kinh tế- xã hội tại một số địa phương ở Việt Nam
1.3.3.1. Hà Nội – những bài học quy hoạch
Đối với thành phố là thủ đô của cả nước - Hà Nội đã trải qua nhiều quá trình quy hoạch nhất từ trong lịch sử tới nay từ những dấu ấn trong những ngôi nhà, con đường, cây cầu của Pháp, Mĩ, Nhật,.. đã để lại cho tới diện mạo hiện đại, phồn vinh như ngày nay, đằng sau đó là rất nhiều bài học quy hoạch.
Ngay sau khi chiếm được Thành Hà Nội, người Pháp đã muốn biến Hà Nội "thành một thành phố châu Âu". Với mục đích trên, người Pháp bắt đầu xác định địa giới thành phố Hà Nội. Qua hai lần quy hoạch lớn đã giúp cho thành phố phá bỏ các ngôi nhà tranh vách đất, xây dựng các tuyến phố mới, quan tâm đến thẩm mỹ chung của cả khu phố. Chính trong thời gian này, nhiều quy định đã được ban hành phục vụ việc quản lý và xây dựng, ví như, tại một số tuyến phố mới mở, chỉ được phép xây dựng những căn nhà kiểu Âu, cấm xây nhà kiểu bản xứ hoặc nhà chia ô. Số người sử dụng ở mỗi phòng ngủ tối đa là 1người/25m2. Những căn nhà có sẵn từ trước, phải sửa chữa lại cho phù hợp với quy định mới. Đến năm 1924, vị kiến trúc sư Enest Hébrard tiếp tục cho ra đời một bản quy hoạch do ông thiết lập với những quy định chặt hơn về mặt kiến trúc.
Cùng với việc chỉnh trang khu 36 phố phường, thành phố mở ra những khu xây dựng mới theo "quy hoạch ô bàn cờ", tạo thành những đại lộ, những ô phố khang trang mà nay ta còn thấy rõ ở những "khu phố Tây". Trong giai đoạn 1928-1945, Chính
Học viên: Lê Đức Toản 32 quyền thuộc địa Pháp vẫn tiếp tục thực hiện theo bản quy hoạch của Enest Hébrard, tập trung cải tạo, sắp xếp các đường phố trong khu vực nội thành. Hầu hết các phố ở Hà Nội đã được rải đá, rải nhựa dưới lòng đường, vỉa hè được lát và có hệ thống cống rãnh.
Những kiến trúc sư người Pháp khi đó đã có suy nghĩ thực tế, kế thừa kết nối cộng sinh với đô thị bản địa, hòa nhập với kiến trúc xây dựng truyền thống của Việt Nam. Bên cạnh đó, họ cũng tự lượng sức mình, làm được đến đâu, vẽ đến đó, không có quy hoạch treo.
Một lý thuyết quy hoạch khác đã được người Pháp áp dụng thành công, đó chính là tạo các điểm nhấn cho từng khu vực. Có thể thấy như Nhà hát lớn Hà Nội chính là điểm nhấn cho toàn bộ khu vực Tràng Tiền, ga Hàng Cỏ (ga Hà Nội) là điểm nhấn cho tuyến phố Trần Hưng Đạo và khu vực xung quanh
Về tổng quan, người Pháp đã đem đến đất nước ta nhiều kiến thức mới trong quy hoạch đô thị, làm thay đổi nhiều quan niệm về nhà ở, về xây dựng hiện đại nhưng vẫn mang đậm yếu tố truyền thống.
Tuy nhiên hiện nay vẫn còn rất nhiều các công trình, dự án treo làm lãng phí nguồn tài nguyên đất. Chính vì vậy chính quyền thành phố đã ban hành những chính sách thắt chặt quản lý cấp phép các dự án mới, tập trung đầu tư các dự án trọng điểm tránh đầu tư dàn trải để đem lại hiệu quả cao. Chủ trương quy hoạch tổng thể thành phố Hà Nội do Thủ tướng Chính phủ cũng như Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội cũng có những thay đổi để phù hợp với yêu cầu của sự phát triển, Hà Nội sẽ là một Thủ đô văn minh với tổ chức xã hội phù hợp với trình độ tiên tiến về kinh tế tri thức và công nghệ thông tin, có được những hệ thống công trình văn hoá tiêu biểu của cả nước. Hà Nội sẽ là Thủ đô có không gian xanh, sạch, đẹp, hiện đại, có kiến trúc đô thị mang dấu ấn của một Thủ đô ngàn năm văn hiến và mang đậm bản sắc văn hoá của cả dân tộc.
