CHẤT KẼM, MANGAN SULPAT VÀ ĐồNG OXYD

Một phần của tài liệu Ebook Bí quyết kéo dài trên 100 năm: Phần 2 (Trang 83 - 89)

Kẽm là một yếu tô' vi lượng quan trọng, nó chịu trách nhiệm trong hoạt động của gen chứa thông tin ở các tế bào của chúng ta. Thiếu kẽm xảy ra nhiều hơn so với thiếu sắt, cho nên đến bây giờ kẽm là một yếu tô vi lượng quan trọng mà vị trí của nó trưốc đây bị đánh mâ't và thấp hơn sự thật.

Kẽm là chất vi lượng dồi dào trong cơ thể, là một kim loại có chức năng quan trọng. Trưốc đây, vai trò của kẽm không được đánh giá đúng, thậm chí có lúc dường như đã lãng quên. Trước đây vài chục năm, nhiều công trình nghên cứu của các nhà khoa học đã khẳng định vai trò của kẽm vối tư cách là một vi chất cần thiết cho cơ thể. Kẽm đưỢc tìm thấy hầu hết trong mọi tê bào của cơ thể. Nó là một thành phần cấu tạo trên 200 enzym. Kẽm rất cần thiết trong việc tạo tinh trùng ở nam giối và trứng ở phụ nữ. Kẽm giúp cơ thể loại trừ vài kim loại độc khỏi cơ thể như chì. Các công trình nghiên cứu của tiến sĩ Xi Huibi người Trung Quôc đã cho thấy các mức đọ kẽm ở các bệnh nhân ung thư thâ'p hơn ở các bệnh nhân khoẻ mạnh. 0 những người cao tuổi lượng kẽm luôn thấp. Vậy việc bổ sung kẽm luôn cần thiết để giúp ngàn chặn nguy cơ ung thư, làm chậm tốíc độ phát triển phì đại tiền liệt tuyến lành tính, là yếu tô' góp phần làm cho cơ thể người cao tuổi chông bệnh tật... Kẽm được tìm thấy trong alpha macroglobulin là một protein quan trọng trong hệ thông miễn dịch của cơ thể. Mức độ kẽm thấp trong cơ thể có thể đưa đến sự giảm thấp tế bào T, bạch

cầu hạt^và chức năng tiêu diệt tự nhiên của các tê bào. Những ảnh hưởng của kẽm lên hệ thốhg miễn dịch bao gồm việc kích thích các bạch cầu trung tính có nhân đa dạng sản xuất ra các loại oxygen hoạt động hơn, diệt khuẩn và có một s ố tác phẩm chốhg lại khối u. Kẽm là thành phần quan trọng đem lại một interferol nội sinh trong cơ thể. Kẽm kết hỢp với phosphat của màng tê bào phospholipid và các nhóm sulphydryl của protein để có thể tạo thành những phức hỢp và làm giảm lipid peroxidation của màng tế bào. Vì kẽm cần thiết cho sự phân chia tế bào, sự bổ sung kẽm giúp làm rút ngắn thời gian lành vết thương do bỏng hay sau phẫu thuật. Kẽm có thể giúp ngăn ngừa những chứng xơ gan ...

Thiếu kẽm làm giảm hoạt tính của các châ't xúc tác cho gan và thận, tức là nó can thiệp vào quá trình tổng hỢp các tổ chức này.

Chức năng của kẽm

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tô" hoá học Mendeleep, kẽm thuộc nhóm II, là kim loại có màu trắng ánh xanh. Giông như các vi chất dinh dưỡng khác, ngày nay kẽm được xem là một trong những nguyên tô" cần thiết nhất cho con người. Nó có mặt ở hầu hết các cơ quan trong cơ thể, đảm đường nhiều chức năng sinh học quan trọng. Trong cơ thể người trưởng thành có khoảng 2,5g kẽm, trong hầu hết các bộ phận, nhất là cơ bắp, xương, tim, tuyến tuỵ, tuyến tiền liệt ... để giúp các cơ quan này hoàn tất nhiều chức nàng sinh học.

Vai trò của kẽm nổi bật tro n g c á c lĩnh vực

Kẽm tham gia hơn 200 phản ứng sinh hoá được xác định có lệ thuộc vào kẽm. Do đó kẽm can thiệp vào nhiều chuyển hoá, chuyển hoá glucid, protein và acid nucleic. Một trong những vai trò rõ nhất là chứa chương trình gen trong acid nucleic. Kẽm rất cần thiết cho quá trình tổng hỢp của gen, cho sự sao chép ADN có sẵn để tê" bào nhân lên. Thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng

lên tất cả những gì có liên quan đến hoạt động nhân đôi của tế bào, sinh sản, tăng trưởng, miễn dịch.

