Công tác đo đạc, thống kê, kiểm kê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đất bãi bồi ven sông ở huyện đoan hùng tỉnh phú thọ (Trang 56 - 60)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Đánh giá thực trạng về việc quản lý đất bãi bồi ven sông trên địa bàn huyện

4.1.2. Công tác đo đạc, thống kê, kiểm kê

Đoan Hùng

Trước thời điểm Luật Đất đai năm 2013, hoạt động đo đạc, thống kê, kiểm kê đất đai chung của Phú Thọ và của huyện Đoan Hùng được thực hiện theo: Luật Thống kê năm 2003; Luật Đất đai năm 2003; Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13/02/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê; Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và

ngày 17/12/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và Quyết định số 23/2007/QĐ-BTNMT ngày 17/12/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

Thời điểm từ khi áp dụng Luật Đất đai năm 2013 đến nay, hoạt động đo đạc, thống kê, kiểm kê đất đai nói chung của tỉnh Phú Thọ được thực hiện theo: Luật Thống kê năm 2003; Luật Đất đai năm 2013; Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13/02/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê và Thông tư số 28/2014-TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

Công tác đo đạc, thống kê, kiểm kê

Đối với công tác đo đạc, thống kê và kiểm kê đất BBVS đã được tỉnh Phú Thọ chỉ đạo giao cho cấp huyện và cấp xã tiến hành hàng năm, lập sổ theo dõi. Để tìm hiểu, phân tích kỹ hơn, đề tài đã kết hợp nghiên cứu thực tiễn cũng như thảo luận nhóm với cán bộ huyện, cán bộ xã về công tác đo đạc, thống kê, kiểm kê đất BBVS hiện nay, kết quả cho thấy:

Bảng 4.1. Tình hình biến động về diện tích đất bãi bồi ven sông của huyện Đoan Hùng Năm 2016 (ha) Năm 2017 (ha) Năm 2018 (ha) Tốc độ phát triển (%) 17/16 18/17 BQ Chí Đám 98,5 100,3 102,8 101,83 102,49 102,16 Đại Nghĩa 75,4 76,2 76,7 101,06 100,66 100,86 Hữu Đô 58,4 60,8 63,2 104,11 103,95 104,03 Nghi Xuyên 44,2 44,8 45,3 101,36 101,12 101,24 Vân Du 37,5 38,2 38,6 101,87 101,05 101,46 Hùng Long 33,1 33,5 34,1 101,21 101,79 101,50 Vụ Quang 29,5 30,4 30,8 103,05 101,32 102,18 Tổng 376,6 384,2 391,5 102,02 101,90 101,96 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Đoan Hùng (2018)

Cũng nằm trong tình trạng chung của huyện, tại vùng nghiên cứu, các số liệu phản ánh kết quả đo đạc đất BBVS cũng đã được thực hiện từ nhiều năm trước, chủ yếu do cấp xã thực hiện đo thủ công. Trên cơ sở đó tiến hành thống kê số liệu và báo cáo cấp huyện. Từ số liệu thu thập được tại huyện Đoan Hùng cho

thấy tổng diện tích đất BBVS năm 2018 là 391,5 ha, chiếm 44,68% tổng diện tích đất BBVS của tỉnh Phú Thọ. Trong đó diện tích đất BBVS của 3 xã nghiên cứu là 242,7 ha.

Đất BBVS tại vùng nghiên cứu chủ yếu sử dụng vào mục đích đất nông nghiệp, chiếm đến 75,68%, diện tích chủ yếu dành cho cây hàng năm. Đất phi nông nghiệp chiếm10,3 % đất chưa sử dụng vẫn còn khoảng 14,68 ha, phần lớn diện tích này là những bãi đất non, đang định hình và bán ngập, chưa có tính ổn định, do vậy người dân chưa thể tiến hành khai thác sử dụng vào các mục đích sản xuất.

Nếu xét theo địa bàn 3 xã, xếp theo thứ tự cho ta kết quả như sau: xã Chí Đám có diện tích đất BBVS lớn nhất với 102,8 ha, tiếp đến là xã Đại Nghĩa 76,7 ha, xã Hữu Đô 63,2 ha.

Đối với công tác đo đạc đất BBVS trên địa bàn các xã, hầu như không được tiến hành hàng năm, chủ yếu dựa vào các số liệu của năm trước. Việc đo đạc chỉ diễn ra đơn lẻ trong trường hợp khi tiến hành giao đất cụ thể cho tổ chức, cá nhân khi được cho thuê theo hợp đồng mới trong năm.

