Một số giải pháp nâng cao công tác quản lý và sử dụng đất bãi bồi ven sông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đất bãi bồi ven sông ở huyện đoan hùng tỉnh phú thọ (Trang 89 - 96)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Giải pháp tăng cường việc quản lý bãi đất bồi ven sông

4.3.2. Một số giải pháp nâng cao công tác quản lý và sử dụng đất bãi bồi ven sông

sông huyện Đoan Hùng

4.3.2.1. Giải pháp nâng cao công tác quản lý đất bãi bồi ven sông trên địa bàn huyện Đoan Hùng

a. Bổ sung hoàn thiện và triển khai thực hiện hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến quản lý, sử dụng đất bãi bồi ven sông

- Trong thời gian trước mắt, giải pháp đặt ra là tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản, chính sách pháp luật hiện hành liên quan đến quản lý, sử dụng đất BBVS: Cụ thể là Thông tư số 02/2015/TT-TNMT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ. Bộ Tài nguyên và Môi trường cần có những văn bản hướng dẫn, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của địa phương trong quá trình thực hiện Thông tư này; tiến hành kiểm tra, thanh tra kết quả thực hiện của các địa phương có đất BBVS một cách nghiêm túc. UBND tỉnh Phú Thọ chủ động hơn trong ban hành văn bản hướng dẫn các huyện, thuộc tỉnh trong công tác quản lý, sử dụng đất BBVS trên địa bàn.

- Về lâu dài cần phải ban hành một văn bản quy phạm pháp luật quy định đầy đủ, toàn diện và phù hợp với thực tiễn tình hình quản lý, sử dụng đất BBVS:

Giải pháp này mang tính vĩ mô, quyết định đến quản lý, sử dụng đất BBVS . Rõ ràng những bất cập từ hệ thống chính sách đang là những khoảng trống cần phải nhanh chóng khắc phục để hệ thống chính sách đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với diễn biến thực tế hiện nay trong công tác quản lý, sử dụng đất BBVS. Giải pháp này có thể thực hiện theo 2 hướng như sau:

(i) Bổ sung sửa đổi Thông tư 02/2015/TT-TNMT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ: Tiến hành đánh giá lại một cách tổng thể và toàn diện kết quả thực hiện hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến quản lý, sử dụng đất BBVS, trên cơ sở đó sửa đổi, bổ sung hoàn thiện đối với Thông tư số 02/2015/TT-TNMT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ. Kết quả đề tài cũng đã phát hiện và chỉ rõ những điểm hạn chế, bất cập của Thông tư này, cũng như phát hiện những khoảng trống trong thực tiễn quản lý, sử dụng đất BBVS những chưa được chính sách quan tâm, điều chỉnh.

Ban hành một Nghị định của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất BBVS. Trong bối cảnh tình hình quản lý, sử dụng loại đất này có những diễn biến phức tạp, hiệu lực thi hành của Thông tư 02/2015/TT-TNMT không cao; cũng như nhận thức đúng và rõ hơn về vai trò, chức năng và tầm quan trọng của đất BBVS… từ đó giúp cho công tác quản lý đất BBVS hiệu lực và hiệu quả hơn, cần phải có một văn bản pháp luật đủ mạnh và việc ra đời một Nghị định của Chính phủ là một giải pháp tốt cần được cân nhắc, xem xét. Nghị định cần phải được xây dựng dựa trên việc nghiên cứu, tổng kết, đánh giá một cách kỹ lưỡng và toàn diện đối với thực tiễn tình hình quản lý, sử dụng đất BBVS trong phạm vi cả nước hiện nay; tích hợp được các quy định trong Luật có liên quan đến đất BBVS như Đê điều, Môi trường… để đưa ra các quy định, chế tài xử lý đầy đủ, sát hợp hơn. Nghị định cũng cần phải đưa ra các quy định liên quan đến trách nhiệm quy hoạch sản xuất trên đất BBVS để các địa phương triển khai thực hiện. Có thể sau ban hành Nghị định cần phải có một thông tư hướng dẫn thực hiện, tuy nhiên, nếu quy định đầy đủ, chi tiết thì không cần thiết phải có thông tư hướng dẫn.

