Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model-TAM)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA SẢN PHẨM NỘI THẤT NHÀ Ở CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI CÔNG TY TNHH MTV NỘI THẤT WOOD PARK TẠI THÀNH PHỐ HUẾ (Trang 39 - 42)

6. Kết cấu của đề tài

1.1.6.3. Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model-TAM)

Dựa vào mô hình hành động hợp lý (TRA), Davis (1986) đã phát triển ra Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) để thể hiện sự liên quan cụ thể của việc dự đoán về khả năng chấp nhận của một hệ thống thông tin.

Mô hình này được xây dựng với mục đích dự đoán khả năng chấp nhận của một công cụ công nghệ và đồng thời, xác định các sửa đổi cần thực hiện với hệ thống để giúp nó được người dùng chấp nhận. Mô hình TAM đã chỉ ra rằng khả năng chấp nhận của một hệ thống thông tin sẽ được xác định bởi hai yếu tố chính bao gồm nhận thức tính hữu ích và nhận thức dễ sử dụng.

Nhận thức hữu ích: được đo lường bằng mức độ mà một cá nhân cho rằng việc sử dụng một hệ thống thông tin sẽ giúp cải thiện hiệu suất của bản thân.

Nhận thức dễ sử dụng: được định nghĩa là mức độ dễ dàng mà một cá nhân cảm nhận được khi sử dụng một hệ thống thông tin.

Mô hình TAM đã chỉ ra rằng quyết định sử dụng một hệ thống thông tin sẽ được xác định bởi ý định hành vi của cá nhân và ý định hành vi đó sẽ được xác định bởi thái độ của người đó đối với sự hữu ích và sự dễ sử dụng cảm nhận được.

Sơ đồ 2. 8: Mô hình chấp nhận công nghệ ( TAM)

(Nguồn: Davis,1986)

1.1.7. Một số nghiên cứu liên quan

Nghiên cứu của Batt & Chamhuri (2010) khảo sát các yêu tố có ảnh hưởng đến việc lựa chọn cửa hàng bán lẻ của người tiêu dùng khi mua thịt tươi sống ở Malaysia.

Kết quả đã chỉ ra rằng có 8 nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn nơi mua thịt tươi sống của họ là: mức độ tươi sống; chứng nhận đảm bảo Halal (Halal: sự giết mổ gia súc theo luật Hồi giáo); mối quan hệ tốt với các nhà bán lẻ; thịt có chất lượng tốt; giá cả cạnh tranh; sự thuận tiện; sự đa dạng về sản phẩm; môi trường mua sắm.

Nghiên cứu của Poornima Pugazhenthi (2010) cho thấy có 8 yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn và lòng trung thành của khách hàng đối với của hàng mua sắm hàng tiêu dùng nhanh là: giá cả; hàng hóa; không gian cửa hàng; cách thức bài trí; dịch vụ khách hàng; bãi đậu xe; thanh toán nhanh; khuyến mãi và chiết khấu thương mại.

Đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua đồ nội thất của khách hàng tại Siêu thị Nội Thất Minh Hòa” của Phạm Thị Trang 2020. Đã đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 5 nhân tố: “Sản phẩm”, “Giá cả”, “Xã hội”, “Cá nhân”, “Thương hiệu”. Từ kết quả phân tích, tác giả nhận thấy rằng nhân tố “ Thương hiệu” và “Giá cả” có mức độ ảnh hưởng cao đến quyết định mua.

Đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm nhựa gia dụng của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trường hợp nghiên cứu Công ty Cổ phần Đại Đồng Tiến” của tác giả Lê Thúy Diễm 2015. Đề tài đã xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm nhựa gia dụng của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trường hợp nghiên cứu Công ty Cổ phần Đại Đồng Tiến là “ chất lượng sản phẩm”, “Giá cả”, “Điểm mua hàng”, “Niềm tin thương hiệu”, “Hoạt động xúc tiến thương mại”, “Dịch vụ khách hàng”.

Đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng cá nhân đối với sản phẩm sắt thép của Công ty TNHH Trường Sáng” của tác giả Trần Thanh Quốc (2019). Đề tài đã đề xuất ra mô hình gồm 7 nhân tố độc lập ảnh hưởng đến quyết định mua: “sản phẩm”, “giá cả”, “nhóm tham khảo”, “nơi mua hàng”, “nhân viên bán hàng”, “thương hiệu”, “dịch vụ giao hàng”. Qua kết quả phân tích tác giả nhận thấy rằng nhân tố “ sản phẩm” là nhân tố có ảnh hưởng cao nhất.

Đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm nhựa gia dụng của người tiêu dùng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh – Trường hợp nghiên cứu công ty Cổ Phần Đại Đồng Tiến” đã đề xuất mô hình gồm 6 nhân tố: “niềm tin thương hiệu”, “Giá cả”, “Chất lượng sản phẩm”, “Xúc tiến thương mại”, “điểm mua hàng”, “Dịch vụ

khách hàng”. Qua kết quả tác tả nhận thấy yếu tố uy tín thương hiệu có tác động mạnh nhất đến quyết định mua sản phẩm.

Đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn công ty chứng khoáng của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hoàng Giang (2016) gồm 7 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn của nhà đầu tư là: “Thương hiệu”, “Thuận tiện về vị trí”, “Chi phí”, “Nhân viên’, “Ảnh hưởng của người thân quen”, “Chất lượng dịch vụ” và “Chủng loại dịch vụ”. Kết quả cho thấy “chất lượng dịch vụ” có ảnh hưởng lớn nhất đến hành vi lựa chọn của nhà đầu tư.

Đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm bia của người tiêu dùng tại thị trường Hà Nội”. PGS. TS Hoàng Văn Thành. Đề tài nghiên cứu mô hình gồm 6 nhân tố: “Thái độ đối với việc lựa chọn sản phẩm bia”, “Chuẩn chủ quan”, “Kiểm soát nhận thức tài chính”, “Cảm nhận về chất lượng”, “Cảm nhận về giá cả”, “Mật độ phân phối”, Theo kết quả cho thấy các nhân tố đêug ảnh hưởng dương khá đều nhau.

Đề tài “Yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân” Phạm Thị Tâm & Phạm Ngọc Thúy(2010) Gồm 6 nhân tố: “Nhận biết thương hiệu”, “Thuận tiện về vị trí”, “xử lý sự cố”, “ảnh hưởng của người thân”, “vẻ bên ngoài”, “thái độ với chiêu thị. Kết quả cho thấy yếu tố “nhận biết thương hiệu” có tác động mạnh nhất đến xu hướng chọn lựa ngân hàng.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA SẢN PHẨM NỘI THẤT NHÀ Ở CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI CÔNG TY TNHH MTV NỘI THẤT WOOD PARK TẠI THÀNH PHỐ HUẾ (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w