1.3.3.2. Đà Nẵng và bài học lớn về quy hoạch đô thị
Đà Nẵng là thành phố trẻ, có tốc độ phát triển nhanh trong những năm gần đây. Sự phát triển không những về quy mô đô thị mà còn phát triển cả về chất lượng đi theo
Học viên: Lê Đức Toản 33 hướng hiện đại hóa, nhưng phải bảo đảm mục tiêu thành phố thân thiện với môi trường và lấy lợi ích của người dân làm trung tâm.
Để đạt được điều này phải nói đến sự đóng góp của ngành Xây dựng Đà Nẵng trong việc quy hoạch phát triển đô thị tạo nền cho việc phát triển kinh tế - xã hội không những ở hiện tại mà cho cả một tương lai phát triển bền vững của địa phương.
Không thể phủ nhận những thành tựu mà ngành Xây dựng Đà Nẵng đạt được trong thời gian qua, với khối lượng công việc khổng lồ đã hoàn thành. Những mảng sáng về quy hoạch đô thị Đà Nẵng đã dần hiện rõ với việc định hình cấu trúc chung đô thị cũng như các đầu mối về kết nối công trình kỹ thuật. Quy hoạch chi tiết cũng xác định hệ thống không gian trung tâm, các điểm nhấn trọng yếu, bớt dần quy hoạch chia lô nên đã xuất hiện nhiều khu đô thị mới, nhiều tổ hợp đô thị sinh thái và hiện đại.
Khác với các thành phố khác, Đà Nẵng quy hoạch phát triển đô thị là vì dân, phục vụ cho dân cho nên trong những năm qua xác định nhiệm vụ trọng tâm, ngành Xây dựng Đà Nẵng đã có nhiều nỗ lực trong công tác quy hoạch đô thị. Chính vì vậy thành phố đã tập trung đầu tư phát triển hạ tầng đô thị với hàng loạt các dự án KDC mới, khu đô thị mới theo chiều rộng, tạo nên sức lan tỏa về đô thị hóa một cách đồng bộ. Gắn với phát triển hạ tầng KDC, hạ tầng đô thị như đường giao thông nội thị, giao thông liên vùng, liên khu vực được kết nối khang trang. Hạ tầng cấp nước, cấp điện, thoát nước, thông tin liên lạc, điện chiếu sáng, vệ sinh môi trường được đầu tư.
Cũng sớm nhìn thấy hạn chế trong công tác quy hoạch ở các đô thị khác trong nước, ngành Xây dựng Đà Nẵng đã tham mưu cho thành phố trong việc kiên quyết không để tái diễn các kiểu nhà siêu mỏng, siêu méo, góc cạnh xù xì làm xấu cảnh quan đô thị. Để thực hiện được điều này, Đà Nẵng luôn công khai quy hoạch đến tận các hộ dân; người dân được tham gia ý kiến về công tác di dời, giải tỏa, bố trí tái định cư, bảo đảm cuộc sống lâu dài. Bên cạnh đó Đà Nẵng còn tăng cường công tác quản lý chất lượng xây dựng, chất lượng đô thị một cách chuyên nghiệp đã tạo ra một đô thị đẹp, có màu sắc.
Sự thay đổi của thành phố hôm nay là kết quả của một chiến lược quy hoạch và phát triển đô thị bài bản, có định hướng, có mục tiêu. Đây cũng là bài học lớn của Đà Nẵng trong việc thực hiện tốt công tác quy hoạch đô thị tạo nên một thương hiệu cho Đà Nẵng được nhiều địa phương trong cả nước tìm hiểu học hỏi. Phương thức đổi đất lấy hạ
Học viên: Lê Đức Toản 34 tầng và lấy quy hoạch nuôi quy hoạch được Đà Nẵng áp dụng nhuần nhuyễn và rất thành công, để từ đó phát triển hạ tầng, thu hút đầu tư cả trong nước và nước ngoài, tạo thêm nhiều việc làm mới cho người dân thành phố.
