Người trả lời phỏng vấn (các hộ nông dân, cán bộ xã, phòng Tài nguyên Môi trường, Văn phòng quyền sử dụng đất) được hỏi để trả lời đồng ý hay không đồng ý với từng câu phát biểu. Mỗi trả lời được cho 1 điểm số phản ánh mức độ
ưa thích, và các điểm số có thể tổng hợp được để đo lường thái độ chung của người tham dự. Thang đo Likert có thể chia thành 3, 5, 7 hoặc 9 điểm. Trong luận văn này, sử dụng thang đo Likert ở mức độ 5 điểm để đánh giá các phát biểu của người được hỏi về các lĩnh vực quản lý nhà nước về đất bãi bồi ven sông trên địa bàn huyện Đoan Hùng.
3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu, thông tin
Các số liệu sau khi thu thập được chỉnh sửa thì được nhập và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel. Từ đó tính các chỉ tiêu bình quân như tốc độ phát triển, thu nhập bình quân, hệ số ổn định, theo xã, phường,… để làm rõ hoạt động quản lý nhà nước về đất bãi bồi ven sông trên địa bàn huyện Đoan Hùng, sau đó đánh giá được các tồn tại, hạn chế, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đất bãi bồi ven sông.
3.2.5. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin
a. Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, tốc độ phát triển, dãy số biến động thời gian,... phân tích mức độ và xu thế phát triển của sự vật, hiện tượng. Trong luận văn việc sử dụng phương pháp này để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu đó là phản ánh được thực trạng quản lý về đất bãi bồi ven sông trên địa bàn huyện như biến động của diện tích, biến động tình hình giao đất, thu hồi, đền bù, giải phóng, thu hồi đất bãi bồi ven sông,… từ đó có thể đánh giá được mức độ các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý về đất bãi bồi ven sông trên địa bàn huyện Đoan Hùng trong thời gian qua.
b. Phương pháp so sánh
Trên cơ sở các chỉ tiêu thống kê mô tả, đã so sánh các nhóm chỉ tiêu diện tích đất bãi bồi ven sông, thu hồi đất bãi bồi ven sông,… giữa các năm, giữa các phường xã,… để đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về đất bãi bồi ven sông trên địa bàn huyện, từ đó có thể suy rộng ra được vấn đề nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp tăng cường quản lý về đất bãi bồi ven sông trên địa bàn huyện Đoan Hùng trong thời gian tới.
3.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
- Tổng hợp các văn bản chỉ đạo về quản lý và sử dụng đất BBVS của địa phương: số lượng văn bản được ban hành; thời điểm, nội dung, căn cứ, tình hình
và hiệu lực thi hành để đánh giá kết quả và tác động của ban hành văn bản quản lý liên quan đến đất BBVS.
- Công tác đo đạc, thống kê, kiểm kê: hoàn thành/chưa hoàn thành; chủ thể thực hiện đo đạc, thống kê, kiểm kê; chấp hành các quy định liên quan.
- Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: hoàn thành/chưa hoàn thành; đã thể hiện/chưa thể hiện đất BBVS trong quy hoạch/kế hoạch sử dụng đất theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Công tác giao đất, cho thuê đất: tỷ lệ, diện tích được giao đất và cho thuê đất; đúng/chưa đúng đối tượng, đúng/chưa đúng thẩm quyền.
Tình hình thanh tra, kiểm tra: số đợt thanh tra, kiểm tra; mục tiêu, nội dung thanh tra; kết quả phát hiện (số vụ sử dụng đất sai mục đích...); kết quả xử lý sau kết luận thanh tra.
Tình hình xử lý vi phạm và tranh chấp trong việc sử dụng đất đai, Số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ VIỆC QUẢN LÝ ĐẤT BÃI BỒI VEN SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
4.1.1. Bộ máy tổ chức quản lý về đất bãi bồi trên địa bàn huyện Đoan Hùng
Để quản lý tốt thì cần phải có bộ máy quản lý hoạt động tốt. Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 4/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Căn cứ Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 5/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh; Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật đất đai. Căn cứ theo Thông tư liên tịch số 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV của Bộ Tài nguyên và Môi trường- Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND huyện, quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh. Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, huyện thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện, huyện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường gồm: đất, tài nguyên nước, khoáng sản, môi trường, biến đổi khí hậu. Phòng Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản; chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của Ủy ban nhân dân cấp huyện, huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường. Bộ máy cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng quản lý đất bãi bồi ven sông ở cấp huyện, huyện nằm trong phòng Tài nguyên và Môi trường, không phân chia nhỏ thành các tổ chức chuyên thực hiện các lĩnh vực chuyên môn hẹp như: chuyển quyền sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, thanh tra, môi trường, khoáng sản.
Cơ quan nhà nước có nhiệm vụ thường xuyên thanh tra, kiểm tra chế độ quản lý và sử dụng đất bãi bồi ven sông cho phù hợp với yêu cầu chung về hiệu quả, trong khi kiểm tra mà phát hiện vi phạm hay bất cập thì có quyền xử lý theo pháp luật.
Nhà nước cũng có quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất bãi bồi ven sông thông qua các chính sách tài chính đất bãi bồi ven sông: thu tiền sử dụng đất, thu các loại thuế liên quan đến sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất. Cơ quan quản lý cấp huyện cũng có quyền phân phối và phân phối lại đất bãi bồi ven sông theo quy hoạch và kế hoạch đã được phê duyệt.
Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân huyện Đoan Hùng: là cơ quan quyền lực cao nhất ở địa phương, chịu trách nhiệm việc thực hiện, giám sát thi hành Luật đất đai, phê chuẩn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong đó có đất bãi bồi ven sông trên địa bàn. Đồng thời, HĐND và UBND có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc huyện và các đoàn thể nhân dân cùng cấp nhằm chăm lo, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân huyện trong việc đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật đất đai; phối hợp và kiểm tra chính quyền các xã, thị trấn trong tổ chức quản lý nhà nước về đất đai nói chung và đất bãi bồi ven sông nói riêng trên địa bàn. Mặc dù trong chức năng, nhiệm vụ quy định rất nhiều vấn đề về quản lý đất đai, tuy nhiên thực tiễn cho thấy, sự phối hợp giữa các cơ quan này chưa tốt, chưa thường xuyên vẫn còn có nhiều sai phạm và yếu kém trong quản lý chưa được khắc phục. Đặc biệt, việc giao quyền và phân quyền giữa tỉnh, huyện và các xã thị trấn trong quản lý nhà nước về đất đai hiện chưa tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc quản lý. Phân công, hợp tác không rõ ràng, thể hiện là trong quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Đoan Hùng vẫn còn hiện tượng buông lỏng, né tránh đùn đẩy giữa các cấp chính quyền và thiếu kiểm tra kiểm soát của đơn vị cấp trên.
UBND huyện Đoan Hùng và các phòng ban liên quan hiện nay cấp cơ sở (thị trấn, xã) có nhiệm vụ xác nhận hiện trạng đất bãi bồi ven sông trong địa bàn. Cơ quan cấp huyện thực hiện thống kê đất bãi bồi ven sông định kỳ và chỉnh lý bản đồ hiện trạng sử dụng đất hàng năm một lần. Do đó, UBND huyện quản lý toàn bộ số liệu chính xác về diện tích đất toàn huyện và từng xã riêng biệt, diện tích của mỗi loại đất: đất bãi bồi ven sông, đất bãi bồi ven sông, phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng…, có số liệu thống kê cụ thể diện tích đất của từng chủ sử dụng và sự phân bố các loại đất trên từng thôn, xóm, tổ dân phố.