a.Vị trí địa lý
Thị xã Quảng Yên là đơn vị hành chính ven biển nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích tự nhiên 314,2km2. Phía bắc giáp thành phố Uông Bí và huyện Hoành Bồ, phía nam giáp đảo Cát Hải (thành phố Hải Phòng) và cửa Nam Triệu, phía đông giáp thành phố Hạ Long và vịnh Hạ Long, phía tây giáp huyện Thủy Nguyên (thành phố Hải Phòng). Thị xã có 19 đơn vị hành chính gồm 11 phường và 8 xã. Trung tâm thị xã là phường Quảng Yên nằm giữa tam giác 3 thành phố Hạ Long, Uông Bí, Hải Phòng.
Thị xã nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của tỉnh Quảng Ninh; nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ; có vị trí thuận lợi nằm gần các thành phố lớn là Hải Phòng, Hạ Long và Uông Bí, có hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ phát triển với nhiều tuyến đường giao thông quan trọng đi qua. Chính vì vậy tạo cho Quảng Yên có tiềm năng lớn về giao lưu thương mại giữa các địa phương trong nước bằng đường biển và liên kết không gian kinh tế với các thành phố Hải Phòng và Hạ Long tạo thành trục kinh tế ven biển Hải Phòng - Quảng Yên - Hạ Long và của cả vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Trong chiến lược phát triển kinh tế biển của cả nước đến năm 2020 và quy hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đến năm 2010, khu vực Quảng Ninh, Hải Phòng được xác định là một trong ba trung tâm đóng mới và sửa chữa tàu biển lớn nhất của cả nước trong thời gian tới.
b. Đặc điểm địa hình
Địa hình đồi – núi thấp: Vùng có địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế, nhóm đất
đỏ vàng thuận lợi cho trồng hoa màu, cây công nghiệp và lâm nghiệp.
Vùng đồng bằng thấp trũng: địa hình chủ yếu trong khu vực là các đồng bằng
tích tụ có nguồn gốc hỗn hợp sông – biển được bao bọc bởi hệ thống đê biển.
Với địa hình thuộc vùng cửa sông ven biển chiếm ưu thế tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thủy và neo đậu tàu thuyền. Ngoài ra, với chiều dài hơn 30 km bờ biển với nhiều cửa sông và bãi triều kết hợp với vùng vịnh kín gió là nơi trú ngụ của nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao sẽ góp phần nâng cao giá trị kinh tế từ biển
Học viên: Lê Đức Toản 68 trong cơ cấu kinh tế của thị xã trong tương lai.
c.Tài nguyên khí hậu
Thị xã Quảng Yên có hai mùa chính. Mùa đông từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, trùng với mùa khô và mưa ít. Mùa hè từ tháng 5-10 nhưng mát mẻ hơn so với vùng đồng bằng Bắc Bộ và trùng với mùa mưa, bão ở miền Bắc.
Nhìn chung chế độ khí hậu và thời tiết ở Quảng Yên có đặc điểm chung của khí hậu miền bắc Việt Nam nhưng do nằm ven biển nên ôn hoà hơn, thuận lợi cho sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp và phát triển du lịch. Nhưng khó khăn nhất về điều kiện thời tiết là chịu ảnh hưởng mạnh của bão. Bão xuất hiện từ tháng 5-10, nhiều nhất vào tháng 7-8, vận tốc gió trung bình từ 20-40m/s, gây ra mưa lớn tác động xấu đến sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt của nhân dân, nhất là đối với ngư dân. Thời tiết mùa đông lạnh gây ảnh hưởng phần nào đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt nhưng cũng tạo điều kiện cho sản xuất vụ đông, đa dạng hoá sản phẩm.
d.Tài nguyên nước và thủy năng
- Thủy văn
Nguồn nước ngầm khá phong phú, mạch nước ngầm thường nằm ở độ sâu 5-6 mét, vùng Hà Nam và ven biển nước bị nhiễm mặn ít sử dụng được, vùng Hà Bắc nước ngọt đủ để khai thác sử dụng cho sinh hoạt.
