Công tác quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất đai của huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đất bãi bồi ven sông ở huyện đoan hùng tỉnh phú thọ (Trang 60 - 64)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Đánh giá thực trạng về việc quản lý đất bãi bồi ven sông trên địa bàn huyện

4.1.3. Công tác quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất đai của huyện

4.1.3.1. Công tác quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất đai chung của huyện Đoan Hùng

Kết quả thu thập thông tin, số liệu, cho thấy công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai nói chung của tỉnh Phú Thọ (từ khi thành lập tỉnh năm 1996) được triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật, thể hiện:

- Trước thời điểm tháng 11/2004, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện theo Thông tư số 1842/2001/TT-TCĐC ngày 01/11/2001 của Tổng cục Địa chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 68/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 của Chính phủ về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai;

-Từ thời điểm tháng 11/2004 đến 16/12/2009 công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh được thực hiện theo Thông tư số 30/2004/TT- BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Từ ngày 17/12/2009 đến 16/7/2014 công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện theo Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Thông tư số 13/2011/TT-BTNMT ngày 15/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;

được thực hiện theo Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Trên cơ sở tờ trình số 2608/TTr-UBND, ngày 6/7/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ đã ban hành Nghị quyết số 05/2012/NQ- HĐND ngày 25/7/2012 về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (giai đoạn 2011-2015) của tỉnh Phú Thọ. Đến ngày 08/12/2016, căn cứ Tờ trình số 5337/TTr-UBND ngày 22/11/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ đã ban hành Nghị quyết số 11/2016/NQ-HĐND về thông qua điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (giai đoạn 2016-2020) của tỉnh Phú Thọ. Như vậy, về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai nói chung đã được tỉnh Phú Thọ tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời theo đúng quy định của pháp luật có liên quan.

4.1.3.2. Công tác quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất bãi bồi ven sông của huyện Đoan Hùng

Đối với lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất BBVS tại Thông tư số 02/2015/ TT-TNMT đã quy định chi tiết: “Đối với các địa phương mà quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa thể hiện nội dung sử dụng đối với đất BBVS, đất bãi bồi ven biển thì UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là UBND cấp tỉnh), UBND quận, huyện, huyện, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là UBND cấp huyện) có trách nhiệm tổ chức việc rà soát để điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất”.

Kết quả rà soát 2 văn bản liên quan: Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐND ngày 25/7/2012 về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (giai đoạn 2011-2015) của tỉnh Phú Thọ và Nghị quyết số 11/2016/NQ- HĐND về thông qua điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (giai đoạn 2016-2020) của tỉnh Phú Thọ, cho thấy UBND tỉnh Phú Thọ chưa thể hiện đất BBVS trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh. Theo 2 văn bản nói trên cùng kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy đất BBVS được tính gộp chung vào các nhóm đất khác của từng địa phương theo mục đích sử dụng: nông nghiệp, phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Liên quan đến đất BBVS, tỉnh đã xây dựng quy hoạch nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 và định hướng đến 2030.

Như vậy trước thời điểm Thông tư 02/2015/TT-BTNMT ra đời, việc thể hiện đất BBVS trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng của tỉnh chưa được quan tâm, không có văn bản thống nhất từ tỉnh đến cấp huyện, xã. Do đó nhiều xã, huyện không thống nhất nhau về hình thức văn bản. Tỉnh chưa thể hiện trong quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai đối với loại đất này. Sau thời điểm Thông tư số 02, đến nay Phú Thọ vẫn đang lúng túng trong việc thể hiện nội dung đất BBVS vào trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, huyện. Hiện tại tỉnh vẫn đang tập trung rà soát, thống kê diện tích, tình hình sử dụng loại đất này. Như vậy có thể thấy, công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất BBVS tỉnh Phú Thọ chưa được thực hiện chi tiết trong quy hoạch sử dụng đất chung của tỉnh. Từ nghiên cứu, phân tích kết hợp với thảo luận nhóm tôi phát hiện một số vấn đề đặt ra cần chú ý trong lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất BBVS tỉnh Phú Thọ là:

Thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể của trung ương (Bộ TN&MT) đối với công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng loại hình đất đặc thù này. Thiếu những quy định, hướng dẫn để tháo gỡ những bất cập trong thực tế quản lý ở cấp địa phương như trường hợp: phần diện tích đất bãi bồi nằm ngoài địa giới hành chính các cấp hoặc tiếp giáp giữa 2 tỉnh, 2 huyện thì việc quy định thẩm quyền khi tiến hành quy hoạch, lập kế hoạch như thế nào và có các cơ quan nào cùng tham gia xây dựng quy hoạch sử dụng đất? Thiếu chế tài xử lý đối với các địa phương có quy đất BBVS nhưng không thực hiện lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng.