- Phổ biến, tuyên truyền chính sách, pháp luật: Để quản lý, sử dụng bền vững vùng BBVS phải tổ chức phổ biến, tuyên truyền về chính sách đất đai, chính sách phát triển bền vững cho cán bộ và nhân dân trong vùng, vì họ là những chủ thể trực tiếp tác động vào quá trình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản; khai thác khoáng sản... trên đất BBVS. Thông tin, giáo dục, tư vấn cho người dân và vận động sự ủng hộ và sự tham gia tích cực của họ trong việc thực hiện các chương trình hành động quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất vùng bãi bồi ven sông từ xã cũng như của toàn vùng.

- Tăng cường đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đất đai để họ có thể nắm vững luật đất đai, các nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn.

b. Tập trung triển khai thực hiện công tác đo đạc, thống kê, kiểm kê

Cần nhanh chóng có các biện pháp hiệu quả và tích cực hơn trong việc triển khai thực hiện công tác đo đạc, thống kê, kiểm kê thực trạng đất trên toàn địa bàn huyện.

Đây là giải pháp quan trọng cần phải được triển khai thực hiện và hoàn thành sớm để làm cơ sở cho các hoạt động quản lý đất đai tiếp theo như lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng; lập bản đồ địa chính; xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường vùng đất bãi bồi ven sông nhằm sử dụng thống nhất cơ sở dữ liệu trong việc hoạch định các chính sách phát triển, quy hoạch phát triển của tỉnh và các ngành có liên quan.

Để thực hiện giải pháp này, huyện cần phải: Có kế hoạch tổng thể kèm theo lộ trình chi tiết, thời hạn hoàn thành đối với công tác đo đạc, thống kê, kiểm kê đất BBVS; có quy định cụ thể thống nhất phương pháp đo đạc và cách xác định ranh giới đất và hệ thống chỉ tiêu trong đo đạc, thống kê, kiểm kê đất BBVS (Hệ thống chỉ tiêu đối tượng sử dụng đất, mục đích sử dụng, hệ thống chỉ tiêu loại đất…); xác định rõ thẩm quyền và trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ đo đạc, thống kê, kiểm kê; phân định rõ ràng giữa huyện và xã trách nhiệm quản lý đối với khu đất bãi bồi giáp ranh, mới bồi tụ giữa các đơn vị hành chính trên cùng 1 địa bàn; có phương án bố trí kinh phí, nguồn lực và các điều kiện khác để thực hiện đạt được mục tiêu kế hoạch. Công tác này cần phải làm cụ thể, chi tiết và khoa học từ xã, đến huyện và cuối cùng là tổng hợp chung cho toàn tỉnh.

c. Nghiên cứu, bổ sung và thể hiện đất bãi bồi ven sông trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch sản xuất trên đất bãi bồi ven sông của huyện

Theo quy định của Luật Đất đai, việc sử dụng đất BBVS, đất có mặt nước ven sông, ven biển để nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp, làm muối phải theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt. Song như kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, hiện nay, công tác đo đạc, thống kê, kiểm kê đất BBVS chưa hoàn thành, do vậy UBND tỉnh Phú Thọ chưa bổ sung và thể hiện đất bãi BBVS trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh. Giải pháp này cần phải sớm thực hiện vì hệ quả của việc không có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất BBVS sẽ làm cho tình hình quản lý, sử dụng loại đất này ngày càng phức tạp và khó kiểm soát hơn.

Huyện cần chỉ đạo các xã tiến hành điều tra rà soát tổng thể quỹ đất BBVS hiện có của từng địa phương, trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng tình hình, tiến hành quy hoạch sử dụng đất một cách khoa học, hiệu quả và đúng quy định của pháp luật có liên quan (Luật Đất đai 2013, Luật Đê điều năm 2006…). Triển khai đồng bộ công tác lập quy hoạch sử dụng đất BBVS cho toàn tỉnh. Trên sơ sở quy hoạch thống nhất, tiến hành các biện pháp sử dụng đất một cách hiệu quả, đúng mục đích đã đề ra, từ đó phát huy tối đa giá trị nguồn lực tài nguyên đất phì nhiêu này.

