a. Dân số
Dân số Quảng Yên năm 2013 có 137.890 người, trong đó dân số thành thị có 14.520 người chiếm 10,52%, dân số khu vực nông thôn 123.370 người chiếm 89,47% dân số toàn thị xã (bình quân giảm 3,29% giai đoạn 2006 - 2010), mật độ dân số bình quân 425 người/km2 cao hơn mức trung bình của toàn tỉnh (trung bình của tỉnh là 187 người/ km2) và phân bố không
Học viên: Lê Đức Toản 43 đều. Tại phường trung tâm, các xã đồng bằng thuận lợi cho sản xuất, giao thông nông thôn hoàn chỉnh… thì mật độ dân số cao như phường Quảng Yên: gần 3.000 người/km2, các xã, phường: Cộng Hoà, Hiệp Hoà, Cẩm La, Phong Hải có mật độ dân cư trên 1.000 người/km2. Tuy nhiên một số xã, phường lại có mật độ dân số rất thấp xấp xỉ 100 người/km2.
Thị xã Quảng Yên gồm 24 dân tộc đang sinh sống, gồm:
Dân tộc Kinh chiếm tuyệt đại đa số các dân tộc trong thị xã 99,43%;
Dân tộc Tày chiếm 0,16%; dân tộc Thái chiếm 0,08%, dân tộc Hoa và dân tộc Hmông chiếm 0,07%
Còn lại là các dân tộc khác chỉ có từ 1 đến vài chục người như: Nùng, Mường, Dao, Thổ, Sán Dìu, Sán Chay, Giáy, Tà Ôi ...
Cơ cấu dân số nam luôn cao hơn nữ, trong năm 2013 nam chiếm 50,78% tổng dân số; nữ chiếm 49,22% tổng dân số.
Số hộ dân trong thị xã có: 37.369 hộ, bình quân 3,69 người/hộ bằng mức bình quân chung của toàn tỉnh (Bình quân chung của tỉnh là 3,7 người/hộ).
Sự phân bố dân cư theo đơn vị hành chính trong Thị xã không đều. Tại phường Quảng Yên và các phường Phong Hải, xã Cẩm La, xã Hiệp Hoà, phường Cộng Hoà, xã Tiền An, phường Yên Giang dân cư tập trung đông mật độ 1.196 người/km2. Ngược lại các phường Tân An, xã Liên Hoà, xã Liên vị… có mật độ 490 người/km2, còn lại các xã Hoàng Tân, Tiền Phong có mật độ dân số thưa thớt 95 người/km2.
Tỷ lệ phát triển dân số trung bình qua các năm từ 2005 đến năm 2013 là 1,0% thấp hơn mức trung bình của toàn tỉnh (trung bình của Tỉnh là 1,05%). Tuy nhiên tỷ lệ phát triển dân số có sự chênh lệch giữa 2 khu vực nông thôn và thành thị. Cụ thể tỷ lệ tăng dân số thành thị là 0,63%, nông thôn 1,01%.
Lao động, việc làm: Tổng số lao động trong độ tuổi hiện có 79.000 người, chiếm 57,3% tổng dân số. Trong những năm qua thị xã đã ban hành nhiều cơ chế chính sách phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động, bình quân mỗi năm giải quyết cho hơn 1.100 lao động.
Thu nhập và mức sống: Năm 2013, đời sống của nhân dân trong Thị xã được nâng lên rõ rệt, bình quân thu nhập đầu người đạt 17,26 triệu đồng tương đương 830
Học viên: Lê Đức Toản 44 USD/người.
Tỷ lệ hộ nghèo có 3,32% (tính theo tiêu chí mới của Việt Nam).
b.Tài nguyên du lịch, văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc
- Tài nguyên du lịch tự nhiên: Được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh quan sinh thái như: rừng thông Bác Hồ, đảo Quả Xoài, thác Mơ, đầm Nhà Mạc, khu hồ Yên Lập, hai cây lim giếng Rừng, đảo Hoàng Tân với núi đá vôi và một số hang động cổ; Bên cạnh đó Quảng Yên còn gần các địa điểm du lịch nổi tiếng như: Vịnh Hạ Long, khu du lịch Tuần Châu, đảo Cát Bà, Đồ Sơn, Yên Tử.