Kẽm còn can thiệp và khả năng thể hiện của gen và quá trình tổng hỢp của protein, cũng như trong chuyển hoá của acid béo không no tạo ra màng tê bào.

Kẽm cần thiết cho cấu tạo thành phần hoạt động của hormon sinh dục nam, testosteron, và đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tổng hỢp, cấu trúc, bài tiết nhiều hormon khác: insulin, hormon tăng trưởng, NỌF (yếu tô tăng trưởng của dây thần kinh), thymulin, gestin ...

Những công trình gần đây còn cho thấy vai trò quan trọng của kẽm trong câ'u trúc hoạt động trong việc ngăn ngừa ung thư, protein P35, và ngăn chặn sự sinh sản các tế bào bất thường, các tế bào mà ADN của chúng bị hư hỏng bởi những gốic tự do và châ't ô nhiễm.

Đặc biệt, còn có đặc tính can thiệp vào cấu trúc và hoạt hoá coenzym của nhiều phân tử, kẽm cũng như magnesi, calci, natri và kali còn tham gia vào hoạt động tăng sức khoẻ cho cơ thế. Nó chông lại các tác dụng của một sô" châ"t độc, kim loại nặng như cađimi và các chất ô nhiễm khác.

Nhu cầu

Lượng cung câ'p khuyến cáo

Loại mg/ngày Người lớn nam 15 Người lởn nữ 12 Phụ nữ có thai 15 Phụ nữ cho con bú 19 Người già 12-17

Nguồn cung cấp

Kẽm có trong thịt, cá, thức ăn biển nguồn giàu nhất ở con hàu. Ngũ cốíc, rau khô và hạt có dầu cũng chứa kẽm.

Kẽm nguồn tự nhiên Thực phẩm mg/100g Hàu 70 Gan 7,8 5,3 Thịt đỏ 4,3 Trứng 1,5

Có thể cung cấp đủ kẽm giúp ăn ngon, làm tăng khả năng thưởng thức mùi vị các món ăn, giúp cơ thể đồng hoá hấp thụ và sử dụng tốt các chất protein, lipid, glucid. Nhiều tài liệu cho thấy kẽm có tác dụng điều hoà chuyển hoá lipid, ngăn ngừa mõ hoá gan. Thiếu kẽm sẽ ảnh hưỗng xấu tới tô"c độ hấp thụ các acid amin.

- Kẽm là chất xúc tác của ARN (acid Ribonucleic) - polymerase có vai trò trong quá trình nhân bản ADN.

- Tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể sinh vật, các hoá chất từ môi trường. Thiếu kẽm sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Với người cao tuổi thì điều kiện nhạy bén hơn.

- Tham gia vào các hormon: Các hỢp chất kẽm làm tăng hoạt tính các hormon hưống tuyến sinh dục của tuyến yên. Tham gia quá trình tạo hormon nam testosterol, nếu thiếu kẽm sẽ gáy ra rốì loạn quá trình sản xuất và hoạt động của tinh trùng, làm giảm khả năng sinh sản của nam giối. Kẽm còn tham gia vào quá trình tổng hỢp, bài xuất và hoạt động

của nhiều hormon khác như estrogen, insulin, hormon tăng trưởng ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể.

- Kẽm còn là chất chông oxy hoá, chống lại các gốíc tự do (yếu tô" làm cho tế bào bị lão hoá) và phòng ngừa các bệnh tim mạch và làm chậm lại tuổi già.

Cơ th ể thiếu kẽm lúc nào?

Kẽm trong thức ăn được hấp thụ qua ruột vào khoảng 20 - 30%. Nguyên nhân thiếu kẽm trước tiên là do^ mất cân bằng trong chế độ ăn: ăn quá ít thịt, cá, trứng ..., ăn quá nhiều châ't xơ bã thực vật làm chậm hấp thụ kẽm ở ruột. Người ta còn thấy kẽm có ảnh hưởng tới lượng vitamin trong thực phẩm - ở những người bệnh viêm nhiều dây thần kinh do kém ăn, lượng kẽm và vitamin Bj cũng giảm. Các nghiên cứu thực nghiệm trên động vật còn cho thấy sự thiếu hụt kẽm sẽ gây giảm hấp thụ thức ăn và ngăn cản quá trình sử dụng vitamin A trong thức ăn, hoặc giảm dự trữ vitamin A.