Điểm cần chú ý trong công tác quy hoạch (cả quy hoạch sử dụng và quy hoạch vùng sản xuất trên đất BBVS), phải thể hiện một các đầy đủ, chính sách thực trạng tình hình về diện tích, cơ cấu và các loại hình sử dụng; tỉnh cần phải phân loại và xác định rõ loại đất nào, vị trí nào trong khu vực ven sông được phép sử dụng và sử dụng vào mục đích nào? Loại đất, vị trí nào được sử dụng nhưng hạn chế và có sự kiểm soát chặt chẽ? Loại đất và vị trí nào không được phép sử dụng vì liên quan đến an toàn của hệ sinh thái ven sông, hệ sinh thủy cũng như các quy định về đề điều và bảo vệ môi trường khác.Thực hiện phân vùng chức năng, giảm xung đột sử dụng đa mục đích, tối đa hóa lợi ích xã hội trong vùng ven sông, bảo tồn đa dạng sinh học và đảm bảo tăng trưởng bền vững cho vùng. Đặc biệt hạn chế khai thác khoáng sản, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng, đảm bảo không tàn phá, sát lở, không gây ô nhiễm môi trường.

d. Rà soát hoạt động giao đất, cho thuê đất, và thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đối với Nhà nước

đối với công tác giao đất và cho thuê đất BBVS để khắc phục tình trạng: thiếu thống nhất trong việc giao, cho thuê đất BBVS giữa các xã trong huyện; trong thực hiện thẩm quyền, thời hạn và đối tượng trong giao, cho thuê đất giữa UBND huyện và UBND các xã.

Để tổ chức và hộ gia đình yên tâm, đầu tư sản xuất, đưa các kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất thì thời gian giao đất hợp lý 15-20 năm (đối với các tổ chức), 10 -15 năm (đối với các hộ gia đình). Giá cho thuê đối với đất phù sa không được bồi đắp hàng năm (ổn định, không ngập úng) từ 5 triệu/ha, đối với đất bãi được bồi đắp hàng năm từ 3 triệu/ha.

Khẩn trương tiến hành rà soát, đánh giá lại hiệu quả các hợp đồng cho thuê, đấu thầu đất trên địa bàn các xã có đất BBVS. Đối với các tổ chức, cá nhân hiện đang thuê, đấu thầu đất BBVS với diện tích lớn, nhất là các diện tích trồng mía hoặc cây ăn quả khác, trường hợp phát hiện sai phạm trong quá trình sử dụng đất có thể tiến hành thu hồi và giao đất cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực sản xuất, trường hợp cần thiết có thể giao cho các hộ gia đình tại chỗ những đang trong tình trạng không có hoặc thiếu đất sản xuất của địa phương, để giải quyết vấn đề xung đột lợi ích trên địa bàn…

f. Thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra

Xây dựng và tổ chức kế hoạch thanh tra, tình hình quản lý, sử dụng đất BBVS trên phạm vi toàn huyện. Đặc biệt chú ý một số địa bàn đang diễn ra tích tụ đất đai quy mô lớn, sử dụng đất chuyên dùng với tỷ lệ cao và sử dụng vào các mục đích khác nhau; Tổ chức kiểm tra thường xuyên liên tục để phát hiện chấn chỉnh, xử lý các sai phạm, hiện tượng tiêu cực như thuê đất BBVS không đúng với quy định của pháp luật; để cho các tổ chức mở bến bãi, khai thác khoáng sản, khai thác cát bừa bãi, chiếm dụng bãi bồi; tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng…

