Một số kinh nghiệm trong việc xây dựng và thực thi quy hoạch phát triển kinh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh đến năm 2020 (Trang 28 - 33)

kinh tế - xã hội

1.3.1. Vấn đề quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay 1.3.1.1. Tình hình chung vấn đề quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

Việt Nam hiện nay

Thực trạng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay thực hiện quy trình công tác với giám đốc các sở: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan bắt đầu từ chiến lược đến quy hoạch, rồi cụ thể hoá bằng các kế hoạch 5 năm và hàng năm. Đồng thời, quy hoạch ngành và quy hoạch tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải căn cứ vào Chiến lược và định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của vùng và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội phải được làm trước, tất cả các quy hoạch chi tiết phải căn cứ vào Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội .

1.3.1.2. Về kế hoạch hóa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

Kế hoạch hóa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay có một số đặc điểm sau đây:

Kế hoạch hoá ứng dụng ở Việt Nam hiện nay gồm các khâu: Chiến lược - Quy hoạch - Kế hoạch.

Các Bộ, Ngành tiến hành xây dựng quy hoạch ngành trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia.

Các tỉnh, thành phố, trên cơ sở chiến lược phát triển KTXH của cả nước và quy hoạch của các ngành tiến hành xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển KTXH trên địa bàn lãnh thổ hành chính của mình.

Thực tế khi tổ chức thực hiện các khâu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch gặp nhiều lúng túng.

Học viên: Lê Đức Toản 27

1.3.1.3. Về nội dung và phương pháp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Việt Nam

Hiện nay vấn đề quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, trong đó một số đặc điểm nổi bật đó là: các chỉ tiêu hiện vật trong các Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội còn hơi nhiều và quá cụ thể, cứng nhắc. Bên cạnh đó, vấn đề lượng hoá trong xử lý tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội chưa rõ và chưa làm được bao nhiêu. Ngoài ra, khi nghiên cứu về cơ cấu kinh tế, chưa đề cập việc nghiên cứu các sản phẩm chủ lực. Thêm vào đó, việc định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực còn tương đối tách rời nhau và chưa thật ăn nhập với cơ cấu kinh tế dự kiến.

Để khắc phục tình trạng trên, nước ta đã có nhiều chính sách và phương pháp khắc phục. Trong các giải pháp để thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội có hai giải pháp quan trọng là huy động vốn và phát triển nguồn nhân lực còn nhiều khiếm khuyết. Tuy nhiên, giải pháp huy động vốn đầu tư, chưa tính toán được hết các nhân tố đầu tư quyết định phần GDP tăng thêm trong thời kỳ quy hoạch, do đó việc huy động nguồn vốn sẽ khó thực hiện. Còn giải pháp phát triển nguồn nhân lực chưa tính toán kỹ; chưa thấy được lĩnh vực, địa bàn nào thiếu và thiếu những loại lao động nào để có giải pháp bổ sung; lĩnh vực, địa bàn nào cần có giải pháp đào tạo lại,...Giải pháp về cơ chế, chính sách còn chung chung.

1.3.2. Một số kinh nghiệm trong việc xây dựng và thực thi quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội trên thế giới.

Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội gắn liền và đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước . Pháp luật hiện hành của nước ta đã có nhiều quy định về quy hoạch và quản lý phát triển đô thị. Tuy nhiên, các quy định này còn chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, hiệu lực pháp lý thấp, nhiều quy định lạc hậu so với thực tế, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý phát triển đô thị và hội nhập quốc tế. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự bất cập trong công tác quy hoạch và quản lý phát triển đô thị ở nước ta hiện nay.

Học viên: Lê Đức Toản 28 Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trong khu vực và trên thế giới (như Anh, Pháp, Nga, Phần Lan, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc...) cho thấy các nước đều coi quy hoạch đô thị là công cụ quan trọng để quản lý và phát triển đô thị, nhiều nước có luật riêng về quy hoạch đô thị.

