Huyện Đoan Hùng cần tiến hành rà soát trong phạm vi toàn huyện đối với công tác giao đất và cho thuê đất bãi bồi ven sông. Xây dựng các kế hoạch thanh tra, kiểm tra đặc biệt tại một số địa bàn đang xảy ra tranh chấp. Xử lý các sai phạm theo quy định của pháp luật, thường xuyên mở các lớp tập huấn về chuyên môn cho cán bộ phụ trách, tuyên truyền kiến thức pháp luật cho người dân để hiểu rõ và nắm được luật tránh vi phạm.
Phải tạo được sự đoàn kết, thống nhất trong đảng, chính quyền và sự đồng thuận trong tầng lớp nhân dân tất cả vì mục tiêu phát triển kinh tê-xã hội, chủ động sáng tạo, tích cực triển khai các chủ trương của cấp ủy, nghị quyết của hội đồng nhân dân trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai. Trong quá trình chỉ đạo, điều hành các cấp chính quyền địa phương phải kiên quyết, cụ thể, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh.
Tất cả cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý đất đai cần nắm vững luật đất đai, các nghị định, thông tư, các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành pháp luật đất đai, vì phần lớn năng lực địa chính cấp xã, thị trấn còn hạn chế. Nếu nắm vững được luật, các văn bản dưới luật chắc chắn sẽ giảm bớt được những vấn đề làm sai luật như đang diễn ra. Cần thực hiện tốt kế hoạch sử dụng đất nói chung và đất bãi bồi ven sông nói riêng đã được phê duyệt, kịp thời chấn chỉnh UBND các xã xem nhẹ công tác quản lý đất đai, thiếu tinh thần trách nhiệm, dẫn đến vi phạm pháp luật đất đai. Xử lý nghiêm minh tình trạng cấp đất, giao đất, cho thuê đất không đúng thẩm quyền, thu tiền sử dụng đất sai quy định,….Các cấp, các ngành, đoàn thể cần đấu tranh cương quyết đối với việc lợi dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt đất .
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1.1. Vị trí địa lý
Đoan Hùng là một huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Phú Thọ, phía Đông Nam giáp huyện Phù Ninh, phía Nam giáp huyện Thanh Ba, phía Tây Nam và phía Tây giáp huyện Hạ Hòa, đều là các huyện của tỉnh Phú Thọ, phía Tây Bắc giáp huyện Yên Bình của tỉnh Yên Bái, phía Bắc và phía Đông giáp các huyện Yên Sơn và Sơn Dương của tỉnh Tuyên Quang.
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Đoan Hùng
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đoan Hùng (2018)
Khu vực phía Tây Bắc của huyện có đoạn cuối của sông Chảy chảy qua và hợp lưu với sông Lô chảy từ Tuyên Quang về tại thị trấn Đoan Hùng tạo nên một
ngã ba sông đẹp huyền diệu, lung linh soi bóng tượng đài Chiến thắng sông Lô rồi chảy tiếp về phía Nam của huyện.
Đoan Hùng có hai tuyến Quốc lộ chạy qua, Quốc lộ số 2 từ Hà Nội đi Tuyên Quang, Hà Giang và Quốc lộ 70 từ thị trấn Đoan Hùng đi Yên Bái, Lào Cai.
3.1.2. Điều kiện tự nhiên
Đoan Hùng là một huyện đồi núi trung du, nằm tại ngã ba ranh giới giữa tỉnh Phú Thọ với hai tỉnh Yên Bái và Tuyên Quang. Huyện Đoan Hùng có ranh giới phía Đông Nam giáp huyện Phù Ninh, phía Nam giáp huyện Thanh Ba, phía TâyNam và phía Tây giáp huyện Hạ Hòa, đều là các huyện của tỉnh Phú Thọ. Phía TâyBắc, Đoan Hùng giáp huyện Yên Bình của tỉnh Yên Bái. Phía Bắc và phía Đông, huyện Đoan Hùng giáp các huyện của tỉnh Tuyên Quang, kể từ Bắc sang Đông lần lượt là các huyện: Yên Sơn (phía Bắc) và Sơn Dương (phía Đông). Trên phần phía Đông Bắc huyện có đoạn cuối của sông Chảy (phần hạ du thủy điện Thác Bà), đổ nước vào sông Lô ngay tại đây. Men theo phần lớn ranh giới với huyện Sơn Dương - Tuyên Quang, là dòng sông Lô, một con sông lớn của hệ thống sông Hồng, nhưng ngã ba sông Chảy - sông Lô lại nằm sâu trong lòng huyện.
