Trong sản xuất dệt may, nguyên liệu đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất. Ngành dệt may Việt Nam sử dụng các nguyên liệu chính là: bông xơ, xơ sợi tổng hợp, len, đay, tơ tằm, xơ liber khác, các loại hoá chất cơ bản khác và thuốc nhuộm…trong đó quan trọng nhất là bông xơ và xơ sợi tổng hợp.
Năm 2013 các doanh nghiệp dệt may tiếp tục đối mặt với hạn chế lớn đó là thiếu nguyên liệu, phụ liệu. Đa phần nguyên phụ liệu sản xuất vẫn phải nhập khẩu. Tính đến nay ngành dệt may mới chỉ nội địa hóa được khoảng 48% nguồn nguyên phụ liệu xuất nên giá trị thặng dư của ngành khó được cải thiện. Cụ thể hiện nay ngành mới chỉ đáp ứng được 2% nhu cầu bông, 1/8 nhu cầu vải. Tuy nhiên chất lượng chưa được đảm bảo. Mặc dù tỷ lệ nội địa hóa đang từng bước được cải thiện, mỗi năm tăng từ 3%-5%, nhưng vẫn còn thấp xa so với mức 90% của Ấn Độ và 95% của Trung Quốc. Theo dự báo của VITAS trong vài năm tới, nhập khẩu nguyên liệu trong lĩnh vực dệt may vẫn sẽ tiếp tục tăng, một phần do diện tích trồng bông
của Việt Nam – một trong những nguyên liệu chính của sản xuất dệt may hiện chưa được đầu tư phát triển tương ứng với quy mô ngành12
Do không chủ động được nguồn nguyên liệu (80% nguyên liệu sử dụng cho ngành dệt may phải nhập từ nước ngoài) nên ngành dệt may Việt Nam phải chịu sức ép nặng nề của việc tăng giá nguyên liệu trên thế giới. Mặt khác, nguồn nguyên liệu phụ thuộc vào nhập khẩu mà không thống nhất ở một vài đơn vị có chức năng nhập và do nhiều đầu mối, thậm chí không phải ngành dệt may vẫn đứng ra nhập và phân phối theo nhiều loại giá khác nhau, làm cho biến động giá đầu vào khiến đầu ra không ổn định.Hiện nay phần lớn nguyên liệu sử dụng cho ngành dệt may phải nhập từ Trung Quốc. Ngoài ra còn nhập của một số nước như: Thái Lan, Australia, Hàn Quốc, Pakistan…làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của ngành dệt may, gây nên tình trạng bị động trong điều hành sản xuất…Khi đó các doanh nghiệp sẽ rất khó khăn trong khai thác những lợi thế từ TPP và FTA với những yêu cầu cao về về quy tắc xuất xứ.
Giá bông thế giới dự kiến tiếp tục giảm trong năm 2014-201513.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, 7 tháng đầu năm 2014 nhập khẩu bông của Trung Quốc chỉ đạt 1,67 triệu tấn, giảm 39% so với cùng kỳ năm 2013. Là nước tiêu dùng bông lớn nhất thế giới, do đó, nhu cầu nhập khẩu bông giảm khiến giá bông thế giới giảm ~19,2% so với đầu năm 2014.
Theo dự báo của Ủy ban tư vấn bông quốc tế (ICAC), giá bông thế giới sẽ tiếp tục giảm trong năm 2014-2015 do: (1) Sản xuất bông sẽ đạt 26,05 triệu tấn (giảm 1,5%) trong khi tiêu thụ bông ước đạt 24,4 triệu tấn (tăng 4%) khiến tình trạng cung vượt cầu tiếp tục diễn ra; (2) Tồn kho bông toàn cầu niên vụ 2014/2015 sẽ tăng 8,2% lên 22,2 triệu tấn, trong đó tồn kho ngoài Trung Quốc dự báo đạt mức kỷ lục 9,7 triệu tấn. Sự tăng trưởng của tồn kho bông ngoài Trung Quốc sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực lên giá bông thế giới khi Trung Quốc có thể tiếp tục bán ra bông dự trữ.
