0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Quy hoạch phát triển xã hội

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020 (Trang 59 -68 )

2.3.2.1. Dân số

Là vùng đất được khai phá từ việc quai đê lấn biển cải tạo phù sa lập ấp lâu đời, thị xã Quảng Yên có bề dày văn hoá và lịch sử, giàu truyền thống xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phong tục tập quán sinh hoạt đậm nét văn hoá lúa nước của dân cư đồng bằng sông Hồng.

Dân số Quảng Yên năm 2013 có 137.890 người, trong đó dân số thành thị có 14.520 người chiếm 10,52%, dân số khu vực nông thôn 123.370 người chiếm 89,47% dân số toàn thị xã (bình quân giảm 3,29% giai đoạn 2006 - 2010), mật độ dân số bình quân 425 người/km2

(tăng 13 người so với năm 2004) và phân bố không đều. Tại phường trung tâm, các xã đồng bằng thuận lợi cho sản xuất, giao thông nông thôn hoàn chỉnh… thì mật độ dân số cao như phường Quảng Yên: gần 3.000 người/km2, các xã, phường: Cộng Hoà, Hiệp Hoà, Cẩm La, Phong Hải có mật độ dân cư trên 1.000 người/km2. Tuy nhiên một số xã, phường lại có mật độ dân số rất thấp xấp xỉ 100 người/km2.

2.3.2.2. Giáo dục và đào tạo

Đến năm 2013 toàn thị xã có 34/66 trường đạt chuẩn quốc gia. Kết thúc năm học 2012-2013, số học sinh lên lớp bậc tiểu học đạt 99,7%, bậc THCS đạt 92,0%, bậc THPT đạt 98,4%. Số học sinh tốt nghiệp THCS đạt 99,0%; tốt nghiệp THPT đạt 96,8%, khối bổ túc THPT đạt 92,0%. Số trẻ vào lớp 1 đạt 100%. Tất cả các xã, phường

Học viên: Lê Đức Toản 58 trong thị xã đều có trường mẫu giáo, trường tiểu học và THCS, cụ thể: 20 trường mẫu giáo, 21 trường tiểu học, 19 trường THCS, 06 trường THPT và 01 trung tâm hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên, 19 trung tâm học tập cộng đồng, 01 trường cao đẳng và 01 trường Đại học (đang triển khai đầu tư xây dựng). 100% số trường được kiên cố hóa; 55 trường (trong đó: 100% trường THPT và THCS, 95% trường tiểu học) được xây cao tầng đạt 83,3%. Thị xã Quảng Yên đã được công nhận phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS từ năm 2005. Có 14/18 xã đạt tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) đạt trên 70% trở lên; phổ cập giáo dục mầm non.

Việc xã hội hóa giáo dục được quan tâm của toàn xã hội nên đã có những chuyển biến rõ rệt đó là có 04 trường ngoài công lập được xây dựng, 100% số xã có Trung tâm học tập cộng đồng chứng tỏ việc huy động nguồn vốn trong dân phục vụ cho công tác giáo dục bước đầu đạt kết quả tốt. Phong trào khuyến học, khuyến tài phát triển mạnh, có hiệu quả và được nhân dân hưởng ứng. Trong lĩnh vực đào tạo nghề đã chú trọng các hình thức liên kết, linh hoạt về tổ chức, từng bước đáp ứng được nhu cầu về đào tạo nguồn nhân lực.

Những năm qua, thị xã đã chú trọng đầu tư xây dựng các trường học đạt chuẩn quốc gia, kiên cố hóa trường học và xây dựng nhà công vụ nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục của thị xã.

2.3.2.3. Y tế

Năm 2013, trên địa bàn thị xã có 01 bệnh viện, 02 phòng khám đa khoa, 19 trạm y tế. Số cơ sở y tế tuy không tăng nhưng mạng lưới y tế cơ sở đã được củng cố và ngày càng tiến bộ. Đến trước năm 2010, 19/19 số xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế; đến năm 2013, có 7/19 xã phường đạt chuẩn quốc gia theo tiêu chí mới. Đội ngũ cán bộ thường xuyên luân chuyển tăng cường cho y tế cơ sở, 15/19 trạm có bác sĩ công tác. Tỷ lệ bác sĩ trung bình là 4,8 bác sỹ/vạn dân. Công tác đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ bác sĩ được coi trọng, 100% cộng tác viên y tế thôn được đào tạo và tập huấn. Công tác phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được quan tâm của các cấp, các ngành thông qua các

