Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Đánh giá thực trạng về việc quản lý đất bãi bồi ven sông trên địa bàn huyện
4.1.6. Xử lý vi phạm và tranh chấp trong sử dụng đất bãi bồi
huyện Đoan Hùng
Phạt từ 2,0-2,5 triệu đồng với các vi phạm Điều 8 Nghị định số 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
Phạt 1,0- 2,0 triệu đồng với các vi phạm tự ý chuyển đất vườn sang đất sản xuất kinh doanh PNN;
UBND huyện: Hoàn thiện các thủ tục, xử lý vi phạm hành chính của các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh bến bãi. Trường hợp vượt quá thẩm quyền trình UBND tỉnh xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật
Tạm dừng hoạt động SXKD của các đơn vị trong phạm vi, diện tích sử dụng đất do lấn chiếm đất đai, tự ý chuyển đổi mục đích SDĐ, vi phạm hành lang thoát lũ, hành lang bảo vệ an toàn đê điều; tháo dỡ các công trình xây dựng vi phạm, khôi phục lại hiện trạng SDĐ đối với các diện tích, công trình vi phạm hành lang thoát lũ, hành lang bảo vệ an toàn đê điều…
Giao UBND huyện: Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn xem xét, đề xuất biện pháp xử lý đối với các hợp đồng thuê đất trái thẩm quyền, kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan. Chỉ đạo UBND các xã, có bến thủy nội địa hoạt động có hành vi vi phạm pháp luật: Lấn chiếm đất đai, đổ chất tải vật liệu trong hành lang bảo vệ đê phải giải tỏa, trả mặt bằng cho nhà nước.
Bảng 4.12. Tình hình xử phạt vi phạm sử dụng đất bãi bồi ven sông trên địa bàn huyện Đoan Hùng bàn huyện Đoan Hùng Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ phát triển (%) 17/16 18/17 BQ 1. Xử phạt cảnh cáo Hộ 6 5 7 83,33 140,00 108,01 2. Xử phạt hành chính Hộ 2 2 3 100,00 150,00 122,47 Số tiền xử phạt Triệu đồng 2,5 3,1 3,5 124,00 112,90 118,32 Nguồn: Phòng thanh tra huyện Đoan Hùng (2019)
Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc giao đất, cho thuê đất và việc SDĐ đối với tổ chức, cá nhân sử dụng làm bến thuỷ nội địa; việc chấp hành các qui định về bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân hoạt động quản lý bến thủy nội địa;
Hướng dẫn các bến thủy nội địa (phù hợp với quy hoạch bến thủy nội địa do Sở Giao thông vận tải lập trình UBND tỉnh duyệt) mà chưa thực hiện thuê đất, tiến hành lập hồ sơ để thuê đất theo quy định.
Đất bãi bồi thuộc đất nông nghiệp nhưng có đặc trưng riêng là quyền được phép khai hoang, thuê đất, SDĐ theo hợp đồng không bị phụ thuộc nhiều vào “hạn điền”. Một đặc điểm nữa là do tính chất đặc thù vốn có và những phát sinh mới theo thời gian, địa hạt nên dù đã được đưa vào Luật Đất đai nhưng quyền quản lý, quyền sử dụng, quyền sở hữu đất bãi bồi vẫn chưa rõ ràng.
Bảng 4.13. Đánh giá của các cán bộ về hình thức và mức độ xử lý vi phạm sử dụng đất bãi bồi ven sông dụng đất bãi bồi ven sông
Đơn vị tính: %
Nội dung Cao Trung bình Thấp
1. Hình thức xử lý vi phạm Cán bộ (n=9) 0,00 44,44 55,56 Người dân (n=90) 16,67 24,44 58,89 2. Mức độ xử lý Cán bộ (n=9) 0,00 33,33 66,67 Người dân (n=90) 27,78 48,89 23,33 Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2019)
Hơn nữa, mỗi địa phương đều có quan niệm còn khác nhau nên có cách vận dụng để ra những quy định về quản lý, SDĐ bãi bồi khác nhau. Điều này đã gây nhiều tranh cãi và trong thực tế cũng phát sinh nhiều hệ lụy, tranh cãi, khiếu kiện phức tạp. Ngoài lý do Luật chưa rõ ràng còn nguyên nhân người dân và chính quyền sở tại bỏ qua Luật hoặc cố tình làm sai luật và dẫn sai luật vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm. Đối tượng tranh chấp đất bãi bồi có nhiều dạng thức như: Dân tranh chấp với chính quyền, dân tranh chấp với dân, dân địa phương này tranh chấp với địa phương khác. Nhiều khi, các câu chữ trong luật, nghị định, chỉ thị hướng dẫn… dù thiếu cơ sở pháp lý, thực tế và cả đạo lý nhưng chính quyền một số địa phương vẫn dựa vào đó để chuyển từ chức năng QLNN sang chức năng được toàn quyền sử dụng, chi phối, làm thiệt hại cho người dân. Thực tế có không ít bãi bồi ven cửa biển, ven sông, ven hồ, đầm do người dân khai thác đã tự khai hoang, bỏ nhiều công sức, tiền bạc để quai đê bao, hình thành khu dân cư ổn định nhưng nay chính quyền địa phương lại xin vào đất bãi bồi mà không cấp GCN QSDĐ cho họ, gây bức xúc trong dân. Lại có hiện tượng đất bồi trở thành
nơi “phát canh, thu tô” của chính quyền cấp huyện, xã. Tiền “thu tô” đó trở thành quỹ đen ở địa phương, không phải nộp ngân sách Nhà nước. Từ đó mới sinh ra cán bộ đương chức ở địa phương coi đất bãi bồi là của chính quyền. Người dân, vì thế, khi đấy người dân canh tác trên đất bãi bồi đã không yên tâm đầu tư bài bản.