Hình 2.9 Diễn biến giá bông giao ngay thị trường Mỹ
(Nguồn: Bloomberg) 2.2.2.4 Đối thủ cạnh tranh
Một trong các yếu tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của ngành dệt may là cuộc cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh hiện tại và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. M.Porter- Giáo sư trường kinh doanh Havard nói: cuộc cạnh tranh giữa các đối thủ nói chung cũng có hình thức như một cuộc đua ngựa để giật giải, sử dụng các chiến thuật như cạnh tranh về giá, các cuộc chiến về quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và tăng cường phục vụ khách hàng…”
Kết quả của cuộc điểu tra nghiên cứu thị trường trong năm 2013 cho thấy, nhu cầu về hàng may mặc trong nước chịu tác động lớn từ giá và có thể được phân chia thành 4 nhóm: giá mua từ 60.000 đến 100.000 đồng/bộ; 100.000 đến 300.000 đồng/bộ; 300.000 đến 1.000.000 đồng/bộ, và nhóm cuối cùng có giá từ 1.000.000 đồng/bộ trở lên. Phần lớn các sản phẩm may mặc của Việt Nam có giá khá cao, chỉ một số doanh nghiệp may trong nước đang cố tung ra dòng sản phẩm có giá trung bình dưới 200.000 đồng/bộ. Vì thế nhìn chung thị trường may mặc ở Việt Nam rất khó khăn trong cạnh tranh với hàng may mặc giá rẻ nhãn mác Trung Quốc, Hồng Kông, Thái Lan14
2.2.2.5 Nguồn nhân lực
Đây là một trong những yếu tố chính của hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong ngành dệt may. Nó được biểu hiện ở hai mặt là số lượng và chất lượng. Về mặt số lượng là những người trong độ tuổi lao động và thời gian của họ có thể huy động vào làm việc. Về mặt chất lượng thể hiện ở trình độ khéo léo của công nhân, trình độ quản lý…
Ngành dệt may có đặc trưng là sử dụng nhiều lao động, quy trình nhiều công đoạn thủ công. Chính vì thế đào tạo nguồn nhân lực có tính quyết định đến sự phát triển bền vững của ngành dệt may Việt Nam.
Chính trị và cơ chế chính sách Tình hình chính trị ổn định trong nước sẽ tạo sự tin tưởng vững chắc cho việc đầu tư vào ngành, giúp thu hút nhiều vốn đầu tư. Các cơ chế chính sách ngày càng thông thoáng và hoàn thiện hơn, giúp các doanh nghiệp rất nhiều trong hoạt động kinh doanh của mình.
Bên cạnh đó, tình hình chính trị, môi trường kinh doanh của các thị trường xuất khẩu cũng tác động trực tiếp đến đầu ra sản phẩm. Những cơ chế chính sách, các yêu cầu và kiểm soát ngày càng nghiêm ngặt khi nhập khẩu hàng may mặc là những rào cản lớn mà cac doanh nghiệp trong ngành luôn cần quan tâm chú ý.
Công tác quản lý năng suất, chất lượng lao động tại các doanh nghiệp dệt may đã được đầu tư quan tâm và cải thiện trong những năm gần đây, tuy nhiên năng suất lao động vẫn thấp hơn so với một số quốc gia trong khu vực.
Hiện nay, năng suất lao động trung bình trong ngành bằng 1/3 so với Hồng Kông, 1/4 so với Trung Quốc và băng 1/8 so với Hàn Quốc, tính riêng với ngành dệt thì chỉ bằng 90% của Trung Quốc, 85% của Thái Lan.
Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến giá thành, làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm. Đồng thời gây khó khăn trực tiếp lên các doanh nghiệp khi sức ép về chi phí nhân công ngày càng tăng trong khi năng suất lao động lại không tương ứng.
Chi phí lao động dệt may ngày càng tăng15.
Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO) lương bình quân ở Châu Á đã tăng gấp đôi trong thập kỷ vừa qua, cao hơn nhiều so với mức tăng 5% ở các nước phát triển
và mức 23% trên toàn thế giới. Riêng ở khu vực ASEAN, theo khảo sát của Jetro 2013, mức lương cơ bản cũng liên tục tăng trong thời gian gần đây. Cụ thể, Việt Nam (+19,7%), Indonesia (+14,7%), Thái Lan (+10,9%), Philippines (+5,9%), Malaysia (+4,7%), Myanmar (+13,3%) và Bangladesh (+13,0%). Do đặc thù là ngành thâm dụng lao động, chi phí lương tăng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến chi phí sản xuất của các doanh nghiệp dệt may từ đó có thể làm giảm lợi thế của các doanh nghiệp xuất khẩu ở khu vực này.