- Tài nguyên du lịch nhân văn: Thị xã hiện còn bảo lưu trên 200 di tích lịch sử văn hóa (với mật độ bình quân gần 1 di tích/km2), trong đó 44 di tích xếp hạng quốc gia; 18 di tích xếp hạng cấp tỉnh; Đặc biệt Di tích lịch sử Bạch Đằng gồm 10 điểm di tích được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt. Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo khu di tích lịch sử Bạch Đằng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nhân dân Quảng Yên bảo lưu khá nguyên vẹn các phong tục tập quán cổ truyền của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, có nhiều lễ hội lớn đặc sắc như: Lễ hội Bạch Đằng, lễ hội Tiên Công, lễ hội Xuống Đồng, Lễ hội Cầu Ngư, ngoài ra ở Quảng Yên còn có lễ hội truyền thống, phong tục tập quán trong lao động, sinh hoạt hội hè của dân cư vùng châu thổ Sông Hồng đi khai phá đất mới. Đây là nguồn tài nguyên to lớn nó không những có ý nghĩa du lịch mà còn có ý nghĩa giáo dục, quảng bá truyền thống văn hoá lịch sử của địa phương và dân tộc.
c.Tài nguyên biển
Bờ biển của thị xã Quảng Yên có đặc điểm địa mạo tích tụ sông – biển, có nhiều cửa sông, đáy biển kiểu delta nông, nhiều bồi tích bở rời, độ nghiêng nhỏ, trong đó có một số lạch sâu là các lòng sông cũ. Vịnh tương đối kín sóng gió do được che chắn bởi một số đảo nhỏ nên thuận lợi cho tàu thuyền qua lại và trú đậu.
d. Trên lĩnh vực kinh tế
Mặc dù trong bối cảnh chung còn nhiều khó khăn nhưng kinh tế của thị xã Quảng Yên vẫn tiếp tục phát triển toàn diện, tăng mạnh về quy mô. Năm 2013, quy mô nền kinh tế của thị xã tính theo giá trị sản xuất (giá so sánh 2010) đạt 5.951.547 tỷ đồng tăng gấp gần 2,53 lần so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2013 đạt 12,8%/năm.
Học viên: Lê Đức Toản 45 Khu vực công nghiệp - TTCN và xây dựng đạt 12,3%/năm trong thời kỳ 2001- 2010, riêng trong giai đoạn 2006-2013 đạt tốc độ tăng trưởng nhanh đạt 23,8%.
Khu vực nông - lâm - thủy sản có xu hướng phát triển chậm lại, đặc biệt là thời kỳ 2006-2013 với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 3,3%/năm, nguyên nhân là năng suất cây trồng, vật nuôi tăng ngày càng chậm trong khi đó diện tích đất dành cho ngành nông -lâm- thủy sản ngày càng giảm.
Khu vực dịch vụ có bước tăng trưởng khá, trung bình giai đoạn 2006-2013 đạt 14,2%/năm báo hiệu cho xu thế phát triển đúng hướng, tích cực.
Bảng 2.1: Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội thị xã Quảng Yên 2006-2013
Chỉ tiêu Đơn
vị 2005 2010 2013
%TB/năm 2006-2013 1. Giá trị sản xuất (giá
CĐ)
Triệu
đồng 2.350.252 4.476.000 5.951.547 12,8
- Công nghiệp, xây
dựng " 611.395 2.144.500 2.915.750 23,8 - Nông, lâm, thủy sản " 1.292.734 1.547.000 1.736.182 3,3 - Dịch vụ " 446.123 784.500 1.299.615 14,2
2. Giá trị sản xuất (giá
HH) " 1.565.963 4.476.000 7.851.517
- Công nghiệp, xây
dựng " 447.387 2.144.500 3.861.325 - Nông, lâm, thủy sản " 773.995 1.547.000 2.430.654 - Dịch vụ " 344.581 784.500 1.559.538
3. Cơ cấu GTSX (giá
HH) 100 100 100
- Công nghiệp, xây
dựng 28,6 47,9 49,2
- Nông, lâm, thủy sản 49,4 34,6 31,0
- Dịch vụ 22,0 17,5 19,8
Nguồn: Tính toán của Đề án
Học viên: Lê Đức Toản 46
Hình 2.1: Cơ cấu giá trị sản xuất thị xã Quảng Yên
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, năm 2005 khu vực nông nghiệp (bao gồm nông – lâm – thủy sản) vẫn giữ vai trò chủ đạo chiếm 49,4% giá trị sản xuất toàn thị xã, nhưng đến năm 2013 khu vực công nghiệp - xây dựng đã thay thế và chiếm tỷ trọng 49,2%, như vậy công nghiệp đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thị xã.