Qua bảng 4.2 cho thấy cụ thể về kế hoạch và thực hiện đất bãi bồi ven sông trên địa bàn huyện Đoan Hùng, 4 loại đang sử dụng đất bãi bồi ven sông là đất sản xuất nông nghiệp, đất làm bến bãi, đất làm nhà ở và khác như đưa vào diện đất 5% của các xã, đất chưa được sử dụng vào mục đích gì vì còn non và không làm được gì. Năm 2016 theo kế hoạch đặt ra có 373 ha diện tích đất bãi bồi ven sông, trong đó đất nông nghiệp là 213 ha, đất sử dụng làm bến bãi là 120 ha, đất làm nhà ở 25 ha và các loại khác là 15 ha. Về thực hiện năm 2016 chung cao hơn so với kế hoạch đạt 100,97% trong đó đất nông nghiệp đạt 101,31%, đất bến bãi chỉ đạt 99,58%, đất nhà ở đạt 94% và đất khác đạt 118,67%. Năm 2018 có tổng diện tích đất bến bãi đạt 100,13% so với kế hoạch, đất bến bãi đạt 102,77%, đất nhà ở đạt 95,62% và đất khác đạt 92,50%.

Bảng 4.2. Kết quả thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất bãi bồi ven sông huyện Đoan Hùng giai đoạn 2016 - 2018 Đất nông nghiệp 2016 2017 2018 Kế hoạch (ha) Thực hiện (ha) Tỷ lệ (%) Kế hoạch (ha) Thực hiện (ha) Tỷ lệ (%) Kế hoạch (ha) Thực hiện (ha) Tỷ lệ (%)

Diện tích đất bãi bồi

ven sông 373 376,6 100,97 381 384,2 100,84 391 391,5 100,13

1. Đất nông nghiệp 213 215,8 101,31 216 219,4 101,57 220 226,1 102,77

2. Đất bến bãi 120 119,5 99,58 125 123,5 98,80 130 124,3 95,62

3. Đất nhà ở 25 23,5 94,00 25 25,1 100,40 25 26,3 105,20

4. Khác 15 17,8 118,67 15 16,2 108,00 16 14,8 92,50

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Đoan Hùng (2019)

Bảng 4.3. Đánh giá của cán bộ về tình hình quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất bãi bồi ven sông (n=9)

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu Tốt Bình thường Chưa tốt

Quy trình lập quy hoạch 55,56 33,33 11,11 Quy hoạch sát thực tế 44,44 33,33 22,22 Kế hoạch chi tiết 11,11 33,33 55,56

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2019) Qua khảo sát các cán bộ về công tác lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất bãi bồi ven sông cho thấy kết quả thể hiện ở bảng 4.3. Qua bảng cho thấy chỉ có hơn 55% ý kiến cho rằng quy trình lập quy hoạch tốt, vẫn còn 11% ý kiến cho rằng quy trình thực hiện quy hoạch chưa tốt. Đánh giá mức độ quy hoạch sát với thực tế thì chỉ có 44,44% ý kiến đánh giá tốt, 33,33% ý kiến đánh giá ở mức trung bình và có 22,22% ý kiến đánh giá cho rằng quy hoạch chưa sát với thực tế. Về kế hoạch chi tiết đưa ra về sử dụng đất bãi bồi ven sông thì đa số đánh giá chưa tốt. Hầu như kế hoạch chi tết đưa ra chưa thực hiện theo được hết, nhiều điểm khó thực hiện được theo vì còn phụ thuộc nhiều yếu tố.

Tình trạng không thống nhất trong lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện, mỗi huyện thực hiện một cách khác nhau, tên gọi khác nhau, từ đó khó cho công tác quản lý, theo dõi chung trong phạm vi cả tỉnh.

- Hầu hết các cấp huyện của tỉnh và tỉnh chưa thể hiện được nội dung sử dụng đất BBVS vào trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng, đặc biệt cấp xã. Nguyên nhân được xác định là do: Hầu hết các xã chưa thực hiện tốt công tác thống kê, cập nhật sự biến động đất BBVS trên địa bàn quản lý, do vậy cần phải tiến hành rà soát, đo đếm cụ thể trước khi lên kế hoạch để bổ sung vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chung của tỉnh; Tình hình sử dụng đất bãi bồi trong thực tế rất phức tạp, cần có thời gian để phân loại, đánh giá cụ thể; Thiếu kinh phí để thực hiện các hoạt động liên quan đến lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất BBVS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đất bãi bồi ven sông ở huyện đoan hùng tỉnh phú thọ (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)