Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng dịch vụ chữ ký số của công ty cổ phần bkav tại khu vực quảng ninh (Trang 53 - 57)

. 1622 Kiểm tra chữ ký

2.1.3. Cơ cấu tổ chức

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần BKAV năm 2010.

Chú thích:

- B - K: bộ phân gọi mời mua và gia hạn

- BKE: bộ phân chuyển phát

- Ban R&D: nghiên cứu và phát triển

- QHKH: Quan hệ khách hàng

- Hỗ trợ KT: Hỗ trợ kỹ thuật

- Ban TCKT: ban tài chính kế toán

- KSCL: Kiểm soát chất lượng

- CA: Chữ ký số Hỗ trợ KT Hỗ trợ KT QH KH Ban R&D Test Lab KSCL R&D Ban Kinh Doanh Ban truyề n thông CA Marketin g B - K Thiết kế Dự án Tổng Giám Đốc Ban TCKT Công Nợ Tổng hợp Hóa đơn Ban hành chính Pháp Chế Văn phòng Phần mềm Hệ thống websit e Bảo mật TT Phòng 1 Phòng 2

b. Cơ cấu tổ chức chức năng

Trong cơ cấu này, vai trò của từng vị trí được bố trí theo chức năng nhằm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ chung. Quản lý của từng bộ phận chức năng: sản xuất, bán hàng, tài chính, marketing... sẽ có nhiệm vụ báo cáo lại với giám đốc- người chịu trách nhiệm phối hợp các hoạt động trong công ty và cũng là người chịu trách nhiệm cuối cùng về kết quả hoạt động của công ty.

Dạng biến thể của cơ cấu chức năng là cơ cấu tiền chức năng thường được thấy trong các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và chưa phân định thành nhiều chức năng riêng rẽ. Trong cơ cấu tiền chức năng, một người có thể đảm nhiều chức năng khác

nhau.

Lợi ích của cơ cấu chức năng:

- Có sự chuyên môn hoá sâu sắc hơn, cho phép các thành viên tập trung vào chuyên môn của họ hơn.

- Tạo điều kiện tuyển dụng được các nhân viên với các kỹ năng phù hợp với từng bộ phận chức năng.

Nhược điểm:

Không có hiệu quả trong các công ty có quy mô lớn. Khi hoạt động của công ty tăng về qui mô, số lượng sản phẩm tăng thì sự tập trung của người quản lý đối với lĩnh vực chuyên môn của anh ta sẽ bị dàn mỏng, do đó sẽ làm giảm mối quan tâm tới các phân đoạn sản phẩm cụ thể và nhóm khách hàng của từng sản phẩm

Công ty cổ phần BKAV là một trong những ví dụ điển hình về cơ cấu tổ chức theo kiểu chức năng.Dưới Tổng giám đốc là mười ba giám đốc đơn vị phụ trách các bộ phận, mỗi một bộ phận có một chức năng khác nhau , thực hiện một lĩnh vực riêng trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của đơn vị mình.

b. Cơ cấu tổ chức phòng ban

Cơ cấu phòng ban là cơ cấu nhóm các sản phẩm hoặc khách hàng có mối liên hệ với nhau thành các phòng ban. Các phòng ban được phân chia sẽ tập trung vào các phân đoạn thị trường khách hàng nhất định và chịu trách nhiệm sản xuất và quảng cáo, xúc tiến kinh doanh đối với nhóm khách hàng đó. Đồng thời, những công việc

chung của các phòng ban như phân bổ tài chính, vấn đề liên quan đến luật pháp, các công việc hành chính... sẽ được thực hiện ở cấp công ty.

Lợi ích:Tập trung vào từng phân đoạn thị trường và sản phẩm cụ thể.

Nhược điểm:các chức năng bị lặp lại ở các phòng ban khác nhau và đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các phòng ban. Chính vì thế, công ty phải tuyển dụng những giám đốc có năng lực thực sự để vừa biết cách lãnh đạo công ty lại vừa biết hoà mình vào bộ máy lãnh đạo chungcủa toàn công ty.

c. Cơ cấu tổ chức ma trận

Cơ cấu ma trận là sự phối hợp giữa cơ cấu chức năng và cơ cấu phòng ban. Lợi ích: cho phép tập trung vào khách hàng và sản phẩm, đồng thời cho phép có sự chuyên sâu vào chức năng.

Nhược điểm: đòi hỏi có sự hợp tác cao độ thì cơ cấu mới hoạt động có hiệu quả. Bí quyết để điều hành hoạt động của cơ cấu ma trận là thường xuyên tổ chức các cuộc họp để xem xét lại tình trạng công việc và giải quyết các bất đồng nảy sinh khi nhân viên phải chịu trách nhiệm về công việctrước nhiều hơn một người quản lý. Cơ cấu ma trận tuy có nhiều ưu điểm song việc triển khai trong thực tế lại đòi hỏi phải có sự hợp tác và trao đổi thông tin rất nhiều. Vì vậy, để áp dụng cơ cấu ma trận sao cho có hiệu quả, công ty phải đầu tư tiền bạc và thời gian để đào tạo đội ngũ lãnh đạo và nhân viên phát triển các kỹ năng cần thiết.