Học viên: Lê Đức Toản 59 chương trình mục tiêu quốc gia về y tế. Y tế dự phòng được đẩy mạnh nên không có dịch bệnh lớn trên địa bàn. Chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân đã tạo được chuyển biến rõ rệt nên tỷ lệ bệnh nhân chuyển lên tuyến trên giảm. Mạng lưới khám chữa bệnh và hành nghề y, dược tư nhân được mở rộng. Công tác quản lý nhà nước về y tế cũng được nâng lên.

Công tác truyền thông dân số, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được quan tâm, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm từ 14,7% năm 2005 xuống còn 9% năm 2013, tỷ lệ người sinh con thứ 3 còn 4,7% giảm 1,6% so với năm 2005. Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng mở rộng đạt 100%.

2.3.2.4. Văn hóa thông tin, thể dục thể thao

Hoạt động văn hoá, thông tin, thể thao những năm qua được đẩy mạnh phát triển nhờ đó đã có tác động tích cực đến đời sống tinh thần của nhân dân và trật tự an toàn xã hội. Các hình thức tổ chức ngày càng đa dạng cùng hướng tới các sự kiện chính trị của đất nước. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã tìm được các gương điển hình tiên tiến, góp phần nâng cao nhận thức, định hướng cho người dân. Chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” được nâng lên. Tỷ lệ gia đình văn hoá đạt 87,5% cao hơn so với thời kỳ quy hoạch là 17,3%; tỷ lệ khu, thôn, xóm dân cư văn hóa đạt trên 70% vượt 10% so với quy hoạch.

Đã xây mới đài truyền thanh, truyền hình Thị xã, lắp đặt mới 9 đài phát sóng FM ở các xã, 155/179 (đạt 86,6%) số thôn, xóm, khu phố có nhà văn hóa cộng đồng phục vụ sinh hoạt văn hoá văn nghệ quần chúng nhưng đã có 37 nhà văn hóa thôn đạt chuẩn. Các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể được bảo tồn và phát huy. Nhiều lễ hội văn hóa truyền thống được bảo tồn và phục dựng.

Hoạt động sáng tác văn học nghệ thuật được quan tâm và phát triển. Thị xã đã ban hành quy chế xét tặng Giải thưởng văn nghệ Bạch Đằng nhằm động viên, khuyến khích các cá nhân sáng tạo nghệ thuật về Thị xã Quảng Yên.

Học viên: Lê Đức Toản 60 nhi, nhiều công trình thể thao, vui chơi giải trí cho thanh thiếu niên được sử dụng từ nguồn vốn ngoài ngân sách. Thành lập nhiều câu lạc bộ thể thao cấp thị xã ở các bộ môn như cầu lông, bóng đá, bóng chuyền, bơi lội, bơi chải, cờ vua, cờ tướng, võ vật ... đã thu hút sự tham gia của nhân dân.

Khó khăn trong hoạt động văn hoá thể thao cơ sở là thiếu kinh phí tổ chức và hình thức tổ chức chưa phù hợp với thanh thiếu niên, nhi đồng.

2.3.2.5. Khoa học công nghệ

Đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong phát triển công nghiệp - TTCN, dịch vụ, nông nghiệp, nông thôn trong việc bảo quản, chế biến hải sản.

Ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại vào phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực trồng trọt (hoa, rau an toàn, lúa đặc sản năng suất cao) với số lượng lớn và chất lượng tốt, giá thành rẻ để đáp ứng nhu cầu và yêu cầu thị trường. Quản lý và khai thác hiệu quả những thương hiệu nông sản đã được xây dựng; Tiếp tục xây dựng thương hiệu cho một số sản phẩm có thế mạnh của thị xã bằng cách tăng hàm lượng công nghệ;

Phát triển khoa học và công nghệ nhằm phục vụ trực tiếp các mục tiêu chủ yếu trong phát triển kinh tế - xã hội, gắn kết chặt chẽ với các hoạt động kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, giáo dục - đào tạo.

