Môi trường công nghệ

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho nhóm sản phẩm đồ lót nam của công ty x20 (Trang 55 - 56)

Năng lực sản xuất kém, công nghệ lạc hậu là một trong những hạn chế lớn của ngành dệt may Việt Nam hiện nay. Hoạt động của ngành dệt may phần lớn là thực hiện gia công cho nước ngoài hoặc chỉ sản xuất các sản phẩm đơn giản, còn những sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật cao mang lại giá trị lớn chưa đáp ứng được.

Ngành may mặc là một ngành đặc biệt bởi sản phẩm của ngành đáp ứng nhu cầu làm đẹp của con người. Chu kỳ công nghệ không phải là ngắn, song do đặc thù của ngành nên các DN thường xuyên phải đổi mới công nghệ thiết bị để cho ra một sản phẩm có chất lượng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm, từ đó có thể thấy, ngành phải có sự đầu tư đáng kể để duy trì và phát triển công nghệ. Mặc dù yêu cầu về công nghệ của ngành không cao so với ngành công nghiệp khác nhưng các doanh nghiệp cũng phải thường xuyên đổi mới trang thiết bị, máy móc để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp đáp ứng nhu cầu thị trường. Từ những vấn đề đã nêu cho thấy trình độ công nghệ là một trong những yếu tố cạnh tranh trong các doanh nghiệp.

Liên quan đến các vấn đề về khoa học và công nghệ, các sản phẩm may mặc của Việt Nam, đặc biệt là các sản phẩm xuất khẩu mới chỉ dừng lại ở những sản phẩm đơn giản như áo sơ mi, áo jacket, áo khoác đồ dùng trong nhà… và đã phải bỏ qua nhiều thị trường lớn có yêu cầu công nghệ và chất lượng tinh xảo từ một số nước như Singapore, Indonexia, Canada….

Ngoài những vấn đề công nghệ liên quan đến thiết bị sản xuất, công nghệ thông tin đang hiện diện và đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong quá trình quản trị, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự phát triển và ứng dụng của Internet đã làm thay đổi mô hình và cách thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chuyển dần các giao dịch truyền thống sang giao dịch điện tử, ảnh hưởng đến vị trí, vai trò và cả nhu cầu của các bên hữu quan (khách hàng, nhà cung cấp, nhà đầu tư…) đến hoạt động của doanh nghiệp. Việc tin học hoá các hoạt động quản lý của doanh nghiệp thông qua việc ứng dụng các hệ thống quản lý cùng với việc chia sẻ một cách “cởi mở” các tài nguyên thông tin đòi hỏi các nhà quản lý phải có những thay đổi phù hợp trong cơ cấu tổ chức, phương pháp quản lý doanh nghiệp để đáp ứng trong điều kiện mới. Do đó, công nghệ thông tin là một trong những hoạt động công nghệ có tác động thuận lợi hoặc khó khăn cho các ngành công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp may mặc nói riêng.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho nhóm sản phẩm đồ lót nam của công ty x20 (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)