Diện mạo Đà Nẵng giờ đây đang thay đổi từng ngày, đô thị Đà Nẵng như đang khoác một chiếc áo hoa rực rỡ đầy thu hút khi đêm về lung linh huyền ảo dưới ánh đèn, một Đà Nẵng hôm nay đang rạo rực đầy sức sống xuân thì, Đà Nẵng hôm nay có bàn tay góp sức của những con người ngành Xây dựng Đà Nẵng tạo nên.
1.3.3.3. Thành phố Hồ Chí Minh – những dấu ấn “quy hoạch vụn” và định hướng tương lai
Những năm 2009 bài toán quy hoạch dường như là vấn đề được quan tâm nhiều nhất tại thành phố Hồ Chí Minh khi mà có rất nhiều bất hợp lý và chưa hiệu quả trong quá trình quy hoạch. Theo đánh giá của các chuyên gia kiến trúc, quy hoạch chung các TP lớn ở nước ta nói chung và TP.HCM nói riêng đã gặp phải một số nhược điểm rất lớn. Rõ nhất là quy hoạch vẫn mang nặng “tinh thần tư duy bao cấp”. Đối tượng đầu tư chính vẫn là Nhà nước chứ hoàn toàn không chú ý đến sự bùng phát của các khu quy hoạch tư nhân. Khi cơ chế thị trường mở cửa, sự phát triển ồ ạt của hàng loạt các dãy phố, các khu đô thị mới mọc lên khắp nơi, trong khi bộ phận quy hoạch của nhà nước không thể kiểm soát nổi. Vai trò quy hoạch TP không theo kịp sự bùng phát các khu đô thị đã dẫn đến tình trạng những KĐT chắp vá, manh mún thiếu tính hệ thống đi kèm như điện, giao thông, nước các cơ sở trường học, y tế, chợ… Đặc biệt là không quy hoạch cốt nền hoàn chỉnh dẫn đến thảm họa ngập lụt toàn TP trong nhiều năm qua chưa giải quyết nổi. Hậu quả ai cũng thấy rõ ở các quận như Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Phú, Bình Tân, Tân Bình các KĐT xây dựng trở nên hỗn loạn.
Một trong những hạn chế về tầm nhìn thể hiện rõ ràng là trong quy hoạch tổng thể năm 1993 không có khu Nam Sài Gòn mà chỉ chú trọng đến những khu vực khác. Nhưng may mắn là KĐT này đã làm rất tốt.
Chính sách phát triển kinh tế không rõ ràng dẫn đến quy hoạch lệch lạc và không theo kịp yêu cầu: TP phát triển kinh tế theo hướng nào và phát triển cái gì là chủ yếu, thì không nhìn thấy được, lẽ ra TP chỉ tập trung vào khu công nghệ cao và dịch vụ thương mại, thu hút đội ngũ trí thức, lao động bậc cao thì chúng ta lại cho các nhà đầu tư vào phát
Học viên: Lê Đức Toản 35 triển một cách ồ ạt các KCN, thu hút lao động phổ thông với đủ các loại hình sản xuất như giày da, may mặc, gia công chế biến... Dẫn đến sự có mặt của 15 KCN trên địa bàn TP và kéo theo gần 1 triệu công nhân về đây sinh sống.
Xem xét và đánh giá tình hình, khắc phục và sửa chữa những yếu kém trong quá khứ, Thành phố Hồ Chí Minh đặt ra cho mình những định hướng và mục tiêu phát triển mới trong giai đoạn mới.
Theo quy hoạch, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tập trung phát triển những ngành, lĩnh vực có lợi thế, hướng đến nâng cao chất lượng tăng trưởng và kinh tế tri thức; cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh sang khu vực dịch vụ, theo hướng dịch vụ -công nghiệp - nông nghiệp.
Trong đó, về dịch vụ, Thành phố tập trung phát triển chín nhóm ngành dịch vụ tài chính - ngân hàng - tín dụng - bảo hiểm, thương mại, vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng, bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin - truyền thông, kinh doanh tài sản - bất động sản…
Về công nghiệp, Thành phố tập trung vào những ngành có hàm lượng giá trị gia tăng cao; phát triển bốn nhóm ngành cơ khí, điện tử - công nghệ thông tin, lương thực thực phẩm, hóa dược - cao su, ngoài ra thành phố cũng sẽ chú trọng vào các ngành công nghiệp sinh học, công nghiệp sạch, tiết kiệm năng lượng, tiếp tục phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