- Hải văn
Bờ biển thị xã Quảng Yên nằm trong vịnh Hạ Long, đáy biển nông và thoải. Độ sâu trung bình từ 4-6m, sâu nhất 25m. Thủy triều lên xuống hàng ngày là nhật triều, biên độ thủy triều từ 3 - 4m. Độ lớn thủy triều tại đây thuộc loại lớn ở nước ta, trung bình 3m. Tại các cửa sông, tốc độ dòng chảy khi triều rút có thể đạt 100-200m3/s, nên đáy các cửa sông khó được bồi đắp, thậm chí còn bị xâm thực và mang vật liệu bồi ra phía ngoài.
Đánh giá chung về thủy văn và nguồn nước của Thị xã: Mạng lưới dòng chảy mặt ở Quảng Yên khá dày hầu hết chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam rồi đổ ra biển qua các cửa sông, thuận lợi cho phát triển vận tải đường thuỷ và khai thác, nuôi trồng thủy sản, nhưng ít phù hợp đối với sản xuất nông nghiệp do nước bị nhiễm mặn.
Học viên: Lê Đức Toản 69
e.Tài nguyên đất
Đất là nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, thị xã Quảng Yên có diện tích đất tự nhiên là 31.420 ha
Nhóm đất đỏ vàng: hình thành trên địa hình đồi núi thấp, được chia thành 3 loại:
- Đất vàng nâu trên nền phù sa cổ: đất này chua, nghèo dinh dưỡng nên phù hợp cho mục đích để ở và trồng cây ăn quả.
- Đất vàng nhạt trên đá cát: loại đất này được sử dụng cho trồng rừng và tái sinh rừng tự nhiên.
- Đất nâu vàng trên đá vôi: Đất đai phần lớn là bãi bồi và phù sa mới, nhiều nơi bị nhiễm mặn và thấp trũng do đó muốn phát triển sản xuất nông nghiệp phải đầu tư nhiều cho xây dựng đê, kè và các công trình thuỷ lợi khác.
- Đất nông nghiệp ở thị xã Quảng Yên chiếm 61,17% diện tích đất tự nhiên, trong đó đất dành cho trồng cây hàng năm chiếm tới 87,2% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Với diện tích đất lúa như hiện nay đã đáp ứng được nhu cầu lương thực trong Thị xã. Tuy nhiên, khi bước vào quá trình phát triển đô thị và hạ tầng giao thông thì tất yếu diện tích đất nông nghiệp hiện nay sẽ bị giảm mạnh.
Đặc điểm địa hình và đất đai của một đồng bằng cửa sông ven bển phần lớn quỹ đất được tạo thành bởi phù sa bồi nguồn gốc sông – biển và chịu ảnh hưởng của biển với mức độ khác nhau tạo cho thị xã Quảng Yên có tiềm năng lớn phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.
f. Tài nguyên rừng
Rừng ở thị xã Quảng Yên chiếm diện tích không lớn, phân bố tập trung ở khu vực đồi núi cao phía Bắc giáp với huyện Hoành Bồ nhưng có vai trò quan trọng đến phát triển kinh tế của thị xã, đặc biệt là trong bảo vệ nguồn nước hồ Yên Lập, chống xói mòn, ngăn sự bồi lắng lòng sông, lòng hồ, hạn chế lũ lụt, điều tiết nguồn nước cho các dòng chảy, tạo cảnh quan sinh thái đa dạng phục vụ cho phát triển du lịch.
g.Tài nguyên khoáng sản
Học viên: Lê Đức Toản 70 chất lượng, và chủng loại. Các khoáng sản chủ yếu là vật liệu xây dựng với trữ lượng nhỏ chỉ phục vụ cho nhu cầu sản xuất trên địa bàn thị xã. Đây là khó khăn đối với sự phát triển kinh tế của thị xã, đặc biệt là phát triển công nghiệp hiện tại và trong tương lai.
h. Tài nguyên du lịch, văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc
Tài nguyên du lịch tự nhiên: Với nguồn tài nguyên du lịch sẵn có và xu thế phát triển du lịch của các vùng phụ cận, nếu được tổ chức khai thác hợp lý kết hợp với xây dựng hạ tầng du lịch tốt, Quảng Yên có cơ hội trở thành một điểm du lịch hấp dẫn trong tour du lịch Quảng Ninh – Hải Phòng – Cát Bà, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng.
Tài nguyên du lịch nhân văn: với nhiều di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng và các công trình được duy tu, cải tạo. Ngoài ra người dân Quảng Yên còn lưu giữ được nhiều phong tục cổ truyền, nhiều lễ hội,... giúp cho thị xã Quảng Yên có tiềm năng lớn để phát triển du lịch nhân văn.