Phát triển hợp lý, đồng bộ khoa học xã hội, khoa học kỹ thuật và công nghệ. Ưu tiên đẩy mạnh nghiên cứu triển khai ứng dụng, đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống, đẩy nhanh tốc độ đầu tư đổi mới công nghệ trong tất cả các ngành, các lĩnh vực. Tiếp thu và chuyển giao ứng dụng có chọn lọc các ngành công nghiệp, dịch vụ công nghệ cao.

Quy hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đầu đàn đi đôi với chính sách sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh, khuyến khích các hoạt động nghiên cứu - phát triển có chất lượng và thương mại hoá các kết quả nghiên cứu.

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá cả về chất lượng, giá thành sản phẩm. Đẩy mạnh tư vấn, chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ vào thực tiễn đời sống và sản xuất các sản phẩm truyền thống.

Học viên: Lê Đức Toản 61 Công tác xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn thế trận an ninh nhân dân và sự phối kết hợp giữa các lực lượng trên địa bàn hiệu quả hơn. Các lực lượng vũ trang trên địa bàn đã duy trì nghiêm túc chế độ thường trực chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng tham gia xử lý các tình huống, phối hợp trong công tác phòng chống bão lụt, tìm kiếm cứu nạn…. Thực hiện tốt công tác xây dựng khu vực phòng thủ, bổ sung hoàn chỉnh các kế hoạch phát triển. Củng cố và tăng cường chất lượng công tác huấn luyện chiến đấu cho các đơn vị dân quân tự vệ, dự bị động viên. Công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh được đổi mới cả hình thức và nội dung. Thực hiện nghiêm túc các chính sách hậu phương quân đội. Thực hiện tốt công tác đăng ký khám tuyển và gọi thanh niên đủ tuổi nhập ngũ.

Công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ bí mật Nhà nước được đảm bảo, chủ động nắm và dự báo tình hình, triển khai các biện pháp đấu tranh ngăn chặn các hoạt động xâm nhập, an ninh tư tưởng văn hóa, chống “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” phát triển. Công tác quản lý người nước ngoài trên địa bàn, trật tự an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy, quản lý các vũ khí và vật liệu nổ được tăng cường. Lực lượng công an xã, bảo vệ khu phố được củng cố. Chủ động triển khai các biện pháp phòng ngừa và đấu tranh trấn áp tội phạm, giải quyết tệ nạn xã hội. Kết quả là phạm pháp hình sự giảm bình quân 10%/năm, tỷ lệ trọng án được điều tra làm rõ đạt 88%. Công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông được tăng cường nên tai nạn giao thông nghiêm trọng trên các tuyến quốc lộ giảm rõ rệt. Kết quả trên đã góp phần ổn định chính trị, xã hội tạo môi trường thuận lợi để thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã thời kỳ vừa qua

Môi trường

Bảo vệ môi trường cần nhìn nhận theo quan điểm tổng thể phát triển “xanh”, phát triển bền vững.

Các ngành phải tuân thủ tiểu chuẩn quốc gia và chất lượng nước và không khí đồng thời tham khảo các tiêu chí quốc tế như tiêu chuẩn của châu Âu, Mỹ và Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Học viên: Lê Đức Toản 62 Được sự quan tâm của các cấp, các ngành nên các vấn đề an sinh xã hội đã chuyển biến rõ nét tác động tích cực đến phát triển kinh tế, hàng năm đã tạo việc làm mới khoảng 500 lao động. Công tác giảm nghèo đã đạt được kết quả tích cực, có chiều sâu và mang tính xã hội cao. Thị xã đã đầu tư hỗ trợ đầu tư hạ tầng thiết yếu cho 04 cụm dân cư nghèo ở các xã, phường: Minh Thành, Tiền An, Tiền Phong, Cẩm La. Năm 2005 có 2.512 hộ nghèo chiếm 7,7% số hộ, đến năm 2013 còn 895 hộ chiếm 2,43% giảm bình quân 16,8%/năm. Đây là kết quả của chương trình hỗ trợ xây dựng nhà ở cho các hộ nghèo. Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ giáo dục, đào tạo nghề, bảo hiểm y tế, cho vay vốn ưu đãi và trợ giúp công cụ lao động sản xuất đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo. Đây là kết quả của chương trình giảm nghèo trong đó đã thực hiện tốt các chương trình, dự án, chính sách chương trình: hỗ trợ xây dựng nhà ở cho các hộ nghèo, các chính sách hỗ trợ giáo dục, đào tạo nghề, bảo hiểm y tế, cho vay vốn ưu đãi và trợ giúp công cụ lao động sản xuất đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với người có công thực hiện tốt, Thị xã đã tu sửa 02 nghĩa trang liệt sĩ, tu sửa và xây mới nhà bia tưởng niệm liệt sĩ ở một số xã, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người có công. Quảng Yên là địa phương có số lượng đối tượng người có công với cách mạng nhiều; đứng thứ 3/14 huyện, thị xã, thành phố (chỉ sau Hạ Long và Đông Triều, có hơn 2.000 đối tượng người cao tuổi đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng trong tổng số hơn 14.000 đối tượng người cao tuổi toàn tỉnh).

