Từ việc tìm hiểu và phân tích sự thành công cũng như thất bại trong việc quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ở một số quốc gia trên thể giới cũng như địa phương ở Việt Nam, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm để từ đó lựa chọn được những phương án quy hoạch phù hợp nhất.
Đối với Nhật Bản, việc quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch hạ tầng cơ sở để các nhà đầu tư được công bố rộng rãi và nhân dân tham gia thực hiện. Điểm đặc biệt nhất trong luật quy hoạch đô thị Nhật Bản là trong các chương trình đầu tư phát triển đô thị, luật quy định tối thiểu 40% dự án phải ưu tiên cho địa phương quản lý thực hiện. Chính việc đề cao vai trò của địa phương đã giúp Nhật Bản có một hệ thống quy hoạch tổng thể khoa học và hợp lí.
Học viên: Lê Đức Toản 36 được hiệu quả của việc triển khai đồng bộ và xuyên suốt về quy hoạch trong các thời kỳ. Nhờ vào việc luôn chú trọng quy hoạch song song phát triển kinh tế mà Singapore luôn chú trọng đầu tư nhằm nâng cao cơ sở hạ tầng, thiết kế quy hoạch một cách hợp lí và hiệu quả phù hợp với sự phát triển hiện đại.
Hà Nội - Phong cách quy hoach theo hướng hiện đại hóa nhưng vẫn giữ nét truyền thống, tạo điểm nhấn cho các khu vực với những công trình riêng, tạo ra sự hài hòa với các khu dân cư kết hợp các công trình kiến trúc phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên việc quy hoạch thành phố hiện nay không được đồng bộ dẫn đến tình trạng nhà siêu mỏng, siêu bé,.. đã làm ảnh hưởng chung đến mỹ quan thành phố. Còn nhiều các dự án treo làm lãng phí nguồn tài nguyên do không thống nhất về giải phóng mặt bằng, kinh phí thực hiện các dự án. Để tránh tình trạng này xảy ra thì Chính quyền thành phố đã thu hồi các dự án treo, tập trung đầu tư các công trình hạ tầng, phê duyệt kỹ lưỡng và hạn chế cấp phép đầu tư đối với những dự án không khả thi tránh tình trạng cấp phép tràn lan, lợi dụng quỹ đất thành phố.
Đà Nẵng – một trong những thành phố trẻ và đáng sống nhất Việt Nam lại đi theo hướng riêng của mình đó là việc tập trung phát triển các công trình hạ tầng để phục vụ lợi ích của nhân dân trước tiên, song song đó là phục vụ cho các ngành công nghiệp, dịch vụ, sự công khai minh bạch trong các dự án thông qua việc trưng cầu ý dân đã giúp cho thành phố thống nhất được các dự án quy hoạch cũng như đảm bảo tiến độ để tránh các quy hoạch treo. Việc cải cách các thủ tục hành chính cũng giúp cho người dân và các nhà thầu hoàn thành nhanh các thủ tục để tiến hành xây dựng.
Từ bài học “Tinh thần tư duy bao cấp” dẫn đến những hậu quả to lớn, đó là sự bùng phát các khu quy hoạch tư nhân, thành phố Hồ Chí Minh đã sửa sai bằng việc tập trung phát triển ngành, lĩnh vực có lợi thế, từ đó nâng cao chất lượng tăng trưởng và cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp.
Học viên: Lê Đức Toản 37
Kết luận chương 1:
Trong chương này tác giả đã đi sâu nghiên cứu và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh và các khái niệm, ý nghĩa, vai trò của quy hoạch tổng thể trong phát triển kinh tế xã hội, cũng như những yêu cầu để thực hiện quy hoạch tổng thể. Đồng thời, từ việc đưa ra những dẫn chứng về quá trình quy hoạch ở 3 thành phố lớn trong nước: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và 2 quốc gia khác là Nhật Bản và Singapore, tác giả đã rút ra những bài học kinh nghiệm cho riêng mình, để từ đó học hỏi những thành công mà các địa phương đã làm được cũng như tránh những sai lầm đã xảy ra. Cụ thể, những thành phố và quốc gia thành công trong việc quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội là những khu vực coi việc quy hoạch dựa trên lợi ích và quyền quản lý của dân và chính quyền địa phương, đó cũng là những dự án thân thiện với môi trường thiên nhiên, mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người. Ngược lại, dự án quy hoạch vụn lẻ, mang nặng tinh thần tư duy bao cấp sẽ khó phát triển bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao.
Từ những bài học rút ra làm cơ sở nền tảng để tác giả tiếp tục hoàn thiện luận văn của mình với việc đánh giá thực trạng quy hoạch trong chương 2 và đưa ra một số giải pháp nâng cao công tác quy hoạch trong chương 3.
Học viên: Lê Đức Toản 38
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THỊ XÃ QUẢNG YÊN ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN