Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh đến năm 2020 (Trang 99 - 104)

3.2.4.1. Nhóm giải pháp hợp tác phát triển

Học viên: Lê Đức Toản 98 Tăng cường hợp tác nhằm khai thác lợi thế cạnh tranh và mở rộng thị trường cũng như thu hút đầu tư, kỹ thuật và nguồn nhân lực nhằm phát triển kinh tế - xã hội thị xã Quảng Yên.

- Quảng Yên hợp tác với các huyện thị trong tỉnh và Hải Phòng trong phát triển giao thông đường bộ đấu nối Hạ Long - Hải Phòng với tuyến 5B cao tốc Hải Phòng - Hà Nội nhằm giảm khoảng cách di chuyển từ Quảng Yên - Hà Nội và giảm khoảng cách từ Quảng Yên đến sân bay Quốc tế Cát Bi (Hải Phòng);

- Do vị trí địa lý giáp ranh thành phố Hải Phòng bởi sông Bạch Đằng, phát triển KCN đầm Nhà Mạc gắn với cảng lạch huyện và KCN Đình Vũ, Quảng Yên sẽ được hưởng lợi từ khai thác dịch vụ cảng lạch huyện, phát triển công nghiệp phụ trợ, phát triển du lịch sinh thái và hình thành khu đô thị mới;

- Phát triển cảng Tiền Phong hỗ trợ cảng Lạch Huyện;

- Phát triển các tour du lịch, liên kết du lịch Tuần Châu Vịnh Hạ Long - Quảng Yên - Cát Bà Cát Hải - Uông Bí - Đông Triều.

- Quảng Yên nằm ở giữa 3 thành phố Hạ Long, Uông Bí, Hải Phòng có thể cung cấp các sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ; hợp tác thu hút đầu tư, nguồn lao động tay nghề cao; trong giáo dục đào tạo chuyên môn phát triển kinh tế, khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường...; và Quảng Yên có thể vươn ra các huyện thị khác trong tỉnh và ngoài tỉnh trên tất cả các lĩnh vực.

b. Hợp tác với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài

Quảng Yên là một địa phương trong tỉnh Quảng Ninh, do đó, các quan hệ hợp tác quốc tế của tỉnh Quảng Ninh với các tỉnh trong và ngoài nước, trong đó có thị xã Quảng Yên; Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Quảng Yên, Quảng Yên phát triển góp phần thúc đẩy Quảng Ninh phát triển và ngược lại;

Trong các quan hệ hợp tác với nước ngoài, Quảng Ninh đã và đang xúc tiến đầu tư một số lĩnh vực ở một số địa điểm trên địa bàn như lĩnh vực du lịch cao cấp tại Khu du lịch Hoàng Tân (quy mô trên 500ha); các dự án đầu tư khu công nghiệp Đông Mai (Nhật Bản); đầu tư hạ tầng và khu đô thị phía bắc thị xã do tập đoàn Amata (Thái Lan)

Học viên: Lê Đức Toản 99 đang nghiên cứu với quy mô 6000ha; đầu tư hạ tầng và các dự án khu công nghiệp - dịch vụ và du lịch sinh thái đầm Nhà Mạc quy mô 3170ha (Nhật); cảng Tiền Phong (Vương quốc Bỉ), cảng lạch huyện...

Các lĩnh vực đầu tư khác trên địa bàn thị xã có các doanh nghiệp từ các huyện thị trong tỉnh và ngoài tỉnh đến đang tham gia tích cực trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội như đầu tư đường giao thông, cấp điện, cấp nước, sản xuất vật liệu xây dựng (gạch), dịch vụ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, chế biến hải sản... từ các nguồn vốn khác nhau.

Từ đây, Quảng Yên không những thu hút nguồn lực vốn, nhân lực chất lượng cao mà còn đổi mới khoa học công nghệ, kỹ năng quản lý, thích ứng với thị trường và hội nhập quốc tế...

Tuy nhiên, tỷ trọng đầu tư nước ngoài (đầu tư trực tiếp vốn FDI) còn thấp; theo mục tiêu phát triển của Quảng Yên đến 2020, định hướng đến năm 2030 thì hợp tác đầu tư nguồn vốn từ các doanh nghiệp ngoài địa bàn có ý nghĩa rất quan trọng, tạo bước đột phá cho thị xã Quảng Yên.

c. Hợp tác với các ngành ban của tỉnh và các bộ ngành Trung Ương

Trong thực hiện Quy hoạch, thị xã Quảng Yên là đơn vị trực tiếp tổ chức thực hiện các chính sách của tỉnh và của Trung ương, Quảng Yên sẽ được hưởng lợi từ các chính sách phù hợp với thực tiễn; những bất cập, vướng mắc, kiến nghị đề xuất báo cáo các sở ban ngành của tỉnh để báo cáo các bộ ngành trung ương điều chỉnh phù hợp với thực tiễn;

Các dự án của các bộ ngành trung ương đã và đang thực hiện trên địa bàn như: Dự án bảo tồn và tôn tạo di tích Bạch Đằng, Dự án đường giao thông kết hợp với 34km đê biển Hà Nam, Dự án xây dựng đường Hạ Long - Hải Phòng đấu nối với đường cao tốc 5B Hải Phòng - Hà Nội, các dự án phát triển rừng phòng hộ bảo vệ đê kè chắn sóng, các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, giáo dục, nông nghiệp và nông thôn, an sinh xã hội... đang được triển khai rất tích cực;

Với môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng, quan tâm hợp tác phát triển, Quảng Yên luôn đón nhận những yếu tố tích cực từ bên ngoài nhằm thúc đẩy phát

Học viên: Lê Đức Toản 100 triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như của tỉnh, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và hòa nhập xu thế phát triển chung.