4.3.2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất bãi bồi ven sông trên địa bàn huyện Đoan Hùng

a. Đất nông nghiệp

- Trong khi chưa có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất BBVS, các địa phương có đất cần chủ động chỉ đạo, hướng dẫn và xây dựng các vùng sản xuất tập trung để tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo đảm môi trường. Căn cứ kết quả điều tra nghiên cứu, nên xem xét đẩy mạnh phát triển các nơi có diện tích đất bãi bồi có hiệu quả kinh tế gắn với bảo

vệ môi trường và phát triển bền vững:

+ Các xã nên tạo mọi điều kiện để phát triển trồng rau, bưởi, mía,….. và có thể phát triển thêm một số cây dược liệu khác nhằm đáp ứng yêu cầu của các nhà sản suất đông dược. Mạnh dạn thay thế một số cây ăn quả kém hiệu quả bằng cây thức ăn chăn nuôi để phát triển đại gia súc (nuôi thịt và lấy sữa). Đây là hướng đi phù hợp và đem lại kinh tế cho các địa phương có đất bãi bồi cần được quan tâm chú ý.

+ Đối với các bãi đất chuyên màu, rau - màu… Nếu tiếp tục sản xuất nên chọn các kiểu sử dụng gắn với cây con có giá trị hàng hóa cao (Dưa chuột - Ngô - Bắp cải; Dưa chuột - Ngô - Bí xanh; Hành tỏi - Ớt - Cà chua). Tuy nhiên để thực sự đem lại hiệu quả kinh tế và đảm bảo tính bền vững về môi trường, các bãi này cần phải áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, theo hướng sử dụng các chế phẩm sinh học đảm bảo an toàn cho cây trồng, và môi trường. Lựa chọn hệ thống giống cây trồng mới, phù hợp, có năng suất chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh tốt, sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường để đưa vào sản xuất trong các bãi bồi, thay thế các giống, cây con hiện tại.

- Khuyến cáo và có thể xử lý đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng đất BBVS nhưng gây tác động tiêu cực đến môi trường. Như đã phân tích trong đề tài, do đặc điểm, tính chất, vị trí vai trò của khu vực đất bãi bồi có liên quan trực tiếp đến hệ sinh thái ven sông, đặc biệt là hệ thống thủy sinh và nguồn nước mặt của cả khu vực. Do vậy việc sử dụng không kiểm soát các chất độc hại (phân bón hóa học, thuốc BVTV…) quá mức, cùng với hành vi không thu gom bao bì, chai lọ, túi… sau sử dụng sẽ dẫn đến hậu quả khó lường.

b. Đất phi nông nghiệp

- Tiến hành kiểm tra, rà soát lại các khu vực đất BBVSH có dân cư sinh sống, các công trình, nhà xưởng… Trường hợp gần khu sạt lở do diễn biến thay đổi của dòng chảy sông hoặc ảnh hưởng đến an toàn của hệ thống đê sông (Luật Đê điều 2006), sản xuất tác động không tích cực đến môi trường, nguồn nước… thì có biện pháp và phương án di dời đối với nhóm đối tượng.

- Phát huy thế mạnh của vùng ven sông. Tập trung đầu tư khai thác các cảng sông đã có như: cảng Sông Lô với các giải pháp đồng bộ nạo vét cửa sông, khơi thông luồng lạch và quản lý chất thải. Đầu tư xây mới một số cảng mới đáp ứng nhu cầu vận đường sông trong những năm tiếp theo. Cùng với sự phát triển

hệ thống cảng, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu thủy, các ngành dịch vụ cảng và dịch vụ đường thủy trong khu vực cũng phát triển khá mạnh.

Tất cả các hoạt động về khai thác sử dụng đất BBVS như xây dựng cảng sông, phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn, khu công nghiệp, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng và các hoạt động du lịch, dịch vụ... trước khi thực hiện tại vùng ven sông buộc phải có đánh giá tác động môi trường. Các dự án về phát triển nông lâm thuỷ sản và chuyển đổi cơ cấu sản xuất bắt buộc dựa trên kết quả đánh giá đất. Trên cơ sở cân nhắc giữa 3 lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường nhằm hướng tới phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đất bãi bồi ven sông ở huyện đoan hùng tỉnh phú thọ (Trang 89 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)