. 1622 Kiểm tra chữ ký
3.1.2. Định hướng đảm bảo nâng cao chất lượng dịch vụ chữ ký số của
cổ phần BKAV
Hiện nay tại Việt Nam có 9 nhà cung cấp chữ ký số đang hoạt động, với số
lượng doanh nghiệp hơn 500.000 doanh nghiệp (số liệu tính đến hết năm 2013). Với
tình hình hiện nay, các nhà cung cấp lớn như FPT, VNPT/VDC, BKAV, Nacencom... đều chung mối lo thị trường dịch vụ chữ ký số công cộng dành cho doanh nghiệp bị bão hòa, khi đã có tới hơn 348.000 doanh nghiệp trong tổng số hơn 500.000 doanh nghiệp tại Việt Nam đang dùng chữ ký số. Điều đáng lưu ý là hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh trong mảng kinh doanh khá đặc thù này.
Đã và đang có hiện tượng các cá nhân, đại lý, tổ chức bán chữ ký số sử dụng nhiều cách thức, những chiêu trò cạnh tranh không lành mạnh để thu hút người
dùng, thu lợi nhuận. Có thể kể đến những hình thức như thông báo giả để đổi dịch vụ qua điện thoại, email giả danh cơ quan nhà nước hoặc nhà cung cấp, thậm chí thông báo chữ ký số không tương thích trên những phần mềm khai báo cần thông tin xác nhận chữ ký số như phần mềm khai thuế điện tử, hải quan điện tử, bảo hiểm xã hội điện tử… Thực tế, dịch vụ chữ ký số của Bkav với thị phần không nhỏ trên thị trường cũng đang vướng phải những sự cạnh tranh này”.
Sự cạnh tranh không lành mạnhcòn biểu hiện ở các hiện tượng như: các nhà cung cấp lôi kéo khách hàng của nhau, đưa ra thời hạn sử dụng của chữ ký số không đúng theo quy định của Bộ TT&TT. Hiện nay, giấy phép dịch vụ chữ ký số được Bộ TT&TT cấp cho các nhà cung cấp chỉ có thời hạn tối đa là 5 năm tương ứng với 60 tháng, nhưng đã có những nhà cung cấp đưa ra thời hạn cho khách hàng lên đến
63 tháng. BKAVCA cũng bị ảnh hưởng khá nhiều bởi sự cạnh tranh không lành mạnh này. Các khách hàng của BKAV luôn bị làm phiền bởi việc bị gọi điện đề nghị gia hạn, chuyển đổi nhà cung cấp trong khi thời hạn sử dụng của khách hàng còn khá dài, từ 6 tháng đến 1 năm. Bên cạnh đó việc không đồng đều trong tuân thủ quy định về việc cấp phát chữ ký số của nhà cung cấp trong khi BKAV luôn tuân
thủ chặt chẽ các quy định này cũng tạo nên sự không bình đẳng trong cạnh tranh với
BKAV.
Có thể thấy nguyên nhân của sự cạnh tranh không lành mạnh này là do việc
chạy theo lợi nhuận, không coi trọng việc phát triển nâng cao dịch vụ. Với việc có nhiều công ty cạnh tranh, việc đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ là nhiệm vụ