Tuy nhiên về công tác chăm sóc đời sống và phong trào đền ơn đáp nghĩa của địa phương vẫn còn có những hạn chế về công tác tuyên truyền vận động xây dựng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp huyện và cấp xã kết quả đạt thấp so với nhiều địa phương khác trong tỉnh (Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái, Đông Triều và có năm thấp hơn cả huyện Vân Đồn, Hải Hà, thậm chí thấp hơn cả Hoành Bồ và Ba Chẽ), cụ thể như: Năm 2009 vận động được 82,6 triệu đồng trên tổng số 2428,9 triệu đồng toàn tỉnh (trong khi đó Vân Đồn là 101,5 triệu đồng, Hải Hà là 131,2 triệu đồng); Năm 2010 vận động được 57,8 triệu đồng trên tổng số 2.353,5 triệu đồng toàn tỉnh (trong khi đó Vân Đồn là 146, 5 triệu đồng, Ba Chẽ 73,1 triệu đồng); Năm 2011 vận động được 89.5

Học viên: Lê Đức Toản 63 triệu đồng trên tổng số 2178,2 triệu đồng toàn tỉnh (trong khi đó Hoành Bồ là 231,9 triệu đồng, Ba Chẽ 86,1 triệu đồng. Như vậy, công tác hỗ trợ đời sống người có công ở địa phương vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là công tác hỗ trợ người có công cải thiện nhà ở (kinh phí hỗ trợ người có công xây mới, sửa chữa nhà ở hầu hết do Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp tỉnh hỗ trợ; năm 2010: 500 triệu, năm 2011: 1.040 triệu, năm 2012: 1.080 triệu, năm 2013: 2.000 triệu). Hiện tại theo báo cáo của UBND thị xã Quảng Yên (báo cáo năm 2013) địa phương vẫn còn 202 hộ gia đình chính sách người có công còn có khó khăn về nhà ở đề nghị hỗ trợ xây mới và sửa chữa.

Nhìn chung, trong những năm vừa qua nhờ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Thị xã về việc thực hiện các mặt chính sách xã hội nên giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo và hỗ trợ kịp thời các đối tượng chính sách xã hội, các đối tượng khó khăn, góp phần giữ gìn ổn định xã hội, kiểm soát được tình hình tệ nạn xã hội trên địa bàn, tăng cường niềm tin trong nhân dân vào các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước.

2.3.2.8. Giao thông

Thị xã Quảng Yên là địa bàn có hệ thống giao thông khá đa dạng gồm: đường bộ, đường sắt và đường sông pha biển.

- Về giao thông đường bộ: Thị xã Quảng Yên có 504,2 km đường bộ, trong đó: Quốc lộ: 7 km, Tỉnh lộ: 26 km, Huyện lộ: 54,9 km và 416,3 km đường liên

xã.

Nếu phân theo chất lượng đường có 8,3% đường nhựa, 59,5% đường đá dăm và 32,2% đường bê tông.

Tuyến đường quan trọng nhất trong hệ thống giao thông của Thị xã là Biểu Nghi – Bến Rừng (Tỉnh lộ 331) là tuyến giao thông đối ngoại duy nhất chạy từ phía Tây qua địa bàn Thị xã nối với Quốc lộ 18 ở phía Bắc đạt tiêu chuẩn cấp 3 đồng bằng kết nối với thành phố Hải Phòng và thành phố Hạ Long. Từ Bắc xuống Nam mới có

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020 (Trang 59 -68 )

×