1.3.2.1. Kinh nghiệm từ Nhật Bản

Tại Nhật, quy hoạch được xem là một chương trình quảng bá xúc tiến đầu tư nên sau khi được hoàn chỉnh, sẽ được công bố rộng rãi, đặc biệt về quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch hạ tầng cơ sở để các nhà đầu tư và nhân dân tham gia thực hiện. Điểm đặc biệt nhất trong luật quy hoạch đô thị Nhật Bản là trong các chương trình đầu tư phát triển đô thị, luật quy định tối thiểu 40% dự án phải ưu tiên cho địa phương quản lý thực hiện.

Để bản quy hoạch được thông qua, quy hoạch cần lấy ý kiến cộng đồng rất nhiều lần, đảm bảo 70% tự nguyện chấp thuận. Một bản quy hoạch được phê duyệt sẽ trở thành công cụ chính thức để thực hiện quy hoạch. Bản chính thức được thông báo và quảng bá rộng rãi đến từng người dân và có hiệu lực từ ngày được chính thức công bố.

Quy hoạch đô thị của Nhật bản có 3 sản phẩm chính: một là quy hoạch sử dụng đất, hai là quy hoạch hạ tầng và ba là danh mục các dự án phát triển. Quy hoạch sử dụng đất là nội dung chủ yếu trong các đồ án quy hoạch đô thị, chủ yếu xác định đề xuất hai khu vực cơ bản: khu khuyến khích phát triển đô thị và hạn chế phát triển. Khu vực hạn chế phát triển hay khu vực khuyến khích phát triển lại được chia nhỏ theo từng lô với các quy định chặt chẽ về thiết kế kỹ thuật công trình đô thị.

Trong đó, quy hoạch các quận, huyện là tối quan trọng trong quản lý phát triển đô thị. Tại đây, quy hoạch được lập có nội dung chủ yếu liên quan đến thiết kế kỹ thuật đô thị, hướng tới việc đưa ra những nguyên tắc và hướng dẫn xây dựng đô thị cũng như giữ gìn đặc trưng cho từng khu vực đô thị. Vì vậy, quy hoạch quận, huyện cũng có thể xem là phần bổ xung chi tiết cho quy hoạch sử dụng đất toàn thành phố. Quy hoạch này đảm bảo sử dụng đất có hiệu quả đặc biệt với các khu vực chuyển đổi chức năng và các khu vực đất trống trong đô thị.

Học viên: Lê Đức Toản 29 Trong các khu vực lập dự án, việc cấp giấy phép chuyển đổi chức năng sử dụng đất, đền bù giải phóng mặt bằng tới việc xây dựng công trình kiến trúc đều được coi trọng. Để hạn chế tình trạng sử dụng đất thiếu kiểm soát, việc cấp phép đầu tư cho tư nhân được khống chế rất nghiêm ngặt thông qua việc đánh thuế chuyển nhượng, thừa kế,... rất cao. Bên cạnh đó, các khu vực đã lập dự án khả thi (quy hoạch 1/500) thì ngay lập tức được chuyển tải thành quy chế với các quy định về sử dụng đất mang tính bắt buộc (quy định cứng). Các quy định về thiết kế kỹ thuật đô thị thì cho phép mềm dẻo hơn trên cơ sở tuân thủ luật tiêu chuẩn quy chuẩn và các quy định của quy hoạch chung đô thị.

Chính quyền đô thị địa phương triển khai các hạng mục trong quy hoạch được duyệt phù hợp với phân công về quản lý nhà nước. Các cơ sở hạ tầng như đường sá với ít nhất 4 làn xe, các dự án cải tạo nâng cấp các khu dân cư đô thị có quy mô ít nhất 50 ha do cấp tỉnh quản lý thực hiện. Quy hoạch và lập các dự án phát triển đô thị vùng trực thuộc 2 tỉnh hoặc nhiều hơn thế sẽ được phê duyệt bởi Bộ xây dựng, Đất đai, Giao thông, Du lịch. Cán bộ tham gia xây dựng chính sách, được tuyển dụng từ các ban ngành có liên quan đến quy hoạch và các phòng xúc tiến đô thị hoá hoặc phòng quản lý xây dựng. Các dự án cấp Vùng và quốc gia sẽ được thực hiện bởi các cơ quan tầm cỡ quốc gia và phối kết hợp với tổng công ty lớn của Nhật ví dụ như Tổng công ty đường bộ Nhật đảm nhận.