3.2.4.2. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý hành chính; phát triển khoa học công nghệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường

a. Nâng cao năng lực quản lý hành chính

- Thực hiện cải cách hành chính sâu, rộng bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch và công bằng; sử dụng có hiệu quả “Chính quyền điện tử” để làm đột phá nâng cao chất lượng cải cách hành chính ở chính quyền thị xã Quảng Yên; thành lập Trung tâm dịch vụ hành chính công; từ đó gián tiếp nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, thay đổi tư duy làm việc theo hướng thân thiện với hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ, công chức các ngành, các cấp về pháp luật, quản lý và điều hành các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công chức đáp ứng được yêu cầu đặt ra đối với thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; chú trọng nâng cao năng lực quản lý đô thị cho cán bộ của các cấp chính quyền;

- Ban hành chế độ ưu đãi hấp dẫn để thu hút cán bộ giỏi ở các tỉnh và số sinh viên giỏi ra trường về công tác tại thị xã; thực hiện tốt công tác một cửa, thường xuyên điều chỉnh thái độ đạo đức, nâng cao cầu tiến, cẩn trọng khi đón tiếp doanh nghiệp, tổ chức và nhân dân.

- Có biện pháp kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với đảm bảo an ninh - quốc phòng, tạo sức mạnh tổng hợp phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội.

b. Phát triển khoa học công nghệ

- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng thị trường.

- Mở rộng quan hệ hợp tác phát triển khoa học, công nghệ trong và ngoài nước, tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của các cấp các ngành trong nước, các tổ chức nước ngoài trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, ứng dụng, đổi mới công nghệ. Chủ động mở

Học viên: Lê Đức Toản 101 rộng và phát triển các quan hệ trao đổi và hợp tác với các địa bàn lân cận, các tổ chức hoa học, hội nghề nghiệp.v.v...

- Nâng cao tính hợp lý trong sản xuất nông nghiệp: Tiết kiệm sử dụng đất, tiết kiệm nhân công lao động, tính toán khoa học trước khi lao động, đầu tư; Tuyên truyền áp dụng các thông tin, tiêu chuẩn, quy chẩn nhà nước cho người dân.

c. Sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với tổng diện tích đất tự nhiên 31.419,99 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng 47,21%, đất phi nông nghiệp chiếm 51,93%, còn đất chưa sử dụng chỉ chiếm 0,86% (số tuyệt đối là 747,7 ha) thì việc bố trí quỹ đất cho các khu công nghiệp, dịch vụ, đô thị mới chủ yếu là chuyển mục đích; dự kiến chuyển mục đích đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp giai đoạn 2012-2020 là 4651 ha và đất chưa sử dụng vào các mục đích khác là 171 ha đất nông nghiệp và 152,66 ha đất phi nông nghiệp;

Nguồn cấp nước sạch trên địa bàn chủ yếu từ hồ Yên Lập với trữ lượng 127,5 triệu m3 với dung tích hữu ích 113,2 triệu m3 là nguồn cấp nước chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên, với nhu cầu tiêu dùng nước cho địa bàn đáp ứng yêu cầu phát triển giai đoạn 2012-2020 thì cần tính toán lại.

Do đó yêu cầu đặt ra, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên, trong đó có nguồn tài nguyên đất và nguồn tài nguyên nước. Cụ thể:

- Quy hoạch, bố trí sử dụng quỹ đất hợp lý, đưa vào kế hoạch sử dụng đất 5 năm, hàng năm, dành quỹ đất cho phát triển khu công nghiệp, khu đô thị tái định cư phía bắc thị xã theo giai đoạn đầu tư, trước mắt bố trí 1000 ha tại xã Sông Khoai, 516 ha tại xã Hoàng Tân, phía nam thị xã gồm 3170 ha đất khu vực đầm Nhà Mạc, 500 ha tại xã Tiền Phong, quỹ đất đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông kết nối, cấp nước quy mô lớn;

- Xây dựng quỹ đất kèm theo xây dựng phương án chuyển mục đích sử dụng đất trình cấp có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đến giai đoạn triển khai xây dựng dự án tiền khả thi;

- Tính toán nhu cầu cấp nước đầu tư dự án cấp nước quy mô lớn cung cấp nước sạch cho sản xuất và tiêu dùng tại khu vực phía bắc và phía nam, tây nam thị xã và mở

Học viên: Lê Đức Toản 102 rộng quy mô cấp nước cho vùng lân cận;

- Xây dựng đề án bảo vệ nguồn nước lòng hồ Yên Lập và kiểm tra có giải pháp đầu tư gia cố hồ đập Yên Lập; quản lý khai thác sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả giảm thất thoát tiêu hao nước từ nguồn đến nơi tiêu thụ mặc dù kênh chính 28,4km đã được gia cố, kè lát mái.

- Coi trọng việc bố trí sử dụng cán bộ quản lý và lao động kỹ thuật đủ trình độ và am hiểu các vấn đề về quy hoạch, quản lý nguồn tài nguyên, môi trường;

Ngoài ra, thực hiện tốt công tác giám sát, kiểm tra sử dụng nguồn tài nguyên, môi trường; xây dựng quy chế quản lý chất thải, quản lý ô nhiễm, tính đúng và đủ các chi phí về bảo vệ môi trường trong các dự án đầu tư mới, thực hiện luật bảo vệ môi trường; thực hiện tốt các chương trình trồng rừng, bảo vệ tài nguyên nước, tài nguyên các vùng ven biển...

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh đến năm 2020 (Trang 99 - 104)