Hình 2.10 Lương cơ bản của công nhân sản xuất
Đối với ngành dệt may Việt Nam nói riêng, mặc dù lương cơ bản tăng khá mạnh nhưng chỉ cao hơn Lào, Canpuchia và vẫn cạnh tranh so với Indonesia, Malaysia và Trung Quốc.
2.2.2.6 Thiết bị công nghệ
Công nghệ là yếu tố cơ bản đảm bảo cho quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao. Máy móc thiết bị làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; giảm chi phí sản xuất từ đó làm giảm giá thành sản phẩm…Nếu máy móc thiết bị hiện đại phù hợp với trình
độ của người sử dụng thì máy được sử dụng hết công suất, sản phẩm làm ra vừa có chất lượng cao, mẫu mã phong phú, dễ dàng được thị trường chấp nhận hơn.
2.2.3 Khái quát về môi trường bên trong của Công ty X20
2.2.3.1 Tổ chức và lao động
c. Cơ cấu tổ chức và các đơn vị sản xuất trong Công ty
Công ty Cổ phần X.20 là đơn vị kinh tế hạch toán độc lập, có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí gọn nhẹ và linh hoạt, mang tính chuyên nghiệp cao. Đặc biệt, ngay sau khi chuyển sang hoạt động theo hình thức Công ty Cổ phần, Công ty đã đi ngay vào việc ổn định, sắp xếp lại mô hình tổ chức bộ máy theo hướng mới, thực hiện phân cấp quản lí nhằm giảm bớt sự tập trung và phân định quyền hạn rõ ràng, rộng rãi hơn cho các đơn vị thành viên. Công ty cũng quy định rõ ràng rằng trong quá trình hoạt động, ban lãnh đạo Công ty có thể điều chỉnh mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy sao cho phù hợp với định hướng phát triển, quy mô cũng như loại hình kinh doanh và trình độ quản lí của Công ty, đáp ứng được yêu cầu phát triển và tính chủ động trong sản xuất kinh doanh của Công ty. Hiện nay, cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty bao gồm:
- Đại hội đồng cổ đông; - Hội đồng quản trị; - Ban kiểm soát;
- Tổng Giám đốc điều hành - Các phó tổng Giám đốc công ty - Các phòng ban chức năng - Các xí nghiệp sản xuất
Chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan, bộ phận phòng ban trong cơ cấu tổ chức được quy định rõ ràng trong Điều lệ của Công ty.
i. Đại hội đồng cổ đông:
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông thường niên được tổ chức một năm một lần. Đại hội đồng cổ đông thường niên sẽ quyết định những vấn đề mà Luật pháp và Điều lệ của công ty quy định.
ii. Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị của Công ty là cơ quan sẽ trực tiếp quản lí và chỉ đạo thực hiện hoạt động kinh doanh và các công việc của Công ty. Ngoài ra, Hội đồng quản trị còn có trách nhiệm giám sát Tổng giám đốc điều hành và các thành viên quản lí khác.
iii. Tổng giám đốc điều hành Công ty và những cán bộ quản lí khác:
Bộ máy quản lí của Công ty gồm một Tổng giám đốc điều hành, một số Phó Tổng giám đốc điều hành và một Kế toán trưởng do Hội đồng quản trị bổ nhiệm
Tổng giám đốc điều hành là người tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường nhật của Công ty, đề xuất những biện pháp nâng cao hoạt động quản lí của Công ty và thực thi các kế hoạch kinh doanh hàng năm do Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị thông qua
Các Phó TGĐ điều hành có nhiệm vụ giúp đỡ TGĐ phần công việc được giao, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình.
iv. Ban kiểm soát:
Ban kiểm soát và các thành viên của ban kiểm soát có các quyền hạn và trách nhiệm chủ yếu sau:
- Đề xuất ý kiến về việc chỉ định công ty kiểm toán
- Xin ý kiến tư vấn chuyên nghiệp độc lập hoặc tư vấn về pháp lí và đảm bảo sự tham gia của những chuyên gia bên ngoài Công ty với kinh nghiệm và trình độ chuyên môn phù hợp
- Xem xét những kết quả điều tra nội bộ và các ý kiến phản hồi của ban quản lí. v. Khối hành chính gián tiếp:
- Phòng Kế hoạch và tổ chức sản xuất: Là cơ quan tham mưu, tổng hợp cho Giám đốc về mọi mặt của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, mà trách nhiệm trực tiếp là mặt về công tác kế hoạch, tổ chức sản xuất, lao động, lương, đơn giá.