Một sô" trường hỢp do uống aspirin, thuốc có chất sắt dài ngày với liều lượng cao dễ gây trở ngại cho việc hâ'p thụ châ't kẽm cũng làm cho cơ thể bị thiếu kẽm rồi tạo ra các điều kiện trong các cơ quan cơ thể già hoá nhanh.

Những người bị bệnh đái tháo đường và các bệnh viêm mạn tính làm tăng nhu cầu kẽm, các bệnh đường ruột làm rốì loạn hấp thụ cũng dễ gây cho cơ thể thiếu kẽm.

Thê" nào để biết cơ th ể thiếu kẽm?

Thiếu kẽm thường làm tiêu chảy, suy dinh dưỡng, viêm da, rụng tóc, chậm phát triển xương và sinh dục, giảm khả năng đáp ứng miễn dịch, ở người cao tuổi khi cơ thể thiếu kẽm thường khó nhận biết vì không có dấu đặc trưng. Tuy nhiên có thể biểu hiện ở một sô" triệu chứng sau:

- Thường bị mệt mỏi, án uổhg kém ngon

- Giảm khả năng miễn dịch, các vết thương chậm lành. Hoặc nếu thấy hay bị nhiễm khuẩn tái đi tái thì nên nghĩ đến thiếu kẽm.

Móng tay xuất hiện những chấm trắng, hay gãy móng tay, móng chân, rụng nhiều tóc, da khô, trương lực cơ giảm.

Nhu cầu để cơ thể hấp thụ kẽm tốt

Kẽm là một nguyên tố phổ biến rộng rãi trong tự nhiên. Lượng kẽm trong thực phẩm thực vật dao động từ 1 - lOmg/lOOg trọng lượng tươi, song cơ thể không dễ hấp thụ. Ngũ cốc và đậu đỗ có nhiều kẽm nhưng tập trung phần lón ở lốp vỏ ngoài. Hàm lượng kẽm trong thực phẩm động vật dao động từ 10 - 70mg/100g, có nhiều trong gan, thịt, trứng, cá, hải sản ... đặc biệt nhiều nhất là các loại sò (có tới 70mg/100g sò). Cơ thể dễ hấp thụ kẽm trong thực phẩm động vật hơn.

Chế độ ăn uốhg hỗn hỢp thưòng đáp ứng đủ lượng kẽm cần thiết cho cơ thể. Nói chung, vối người cao tuổi cần khoảng 15mg kẽm mỗi ngày. Nhu cầu này tăng lên, người bệnh đái tháo đường, người bị bỏng và bệnh nhân sau mổ ... Người cao tuổi rất cần có đủ kẽm thường xuyên.

Để nhận biết có thiếu kẽm hay không, cách tôT nhất là thử máu. Nếu bị thiếu nhẹ, chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống, nên chọn ăn các thực phẩm giàu chất kẽm. Nếu thiếu kẽm nghiêm trọng, cần phải bổ sung các loại thuốic có chứa kẽm, nhưng lưu ý không được vượt quá 15mg/ngày, nhằm tránh những rốì loạn khác do cơ thể quá thừa chất kẽm.

M a n g a n su lfa t là chất khoáng vi lượng rấ t quan trọng cho chức năng: Tổng hỢp các hormon sinh dục, phát triển và duy trì hệ xương rắn chắc, tổng hỢp mucopoly saccharid, các chất này bao bọc chung quanh bảo vệ tế bào và làm trơn các khốp

xương. Phát triển thần kinh và thực hiện các chức năng, kích thích sự hình thành glycogen ở gan. Tăng cường hệ miễn dịch cơ thể tạo cơ hội cho tăng cường sức khoẻ, đẩy lùi tuổi già chậm lại.

Đ ồ n g o x ỵ d có chức năng chổhg oxy hoá. Đồng có mặt khắp nơi trong tế bào, là một thành phần trong enzym superoxyd dismustate. Enzym bảo vệ các tế bào khỏi bị hư hại do các gốíc tự do và peroxyd. Đồng cần thiết trong quá trình tạo máu, trong việc sản xuất năng lượng tạo lập sắc tô' và oxy hoá acid béo. Đồng cũng giúp ích trong việc chông viêm khóp. Sự thiếu hụt đồng làm gia tăng nguy cơ về tim mạch và tuần hoàn, làm rốì loạn hệ thần kinh và rụng tóc, cơ thể bị chứng thiếu máu gây yếu già đến nhanh.

Một phần của tài liệu Ebook Bí quyết kéo dài trên 100 năm: Phần 2 (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)