Đánh giá điểm mạnh/yếu, cơ hội/thách thức theo mô hình SWOT

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho nhóm sản phẩm đồ lót nam của công ty x20 (Trang 82 - 87)

Để tổng hợp quá trình phân tích trên thì việc sử dụng ma trận SWOT là hợp lý và cần thiết vì nó cho ta cái nhìn toàn diện về thực trạng môi trường của doanh nghiệp, từ đó kết hợp với mong muốn ước vọng của nhà quản trị để đưa ra các chiến lược tổng quát và chiến lược chức năng phù hợp. Do đó tác giả đã sử dụng mô hình SWOT để phân tích, lựa chọn chiến lược kinh doanh cho nhóm sản phẩm đồ lót nam của công ty X20.

Bảng 2.17 Phối hợp các điểm mạnh yếu, cơ hội và thách thức đối với công ty X20

Phân tích SWOT

Cơ hội (O)

Sẵn có thị trường Quân đội có độ ổn định cao, mức độ cạnh tranh lại không lớn

Tiềm năng thị trường đồ lót cho nam giới rộng mở (doanh thu 1 năm trên toàn thị trường đạt 17.000 tỷ)

Mức sống của người dân ngày càng tăng, nhận thức và lối sống của nam giới cởi mở hơn trước, nhu cầu đối với các sản phẩm đồ lót đa dạng và phong phú hơn, đặc biệt là các sản phẩm trung và cao cấp.

Chính sách phát triển sản xuất trong nước

Liên doanh liên kết với các đơn vị khác cùng ngành

Thách thức (T)

Sự phục hồi kinh tế chưa rõ rang

Sự cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc giá rẻ, mẫu mã phong phú

Thời trang đồ lót nam trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Châu âu … du nhập vào Việt Nam mạnh mẽ, sản phẩm và mẫu mã cập nhập theo xu hướng thế giới.

Sản phẩm đồ lót đòi hỏi các chất liệu mới phù hợp với nhu cầu của người sử dụng.

Điểm mạnh (S)

Chất lượng sản phẩm tốt, uy tín, nhiều mặt hàng của Công ty có thế mạnh về kỹ thuật và công nghệ sản xuất.

Có mối quan hệ khách hàng tốt đẹp.

Cơ sở vật chất rộng lớn ở nhiều địa phương, các vị trí thuận tiện và có lợi thế thương mại (đặc biệt tại Hà Nội)

Có kinh nghiệp trong lĩnh vực may đo

Có đầy đủ chuỗi sản xuất dệt may: thiết kế - dệt - nhuộm - xử lý hoàn tất - cắt may

Tự chủ được nguyên liệu đầu vào

Tình hình tài chính lành mạnh

Mức lợi nhuận ổn định.

Có khả năng đầu tư, mở rộng, hiện đại hóa

Sự ủng hộ của cơ quan cấp trên

Kết hợp S/O

Đa dạng hóa sản phẩm

Đẩy mạnh hàng hóa vào thị trường nội địa.

Thâm nhập thị trường đồ lót nam

Kết hợp S/T

Khác biệt hóa sản phẩm

Hiện đại hóa quy trình công nghệ

Thâm nhập vào thị trường đồ lót trung và cao cấp giành cho nam giới

Điểm yếu (W)

Năng suất lao động chưa cao

Giá gia công cao

Cơ sở vật chất còn hạn chế, máy móc quá cũ kỹ, không đồng bộ

Hiệu lực quản lý điều hành còn hạn chế

Hoạt động quảng cáo, PR, dịch vụ bán hàng chưa hiệu quả

Công tác R&D chưa cáo, mẫu mã sản phẩm chưa phong phú

Kết hợp (W/O)

Giảm chi phí đầu vào

Kết hợp (W/T)

Nâng cao chất lượng sản phẩm

TÓM TẮT CHƯƠNG II

Chương II giới thiệu và phân tích thực trạng trong những năm gần đây của Công ty cổ phần X20, qua đó rút ra các điểm mạnh, điểm yếu của công ty. Đồng thời, phân tích môi trường vĩ mô, vi mô để tìm ra các cơ hội, thách thức sẽ đến với công ty trong thời gian tới. Đó cũng là cơ sở để xây dựng các chiến lược trong tương lai và đề xuất các giải pháp thực hiện chiến lược.

CHƯƠNG III. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH NHÓM SẢN PHẨM ĐỒ LÓT NAM CỦA CÔNG TY X20

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho nhóm sản phẩm đồ lót nam của công ty x20 (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)