Tọa độ địa lý của huyện nằm từ 21o31' đến 21o43' vĩ độ Bắc, 105o06' đến 105o15' kinh độ Đông. Huyện có tổng diện tích tự nhiên 30.244,47 ha, cách thành phố Việt Trì 56km về phía Tây Bắc, có Quốc lộ 2, Quốc lộ 70 và các đường liên tỉnh chạy qua địa bàn huyện là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - văn hoá giữa các địa phương trong và ngoài huyện. Toàn huyện có 28 đơn vị hành chính, trong đó có thị trấn Đoan Hùng nằm ở trung tâm huyện và 27 xã.
Thị trấn Đoan Hùng có diện tích 513,91 ha là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của huyện.
Tuy là một huyện miền núi, song Đoan Hùng có một vị trí rất thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế với các tỉnh bạn và các huyện trong tỉnh.
3.1.3. Đặc điểm xã hội
a. Dân số, dân tộc và lao động * Dân số, dân tộc
Theo số liệu niên giám thống kê đến tháng 12 năm 2016, dân số vùng là107.754 người, trong đó dân số nông nghiệp: 101.247 người, dân số thành thị: 6.507 người.
Mật độ dân số trung bình 356 người/km2. Dân số phân bố không đều, tập trung ở các thị trấn, các xã vùng đồng bằng, trong khi đó các xã vùng cao có mật độ dân số tương đối thấp.
Đoan Hùng có hai dân tộc chung sống đan xen nhau là người Kinh và người Cao Lan. Tuy nhiên chủ yếu là người Kinh, người Cao Lan không chiếm dưới 2,5%, thường là chuyển từ nơi khác đến.
*Lao động
Tổng số lao động thuộc vùng có 53.800 lao động, chiếm 48,6% tổng dân số. Trong đó, chủ yếu là lao động nông - lâm nghiệp 40.300 người chiếm 75,2%, lao động phi nông nghiệp 13.500 người, chiếm 24,8%.
b. Giáo dục
Toàn huyện có 4 trường THPT với 112 lớp học, 56 trường THCS và tiểu học với 549 lớp học, có 29 nhà mẫu giáo với 144 lớp học. Tổng số giáo viên các cấp học là 1.238 người, trong đó THPT là 116 người, THCS là 144 người, tiểu học là 548 người, và 278 giáo viên dạy trẻ mầm non.
Đến nay huyện đã hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục tiểu học - xóa mù chữ. Cuộc vận động xã hội hóa giáo dục bước đầu đã có kết quả, phong trào toàn dân chăm lo phát triển giáo dục đào tạo, bảo vệ và chăm sóc trẻ em được chú ý.
c. Văn hóa, thông tin
Hiện nay, trên địa bàn huyện có đài phát thanh và truyền hình, 100% các xã đã được phủ sóng truyền hình. Hệ thống thông tin liên lạc được thông suốt. Phong trào văn nghệ quần chúng không ngừng phát triển với nhiều loại hình phong phú, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật.
3.1.4. Đặc điểm kinh tế
a. Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế
*Ngành nông nghiệp
- Trồng trọt
Theo số liệu thống kê năm 2015, vùng có 11,547,1 ha đất sản xuất nông nghiệp chiếm 38,2% tổng diện tích tự nhiên, trong đó
+ Đất trồng cây lâu năm: 6.199,5 ha
Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp trong vùng có nhiều tiến bộ, đã tích cực áp dụng các khoa học kỹ thuật vào sản xuất như giống, phân bón, thủy lợi, thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng cường đưa các giống có năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt vào sản xuất.
- Chăn nuôi
Theo số liệu thống kê năm 2017, Đoan Hùng có 1.049,204 con gia súc, tổng số đàn gia cầm có 974.700 con. Công tác ứng dụng khoa học vào chăn nuôi có nhiều cố gắng, đưa giống ngoại nhập sản xuất nhằm phát triển mạnh về cả số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho xã hội.
