Định hướng nâng cao công tác quản lý và sử dụng đất bãi bồi ven sông huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đất bãi bồi ven sông ở huyện đoan hùng tỉnh phú thọ (Trang 87 - 89)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Giải pháp tăng cường việc quản lý bãi đất bồi ven sông

4.3.1. Định hướng nâng cao công tác quản lý và sử dụng đất bãi bồi ven sông huyện

SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐOAN HÙNG

4.3.1. Định hướng nâng cao công tác quản lý và sử dụng đất bãi bồi ven sông huyện Đoan Hùng huyện Đoan Hùng

Căn cứ kết quả nghiên cứu thực trạng công tác quản lý và sử dụng đất bãi bồi ven sông trên địa bàn huyện Đoan Hùng của luận án này, kết hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của huyện giai đoạn 2016-2021, đề tài đề xuất một số định hướng chủ yếu nhằm tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng đất bãi bồi ven sông huyện Đoan Hùng đến năm 2021:

Định hướng nâng cao công tác quản lý

- Đẩy nhanh việc rà soát, bổ sung hoàn thiện các văn bản liên quan đến quản lý, sử dụng đất BBVS theo đúng quy định của pháp luật và thẩm quyền quản lý của từng cấp (xã) trên cơ sở đó thống nhất trong tổ chức thực hiện trên toàn huyện.

- Tập trung thực hiện xong công tác đo đạc, thống kê, kiểm kê toàn bộ hiện trạng đất đai, hiện trạng sử dụng đất BBVS trên địa bàn toàn huyện. Tiến hành xử lý dữ liệu thống kê để phục vụ công tác quản lý đất đai của huyện.

- Thực hiện việc bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng của tỉnh đối với đất BBVS và được cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện cho giai đoạn từ năm 2021 trở đi. Từ đó là cơ sở để thực hiện quản lý, sử dụng đất BBVS theo đúng quy định.

- Đối với giao đất, cho thuê đất, cần nhanh chóng rà soát, đánh giá lại các quy định và thực trạng giao đất và cho thuê đất BBVS. Phân định rõ thẩm quyền trong giao đất và cho thuê đất... nhằm đạt được mục tiêu đến năm 2020 tổ chức thực hiện để việc giao đất, cho thuê đất theo đúng quy định của pháp luật và thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đối với Nhà nước.

- Công tác thanh tra, kiểm tra: nâng cao nhận thức của các cơ quan liên quan trong quản lý đất đai về việc thanh tra đối với đất BBVS, tiến hành kiểm tra đột xuất đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng đất BBVS ít nhất 1 năm/lần nhất là

đối với các địa bàn “nóng” về đất đai. Thực hiện thanh tra định kỳ việc quản lý sử dụng đất BBVS 2 năm một lần.

Định hướng sử dụng đất

a. Định hướng chung

Định hướng chung trong sử dụng đất BBVS là sẽ duy trì và tăng cơ cấu đất nông nghiệp; rà soát, hạn chế mở rộng và điều chỉnh giảm diện tích sử dụng vào sản xuất nguyên vật liệu, bến bãi khai thác cát sỏi, chỉ duy trì ở quy mô hợp lý trong đất phi nông nghiệp. Tăng cường khai hoang và đưa vào sử dụng phần diện tích đất chưa sử dụng để tăng quy mô đất nông nghiệp.

b. Định hướng đối với từng loại đất

- Đối với đất nông nghiệp: Các loại sử dụng đất chuyên rau - màu, chuyên màu, trồng cỏ nên được tiếp tục duy trì và mở rộng diện tích. Đối với đất trồng mía hiện tại có hiệu quả kinh tế thấp, nên chuyển phần diện đất bãi không được bồi hàng năm sang trồng cỏ phục vụ phát triển chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò hoặc bán làm thức ăn chăn cho các trang trại nuôi bò sữa của các tỉnh lân cận) đây một trong các hướng phát triển của ngành chăn nuôi đến năm 2030 của tỉnh Phú Thọ; diện tích đất được bồi hàng năm sang trồng rau màu do có thể chủ động hơn về thời vụ để kịp thu hoạch trước mùa lũ. Duy trì diện tích cây lâu năm ở mức quy mô như năm 2015.

Từ kết quả đánh giá hiệu quả của các mô hình và dựa trên điều kiện tự nhiên và định hướng phát triển kinh tế của các huyện, đề xuất nhân rộng và phát triển các mô hình như sau:

+ Phát triển mô hình trồng rau sạch cho xã Vân Du, Đại Nghĩa. Huyện đã có 23.11ha rau sạch, người dân có kinh nghiệm trồng và kinh doanh rau, thị trường tiêu thụ rộng (huyện Phú Thọ, thành phố Việt Trì, Thành phố Tuyên Quang, Yên Bái ,…)

+ Phát triển mô hình trồng ớt cho vùng đất bãi xã Đại Nghĩa, xã Vũ thứ, mô hình trồng bưởi để cung cấp cho dân trong vùng và công nhân của các khu công nghiệp trên địa bàn.

- Đất phi nông nghiệp: các xã có đất BBVS cần phải nghiên cứu, rà soát giảm đất phi nông nghiệp so với năm 2015, duy trì ở mức quy mô hợp lý, trong đó:

loại đất này, trong trường hợp các hộ dân ở những vị trí có nguy cơ sạt, lở do tác động thay đổi của dòng chảy sông;

+ Trong đất chuyên dùng, nên duy trì ở mức quy mô hiện tại đối với đất sử dụng mục đích công cộng (cầu phà, bến bãi), tiến hành rà soát, giảm diện tích đất sử dụng vào mục đích sản xuất và khai thác VLXD, chỉ để ở quy mô phù hợp, nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng của người dân. Cần có quy hoạch chi tiết, chuyển đổi các lò nung gạch thủ công sang lò nung kiểu mới không gây hại đến môi trường (sản xuất gạch công nghệ lò đứng liên tục, công nghệ lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch). Chuyển các diện tích thùng, đấu cũ (đất hết khả năng sản xuất gạch, ngói) sang nuôi trồng thủy sản hoặc tổ chức san lấp mặt bằng để sản xuất nông nghiệp, tránh phá vỡ kết cấu đất cũng như hạn chế nguy hiểm cho người dân.

- Đất chưa sử dụng: Phần lớn diện tích này là những bãi đất non, đang định hình và bán ngập, chưa có tính ổn định, do vậy người dân chưa thể tiến hành khai thác sử dụng vào các mục đích sản xuất. Định hướng sử dụng chủ yếu là khai thác trồng một số cây hàng năm ngắn ngày, ưa nước để cải tạo từng bước và đưa vào sử dụng lâu dài trong những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đất bãi bồi ven sông ở huyện đoan hùng tỉnh phú thọ (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)