- Phòng Kỹ thuật chất lượng: Là cơ quan tham mưu cho Giám đốc công ty về mặt công tác nghiên cứu, quản lý khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất, chất lượng sản phẩm, nghiên cứu các mẫu mốt, chế thử sản phẩm mới, quản lý máy móc thiết bị, bồi dưỡng và đào tạo công nhân kỹ thuật trong toàn công ty.
- Phòng Tài chính kế toán : Là cơ quan tham mưu cho Giám đốc công ty về công tác tài chính, thực hiện chức năng quan sát viên của Nhà nước tại công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty, cơ quan tài chính cấp trên và pháp luật về thực hiện nghiệp vụ tài chính kế toán của công ty.
- Phòng xuất nhập khẩu : Là cơ quan tham mưu cho Giám đốc công ty về phương hướng, mục tiêu kinh doanh xuất nhập khẩu, dịch vụ, trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về kinh doanh xuất nhập khẩu, dịch vụ của công ty trong từng thời kỳ.
- Văn phòng : Là cơ quan giúp việc cho Giám đốc về các chế độ hành chính, văn thư, bảo mật, thường xuyên đảm bảo trật tự an toàn công ty, tổ chức phục vụ ăn ca trong tòan công ty, quản lý và bảo đảm phương tiện làm việc, phương tiện vận tải chung của công ty
- Các xí nghiệp: Mỗi Xí nghiệp có nhiệm vụ riêng và mỗi Xí nghiệp có quyền chủ động tổ chức sản xuất kinh doanh trong phạm vi được phân cấp. Mỗi Xí nghiệp thành viên có một Giám đốc lãnh đạo trực tiếp, giúp Giám đốc là các Phó Giám đốc và các phòng ban trợ giúp. Xí nghiệp là đơn vị hành chính của Công ty, nơi thu thập các tài liệu ban đầu về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, mọi nhiệm vụ tổ chức sản xuất của Công ty cũng như phương tiện kỹ thuật đều được tiến hành qua các Phân xưởng và tổ chức sản xuất của các Xí nghiệp.
d. Tổ chức lao động
Nguồn nhân lực
Đặc điểm chính về lao động của Công ty là nữ chiếm 83% tổng số lao động. Công ty đã được Sở Lao động và Thương binh xã hội xác nhận là doanh nghiệp hạng I, đủ điều kiện là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, được sử dụng thang bảng lương của Nhà nước theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP.
Tổng số lao động đến 31/3/2013 là 2.655 người, trong đó lao động trực tiếp sản xuất 2.278 người, lao động quả lý + phục vụ 361 người. Trình độ trên đại học: 07 người, trình độ đại học và cao đẳng: 279 người, trình độ trung cấp:356 người. Công nhân có trình độ kỹ thuật bậc cao (bậc 5,6,7):1 người, có trình độ sơ cấp:1.952 người.
Điểm mạnh về cơ bản đội ngũ lao động, CB-CNV có trình độ tay nghề và gắn bó với Công ty. Tuy nhiên trong những năm qua lực lượng lao động biến động giảm nhiều, so với năm 2010 giảm 619 lao động trong vòng 3 năm, trong đó phần lớn là công nhân trực tiếp sản xuất, lao động gián tiếp giảm ít và có chiều hướng gia tăng dẫn đến tình trạng tỷ lệ gián tiếp tăng cao (13,6%)
Bảng 2.12 Thực trạng lao động hiện nay của Công ty TT Đối tượng QĐ BC 456 10/2010 Lao động qua các năm +/- so với QĐ BC +/- sau 3 năm % giảm sau 3 năm 2011 2012 2013 Tổng số 3.069 3.010 2.913 2.655 -414 -355 -11,79 1 SQ 6 6 4 4 -2 -2 2 QNCN 24 22 14 8 -16 -14 3 HĐ thuê khoán (6th) 50 50 57 62 +12 +12 4 LĐ có tham gia BH 2.909 2.878 2.797 2.516 -393 -362 5 LĐ học việc 80 54 41 65 -15 +11 Trong đó I Gián tiếp 371 371 365 362 -9 -9 2,43 1 Cán bộ 56 56 52 54 -2 -2 3,57 SQ 6 6 4 5 -1 -1