Công tác thống kê, kiểm kê cũng được duy trì thường xuyên hàng năm, tuy nhiên chủ yếu dựa trên sổ sách, số liệu văn bản của các năm trước. Do đó diện tích BBVS thực tế của huyện thường không chính xác so với diện tích thực tế. Cách thống kê, kiểm kê hiện nay thường được các xã áp dụng đó là khi có yêu cầu hoặc đến thời điểm báo cáo, cán bộ địa chính thường trừ đi diện tích dễ sạt lở, những bãi bồi non dễ bị mất vào mùa lũ, đây là những diện tích người dân không thể canh tác được và ước tính phần diện tích BBVS tăng thêm để tổng hợp số liệu và báo cáo lên trên.

Do những hạn chế của công tác đo đạc, thống kê, kiểm kê, nên thực tế diện tích đất BBVS của huyện chưa được đo đạc một cách chi tiết và chính xác, số liệu mà huyện có trong báo cáo chủ yếu được thực hiện theo cán bộ địa chính xã báo cáo về huyện. Một giả thuyết được nhiều cán bộ quản lý cấp xã, huyện cho rằng diện tích đất BBVS trong thực tế lớn hơn so với số liệu báo cáo. Như vậy có thể thấy công tác đo đạc, thống kê, kiểm kê đất BBVS đã và đang bộc lộ những hạn chế bất cập:

Trách nhiệm đo đạc, thống kê theo dõi, cập nhật chưa rõ ràng, theo quy định tại Thông tư số 09/2013/TT-BTNMT trách nhiệm thuộc về UBND cấp

huyện, nhưng thực tế phần lớn dựa vào số liệu báo cáo của cấp xã, trong khi cấp này không đủ điều kiện, phương tiện, nhân lực để thực hiện; công tác đo đạc chậm, không được thực hiện định kỳ... Do vậy xuất hiện tình trạng số liệu báo cáo phản ánh không đúng tình hình thực tế; không khớp giữa các thời điểm.

Do chưa có quy định cụ thể thống nhất phương pháp đo đạc và cách xác định ranh giới đất BBVS nên việc tiến hành đo đạc, kiểm kê chưa thống nhất, tổng hợp số liệu khác nhau và chưa chính xác.

Đất BBVS ảnh hưởng bởi lưu lượng dòng chảy và thủy văn nên việc đo đạc, xác định ranh giới đất gặp nhiều khó khăn; việc điều chỉnh biến động đất này phải thường xuyên cập nhật, nhưng yêu cầu này chưa được thực hiện.

Đối với các bãi nổi, mới bồi tụ có nơi nằm ngoài ranh giới hành chính các địa phương, từ đó phát sinh tranh chấp trong xác định đất BBVS giữa các xã, huyện; không rõ về trách nhiệm quản lý.

Là hệ quả của 4 vấn đề trên, dẫn đến việc sử dụng tùy tiện, không theo quy hoạch, kế hoạch, làm giảm vai trò, hiệu lực quản lý của nhà nước và hiệu quả sử dụng đối với loại đất đai này.

Biểu đồ 4.1. Đánh giá của cán bộ và người dân về công tác đo đạc, kiểm kê đất bãi bồi ven sông

Qua khỏa sát cán bộ và người dân sử dụng đất bãi bồi ven sông về công tác đo đạc, kiểm kê đất bãi bồi ven sông cho thấy, đối với cán bộ có đến 55,56% ý kiến đánh giá là việc này thực hiện chưa tốt, đối với người dân có 44,44% ý kiến đánh giá chưa tốt. Chứng tỏ, công tác đo đạc và kiểm kê đất bồi bãi ven sông đang gặp nhiều khó khăn để thực hiện.

Như đã phân tích ở trên, do những hạn chế trong công tác đo đạc, thống kê, kiểm kê, vì vậy, số liệu về diện tích đất BBVS trong hệ thống sổ sách theo dõi của Phòng TN&MT chủ yếu là số liệu được đo đạc từ trước thời điểm Thông tư số 09/2013/TT-BTNMT ra đời. Đây chủ yếu là kết quả đo đạc của các xã có đất BBVS tự tiến hành và báo cáo lên cấp huyện. Các số liệu này có thể có sự sai khác nhất định so với số liệu thực tế về đất BBVS trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đất bãi bồi ven sông ở huyện đoan hùng tỉnh phú thọ (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)