Nhìn chung các hộ chăn nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn và gia cầm các loại. Đây là hoạt động đóng vai trò quan trọng trong kinh tế hộ gia đình và cung cấp phân bón cho sản xuất nông nghiệp.
- Lâm nghiệp
Huyện Đoan Hùng có 13.174,3 ha diện tích đất lâm nghiệp chiếm 53,23% diện tích đất tự nhiên của huyện. Trong đó diện tích đất rừng sản xuất chiếm hơn 90% diện tích đất lâm nghiệp của huyện, rừng phòng hộ và đặc dụng chỉ chiếm 2% và 4,6%. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư của nhà nước các hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực trên tất cả mọi lĩnh vực: Trồng rừng, bảo vệ rừng, giao đất giao rừng, khai thác, chế biến lâm sản... Đã đem lại hiệu quả phát triển kinh tế trên địa bàn. Thông qua các dự án 327, 661... đã đưa diện tích rừng trồng nâng lên đáng kể, góp phần nâng độ che phủ của rừng trên địa bàn huyện lên đạt 42,9%. Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất lâm nghiệp của huyện vẫn còn bộc lộ một số tồn tại đó là: Quy mô sản xuất vẫn còn manh mún, lạc hậu chưa áp dụng công nghệ cao vào trong công tác chế biến và khai thác lâm sản gây lãng phí nguyên liệu và chất lượng sản phẩm không cao.
Đoan Hùng có nhiều thuận lợi trong việc phát triển ngành công nghiệp giấy, hơn nữa lại nằm trong vùng thuận lợi trong việc giao thương kinh tế giữa các vùng nhờ có các tuyến đường giao thông quan trọng đi qua: Quốc lộ 2, đường sông...
Ngành chế biến lâm sản những năm gàn đây có những bước phát triển mạnh mẽ nhưng chủ yếu về mặt số lượng còn chất lượng và công nghệ phần nào vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển hiện nay của xã hội. Trên địa bàn huyện Đoan Hùng có hơn 143 cơ sở chế biến, trong đó có xưởng mộc gia dụng là 25, đóng đồ gia
dụng là 02 xưởng, sản suất đũa là 03 xưởng và 113 xưởng xẻ. Nhìn chung các xưởng chế biến đều có công xuất nhỏ, máy móc công nghệ lạc hậu, sản phẩm làm ra còn kém cạnh tranh trên thị trường, hoạt động chế biến không ổn định.
* Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện còn phát triển chậm. Công nghiệp khai khoáng mới chỉ dừng lại ở mức khai thác nguyên liệu thô. Ngoài ra còn một số ngành nghề như sản xuất vật liệu xây dựng, đồ mộc, sửa chữa cơ khí nhỏ, chế biến nông sản đã được phát triển và mở rộng đến các xã. Sản xuất cơ khí bước đầu được hình thành trong lĩnh vực chế biến chè, gỗ... Góp phần phát triển lực lượng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu lao động trong các khu dân cư. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 34% giá trị nền kinh tế vùng.
* Ngành thương mại và du lịch
Từ khi có chính sách mở cửa, nền kinh tế hàng hóa trên địa bàn huyện khá phong phú và đa dạng. Tuy nhiên là nơi chuyển giao giữa đồng bằng và miền núi thì tiềm năng phát triển thương mại của vùng còn chưa tương xứng.
Trong tương lai các loại hình này cần được phát triển nhằm giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong lúc nông nhàn.
Hiện nay trên đại bàn huyện chưa có tiềm năng du lịch nào được khai thác đưa vào sử dụng. Trong thời gian tới nên kết hợp giữa du lịch cảnh quan trong vùng với du lịch sinh thái nhằm đóng góp cho phát triển nền kinh tế.
b. Thực trạng cơ sở hạ tầng
* Giao thông
Đoan Hùng có mạng lưới giao thông phát triển, toàn huyện có 2 đường tuyến đường quốc lộ 2 và quốc lộ 70 chạy qua các tuyến này cơ bản đã được dải nhựa. Trong đó có 12 xã có đường liên tỉnh đi qua và 16 xã có đường dải cấp phối. Hệ thống đường sông có 2 dòng sông Lô và sông Chảy.