Các dự án khác được thực hiện trên cơ sở có sự đồng thuận của nhà nước (Bộ Xây dựng, Đất đai, Giao thông, Du lịch) và chính quyền địa phương. Các đơn vị tham gian thực hiện dự án có thể là các tổ chức nhà nước, các công ty tư nhân và các công ty cổ phần đăng ký thực hiện.

1.3.2.2. Kinh nghiệm từ Singapore

Singapore được đánh giá là quốc gia có trình độ quản lý đô thị hàng đầu thế giới hiện nay. Đó chính là kết quả của cả một quá trình hoạch định, thực thi chính sách phát triển, xây dựng và triển khai quy hoạch đô thị với mục tiêu đưa Singapore trở thành đô thị hàng đầu thế giới.

Học viên: Lê Đức Toản 30 khai một cách đồng bộ, xuyên suốt trong quá trình phát triển. Thời gian thực hiện rất rõ ràng là 20 năm, cứ 5 năm được rà soát bổ sung một lần. Đi kèm với bản quy hoạch này là các kết quả khảo sát, báo cáo giải trình, bản đồ đất đai… Bản quy hoạch này có 2 điểm rất quan trọng là việc quy định quản lý sử dụng đất theo các phân vùng chức năng khác nhau và quy định tỷ lệ các công trình xây dựng trên diện tích đất. Quy hoạch này cũng quy định việc xây dựng các thị trấn, đô thị mới phải có hành lang cây xanh.

Thành quả của việc thực hiện quy hoạch này ở Singapore chính là việc phân vùng các khu vực sử dụng đất, kiểm soát được mật độ, tỷ lệ các công trình xây dựng, tạo được quỹ đất dự trữ, tạo được các vành đai xanh trên khắp đất nước, hình thành được các khu đô thị mới, các khu công nghiệp, khu trung tâm tài chính – thương mại.

Chính phủ Singapore đã thành lập cơ quan phát triển nhà và đô thị (HDB), cơ quan phát triển kinh tế (EDB) để giải quyết 2 vấn đề khó khăn là phát triển kinh tế và nhà ở. Chính phủ Singapore cũng kêu gọi sự giúp đỡ của Liên Hiệp Quốc thông qua một dự án của cơ quan phát triển UNDP. Thực hiện dự án này, các nhà quản lý, các nhà khoa học của Singapore đã cùng được làm việc với các nhà tư vấn, quy hoạch quốc tế để xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển cho một giai đoạn mới.

Hiện nay, nước bạn đang thực hiện chiến lược “Nâng Singapore lên một tầm cao mới” với tham vọng biến quốc đảo này trở thành thiên đường cho cuộc sống với 3 mục tiêu: là ngôi nhà của mọi người, là nơi làm việc lý tưởng, là thiên đường vui chơi giải trí. Singapore chủ trương xây dựng nhà ở với sự đa dạng, cao tầng, thấp tầng ở các khu vực khác nhau; xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ tốt nhất cho phong cách sống của các cộng đồng dân cư khác nhau và giữ gìn các di sản cho thế hệ sau. Singapore tiếp tục chuẩn bị để đáp ứng nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp mới, thu hút các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn, hình thành thêm các khu thương mại mới, tạo ra các khu vực tăng trưởng mới. Về giải trí, nước bạn đang tập trung xây dựng, phát triển thêm các khu vui chơi, tạo thêm các không gian giải trí mới, vừa hình thành Khu liên hợp giải trí phức hợp Marina Bay, Gardens by the Bay (Khu vườn bên vịnh)…

Học viên: Lê Đức Toản 31 Singapore được thực hiện bởi Bộ Quy hoạch và phát triển quốc gia các vấn đề về đô thị với 5 cơ quan trực thuộc: cơ quan Tái phát triển đô thị, cơ quan Phát triển nhà, cơ quan Quản lý xây dựng, cơ quan Quản lý công viên cây xanh, cơ quan Quản lý nông nghiệp và động vật.

Kinh nghiệm xây dựng, quản lý, thực hiện quy hoạch đô thị và hoạch định chính sách phát triển của Singapore thực sự là những bài học kinh nghiệm rất quý giá cho chúng ta trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, nhất là trong việc quy hoạch, quản lý đô thị.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh đến năm 2020 (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)