Đánh giá sự tác động của môi trường vĩ mô lên ngành dệt may

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho nhóm sản phẩm đồ lót nam của công ty x20 (Trang 56 - 58)

Từ những vấn đề khái quát về tình hình phát triển kinh tế và xã hội đã được phân tích ở phần trên và quá trình thực hiện chiến lược phát triển ngành dệt may, xin đưa ra những tác động của nó đến quá trình phát triển ngành như sau:

Tình hình phát triển kinh tế trong nước luôn tạo điều kiện và khuyến khích phát triển đối với ngành dệt may.

Các chính sách pháp lý của nhà nước luôn luôn có nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp ngành dệt may ví dụ như: trong năm 2009 là việc Chính phủ giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 5% đối với bông nhập khẩu, giãn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng với thiết bị nhập khẩu đầu tư và ủy thác gia công xuất khẩu. Giảm 30%

thuế thu nhập DN, cho phép gia hạn nộp thuế thu nhập cá nhân đối với quỹ tiền lương còn lại chuyển sang năm sau của DN. Ngoài ra, Chính phủ còn hỗ trợ chi phí xúc tiến thương mại lấy từ khoản lệ phí hạn ngạch do DN phải nộp và còn được xem xét cấp bổ sung vốn lưu động DN.

Mới đây, Chính phủ vừa phê duyệt Quyết định số 12/2011/QĐ - TTg ngày 24 tháng 2 năm 2011 về chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ trong đó có ngành dệt may. Những chính sách ưu đãi này khi được đưa vào thực hiện sẽ là cú hích mới cho công nghiệp hỗ trợ của ngành dệt may, đem lại giá trị thặng dư ngày càng cao cho sản phẩm của mình, đồng thời cũng sẽ giúp ngành thu hút đầu tư mở rộng sản xuất. Hơn nữa, những chính sách ưu đãi này cũng sẽ giúp ngành phát triển theo đúng quy hoạch và theo kịp tiến trình phát triển của ngành dệt may. Qua đó, giúp ngành tiếp tục khẳng định vị trí là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn của nền kinh tế dưới sự quản lý của nhà nước.

Xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá mang lại cho ngành công nghiệp may Việt Nam nhiều cơ hội khách quan và chủ quan trong quá trình đón nhận chuyển giao công nghệ, hợp tác và tham gia phân công sản xuất khu vực, đây còn là cơ hội để thể hiện chất lượng của ngành trên thị trường đầy tính cạnh tranh này.

Tỷ lệ lao động trẻ ngành dệt may chiếm tỷ lệ cao hơn các ngành công nghiệp khác, giá nhân công lao động ngành may thuộc loại rẻ, trình độ tay nghề khéo léo9

Hàng dệt may của một số DN lớn trong ngành như may Việt Tiến, Nhà Bè, May 10, Dệt may Thành Công, Niomax, Hàng VN chất lượng cao đều được người tiêu dùng bình chọn với số phiếu cao nhất về tính chủ động nắm bắt tâm lý người tiêu dùng, chất lượng, mẫu mã và cải tiến trong công nghệ.10

Ngành dệt may Việt Nam trong những năm qua đã và luôn khẳng định là một trong những ngành đóng góp kim ngạch xuất khẩu lớn của đất nước. Ngành luôn tạo việc làm ổn định cho hàng triệu lao động mỗi năm, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng hàng may mặc của người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho nhóm sản phẩm đồ lót nam của công ty x20 (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)