Nhìn chung, mạng lưới giao thông phân bố không đồng đều các tuyến đường còn ở cấp thấp, cần chú trọng cải tạo nâng cấp để người dân đi lại được thuận tiện, tăng cường thu hút đầu tư và giao lưu kinh tế.
* Thủy lợi
Toàn huyện có 70 km kênh mương, 14 trạm bơm với công suất tưới 1.400 ha và tiêu 450 ha. Hệ thống mương máng dẫn nước cũng liên tục được đầu tư cải
tạo và xây dựng mới. Tổng diện tích đất được tưới có 3.200 ha, diện tích còn lại trông chờ vào nước mưa, do không ổn định nên thường xuyên bị khô hạn.
Nhìn chung, do địa hình của địa phương tương đối phức tạp, các cánh đồng nhỏ lẻ, phân tán, các thung lũng hẹp không bằng phẳng. Vì vậy vấn đề thủy lợi của huyện chủ yếu là đắp đập làm mương, phải giữ nước phục vụ việc tưới cho sản xuất nông nghiệp theo phương thức tự chảy.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: tiến hành điều tra 3 xã, mỗi xã lựa chọn 30 hộ để phỏng vấn. Các hộ được chọn là những hộ đang canh tác ở đất bãi bồi ven sông và có diện tích canh tác lớn.
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan liên quan như: các văn bản pháp luật, văn bản dưới luật; các báo cáo của trung ương; các văn bản, báo cáo của UBND tỉnh Phú Thọ, Sở tài nguyên và môi trường Phú Thọ, Phòng tài nguyên và môi trường, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn huyện về: Điều kiện tự nhiên, phát triển Kinh tế - Xã hội; tình hình quản lý và sử dụng đất BBVS nói chung và bãi bồi ven sông Hồng nói riêng trên địa bàn tỉnh; các tài liệu, công trình nghiên cứu đã công bố của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước...
3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
a. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Tài liệu thứ cấp là những tài liệu chính thống đã được công bố, các tài liệu này thu thập qua các nguồn như: kế thừa các công trình đã nghiên cứu trước đó của các cá nhân, tổ chức trong nước; thông tin từ các loại sách báo, tạp chí, giáo trình, bài giảng các môn học liên quan; các báo cáo tổng kết của xã, thị trấn qua các năm, các thông tin cập nhật qua các năm; các thông tin cập nhật trên internet... Các nguồn số liệu, thông tin thứ cấp thu thập bao gồm:
Bao gồm các loại tài liệu văn bản như: Luật Đất đai, các thông tư, nghị định, quyết định, nghị quyết, kế hoạch hoạt động có liên quan đến quản lý đất đai xã nói chung và quản lý đất bãi bồi ven sông nói riêng. Các bài báo trên các tạp chí, internet liên quan đến quản lý đất bãi bồi ven sông nhằm hiểu rõ hơn và đánh giá tình hình quản lý đất bãi bồi ven sông trên địa bàn huyện Đoan Hùng.
- Số liệu tình hình chung của huyện: Tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Đoan Hùng do UBND huyện Đoan Hùng, Chi cục Thống kê, phòng Tài nguyên Môi trường huyện Đoan Hùng.
Số liệu về các đất bãi bồi ven sông, tình hình quản lý và sử dụng đất bãi bồi ven sông, tình hình giao đất bãi bồi ven sông, tình hình thu hồi, cho thuê, tình hình chuyển đổi mục đích sử dụng, các vi phạm trong sử dụng đất bãi bồi ven sông,…. được lấy từ báo cáo của các xã, ủy ban nhân dân huyện phòng Tài nguyên Môi trường, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của huyện
Các vấn đề về lý luận, thực tiễn quản lý nhà nước về đất đai nói chung và quản lý nhà nước về đất bãi bồi ven sông nói riêng được thu thập từ các sách, báo, tạp chí chuyên ngành, luận văn có liên quan, internet,…
b. Phương pháp thu thập số liệu sơ sấp
Đối tượng khảo sát được lựa chọn để khảo sát bao gồm các hộ nông dân sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn 3 xã, lựa chọn để nghiên cứu. Vì nguồn lực và thời gian không cho phép tác giả có thể điều tra với số mẫu theo công thức tính, chính vì vậy lựa chọn khảo sát là 90 hộ nông dân ở 3 xã nghiên cứu là một số lượng