Mô hình tổchức và bộ máy quản lý đang được áp dụng tại Công ty bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát, Ban Điều hành, các Ban chức năng, các công ty TNHH 1 thành viên do BKAV thành lập và các công ty cổ phần, liên doanh liên kết BKAV tham gia góp vốn.

Mô hình này được xây dựng dựa trên mục tiêu phát triển chiến lược của công ty, tuân thủ theo các quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định tại Điều lệ của

công ty. Mô hình tổ chức này xác định cơ cấu quản trị rõ ràng, áp dụng các chuẩn

mực trong quản trị điều hành, xác định trách nhiệm và mối quan hệ của công ty mẹ

năng kiểm soát, giám sát; vừa tạođiều kiện chủđộng cho ban điều hành các công ty thành viên; đem lại hiệu quả.

Để phù hợp với giai đoạn phát triển mới, đồng thời nằm trong lộtrình đưa sản phẩm ra thị trường toàn cầu, BKAV đã tiến hành tái cơ cấu tổ chức, thành lập mới: BKAVCA, BKAV Security, BKAV Soft, BKAV R&D, BKAV Telecom, BKAV Smart Home và BKAV HCM.

BKAVCA: Chuyên cung cấp dịch vụ chữ ký số. Là 1 dịch vụ mới nhưng BKAVCA cũng có đóng góp nhất định voà tổng doanh thu của công ty. Cụ thể năm 2010, khi mới thành lập, doanh thu CA đã đạt hơn 900 triệu đồng, chiếm 0,6% doanh thu của BKAV. Đến năm 2011, doanh thu CA tăng lên đên hơn 10 tỷđồng, chiếm 3,45% doanh thu của công ty. Trong năm 2012 và 2013, CA có bước phát triển nhảy vọt, lên hơn 80 tỷđồng mỗi năm, chiếm lần lượt 12,67% và 11,88% tổng doanh thu công ty trong các năm 2012 và 2013. Đến 2014, do thị trường đã bão hoà, doanh thu CA chỉ đạt hơn 30 tỷđồng, chiếm 5,23% doanh thu của công ty.

BKAV Security: Phát triển các phần mềm trong lĩnh vực phòng chống virus, an ninh mạng. Nghiên cứu và cảnh báo các lỗ hổng an ninh, cung cấp dịch vụ an ninh mạng. Hiện BKAV Security đang phát triển các phần mềm như BKAV2014 (sẽ chính thức ra mắt vào tháng 9/2014), BKAV Firewall, BKAV AntiSpam…

BKAV Soft: Phát triển các phần mềm đóng gói, cung cấp phần mềm theo phương thức dịch vụ (SaaS – Software as a Service) và phương thức phần mềm cộng thêm dịch vụ (SpS – Software plus Service). Hiện tại Bkis Soft đã phát triển thành công các phần mềm đóng gói phục vụ điều hành tác nghiệp, chính phủ điện tử như: eOffice - Văn phòng điện tử, eTask, ePortal, eGate...

BKAV R&D: Nghiên cứu chuyên sâu các công nghệ về an ninh mạng, phòng chống virus máy tính (Heuristics, virus đa hình, chống bùng nổ, công nghệ

Rootkit…), phát triển các hệ thống Honeypot, Radar, Sandbox… để bẫy, giám sát và phân tích virus tự động.

BKAV Telecom: Cung cấp hạ tầng khoá công khai PKI, dịch vụ chứng thực số CA, dịch vụ nội dung số trên mạng viễn thông (Mobile Content), cung cấp giải

pháp và hạ tầng Contact Center.

BKAV smart home: SmartHome là công ty thành viên của Tập đoàn Công nghệ Bkav. Với trên 10 năm kinh nghiệm nghiên cứu, phát triển Hệ thống Nhà thông minh, Công ty sở hữu các công nghệ hàng đầu thế giới trong lĩnh vực. Sản phẩm SmartHome đã được triển khai tại hàng nghìn công trình trên khắp Việt Nam, đem lại sự văn minh cho xã hội, nâng tầm đẳng cấp các công trình.

BKAV HCM: Đảm nhiệm các công việc của BKAV tại khu vực phía Nam. Ông Nguyễn Tử Quảng, Tổng Giám đốc Bkav, cho biết BKAV đang xúc tiến các thủ tục để chuyển đổi mô hình thành doanh nghiệp công nghệ cao theo các luật và nghị định của Chính phủ.

Năm 2010, số nhân viên của BKAV đã đạt trên 500. Năm 2013, lên tới hơn 1000 người và ở khu văn phòng chính có lượng nhân viên tới hơn 600. Công ty cổ

phần BKAV luôn tạo không khí thoải mái khi làm việc cho nhân viên, trong đó có việc cung cấp buổi ăn trưa giá rẻ, môi trường làm việc sạch và thoáng, ngăn nắp cũng như quy định để giày dép ngoài cửa và đi chân đất trong văn phòng, tạo cảm giác như "ở nhà".

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng dịch vụ chữ ký số của công ty cổ phần bkav tại khu vực quảng ninh (Trang 53 - 57)