Xây dựng và lựa chọn phương án chiến lược

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho nhóm sản phẩm đồ lót nam của công ty x20 (Trang 34 - 36)

a. Xây dựng các mô hình chiến lược

Qua phân tích ở phần trên cho thấy, DN có nhiều mục tiêu chiến lược. Phần lớn mục tiêu chiến lược của DN (cấp DN) đều theo hướng tăng trưởng, do vậy, khi XD mô hình chiến lược cho một DN cần dựa vào mục tiêu và tốc độ tăng trưởng của thị phần hoặc doanh thu của DN, của SP.

+ Chiến lược tăng trưởng :

Mục tiêu của CL này là tăng lợi nhuận và thị phần của DN và bao gồm một số chiến lược sau:

Chiến lược tăng trưởng tập trung: kinh doanh trong một quá trình duy nhất nhằm tăng doanh số, mở rộng thị trường, thành lập công ty mới như công ty mẹ hoặc trong chuỗi cung ứng/phân phối.

Chiến lược đa dạng hóa tập trung: hoạt động các phân ngành mới liên quan đến ngành kinh doanh chính của DN hoặc thông qua sáp nhập hoặc mua lại, thành lập mới. Chiến lược này sẽ xảy ra các hoạt động về tăng chi phí vốn và hệ thống quản lý.

Chiến lược tăng trưởng nội bộ của DN: đây là hình thức tăng trưởng dựa vào mở rộng quy mô của DN, mở rộng thị phần sản phẩm của DN

+ Chiến lược suy giảm/ổn định

- Mục đích của chiến lược suy giảm là thu hẹp thị phần khi mà DN không có khả năng phát triển mặt hàng nào đó trong nhóm SP của mình (không còn thế mạnh). Khi đó DN có thể tập trung vào SP nào đó có thế mạnh trong nhóm sản xuất - Về mục đích của chiến lược ổn định là giữ vững thị trường hiện có khi mà đối thủ của DN không có khả năng phát triển, hoặc có thể mở rộng sản phẩm của mình theo quy mô, hoặc nâng cấp về công nghệ, marketing… các dịch vụ khác.

+ Chiến lược cắt giảm

Mục tiêu của chiến lược này là thu hẹp thị phần của mình. Được áp dụng khi DN không còn thế mạnh, không còn khả năng phát triển. Và có thể áp dụng theo những hướng sản xuất: chuyển hướng sản xuất SP, thu hẹp quy mô, giải thể DN.

+ Chiến lược cạnh tranh

Trong chiến lược kinh doanh nói chung cũng như trong chiến lược cạnh tranh của DN cần xác định được lĩnh vực, ngành kinh doanh và cách thức cạnh tranh. Và chủ yếu gồm 3 yếu tố cấu thành: Lựa chọn SP thị trường, lựa chọn phương thức cạnh tranh, lựa chọn hoạt động cạnh tranh.

Với đặc thù của ngành may mặc, đây là những sản phẩm thiết yếu cần thiết. Do đó khi xây dựng chiến lược cạnh tranh cần tập trung nghiên cứu trên các nhân tố tác động đến chiến lược tăng trưởng thị phần sau đó đến chiến lược cạnh tranh SP.

b. Lựa chọn phương án chiến lược

Sau khi đã xác định được mô hình lựa chọn chiến lược cho một ngành hoặc một DN, chúng ta chuyển sang lựa chọn phương án chiến lược. Cơ sở để đánh giá lựa chọn phương án chiến lược là lựa chọn một số phương án được coi là phù hợp sau đó lựa chọn phương án phù hợp nhất với doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho nhóm sản phẩm đồ lót nam của công ty x20 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)