Thị xã Quảng Yên có địa hình ven biển, có núi, có sông, khí hậu trong lành, có nhiều loài thủy hải sản là đặc sản trong vùng như sò, ngán, ruốc chân dài Hoàng Tân, hà cồn, hà sú, cua bể, tôm..v.v.; nhiều loại hình ẩm thực đa dạng, phong phú phù hợp cho phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch về cội nguồn, du lịch di tích và lễ hội, du lịch đồng quê. Tỉnh đang chỉ đạo thị xã Quảng Yên, thành phố Uông bí, huyện Đông triều kết nối các di tích nhà Trần như: di tích lịch sử Bạch Đằng, di tích Phật giáo Yên Tử - Uông Bí và di tích văn hóa Phật giáo nhà Trần ở Đông Triều sẽ tạo thành một trung tâm du lịch lớn trong tỉnh và trong nước.
i.Tài nguyên biển và phát triển kinh tế biển
❖ Điều kiện bờ biển và tiềm năng xây dựng cảng biển
Bờ biển của thị xã Quảng Yên có đặc điểm địa mạo tích tụ sông – biển, có nhiều cửa sông, đáy biển kiểu delta nông, nhiều bồi tích bở rời, độ nghiêng nhỏ, trong đó có một số lạch sâu là các lòng sông cũ. Vịnh tương đối kín sóng gió do được che chắn bởi một số đảo nhỏ nên thuận lợi cho tàu thuyền qua lại và trú đậu.
Đặc biệt khu vực cửa Nam Triệu, trong đó có cảng Lạch Huyện nằm ngoài cửa sông Bạch Đằng đây chính là cánh cửa phía tả ngạn vùng cửa sông, có độ mở hướng
Học viên: Lê Đức Toản 71 biển lớn và thông thoáng; luồng lạch sâu và ít bị bồi tích hơn bên trong khu vực cảng Hải Phòng; mực nước sâu bình quân 8 mét, sâu nhất đến 10 mét; sóng nhỏ dưới 1 mét, luồng lạch rộng đáp ứng được yêu cầu vào – ra của các tàu có trọng tải lớn trên 50.000 DWT. Mặt bằng không gian rộng rãi với diện tích hàng nghìn ha, thuận tiện cho xây dựng cảng bến bãi, kho hàng và các khu công nghiệp, dịch vụ. Đây là khu vực có tiềm năng lợi thế rất lớn của thị xã Quảng Yên để xây dựng cảng nước sâu kết hợp với phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất và hình thành khu kinh tế tổng hợp của Thị xã cũng như của cả tỉnh. Tuy nhiên việc phát huy tiềm năng cánh cửa phía tả ngạn vùng cửa sông Bạch Đằng hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng do những hạn chế trong phân định hành chính.
❖ Điều kiện nuôi trồng và khai thác thủy sản
Thị xã Quảng Yên có bờ biển chạy dài hơn 30 km với nhiều cửa sông và bãi triều, vùng biển nằm trong vịnh kín là nơi trú ngụ của nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao, tạo cho Thị xã có nguồn lợi thủy sản phong phú cả thuỷ sản nước mặn và nước lợ. Diện tích bãi triều, đầm phá rộng gần 12.300 ha tập trung ở khu vực cửa sông Bạch Đằng như Đầm Nhà Mạc, Cái Tráp, Đảo Quả Xoài và các khu vực Hà An, Hoàng Tân... tạo điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển các khu nuôi trồng thủy sản tập trung với năng suất cao. Diện tích bãi triều, đầm phá được chia thành 02 loại là: trong đê và ngoài đê. Đất thủy sản trong đê ít bị biến đổi do các tác nhân tự nhiên và được sử dụng để nuôi trồng thủy sản quảng canh, còn diện tích đất ngoài đê thường xuyên bị biến động nên phù hợp với khai thác tự nhiên và trồng rừng ngập mặn.
k.Yếu tố con người
Con người là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến mọi hoạt động, hiện nay công tác giáo dục rất được quan tâm tại tỉnh Quảng Ninh nói chung và thị xã Quảng Yên nói riêng. Tính đến năm 2013 lực lượng lao động tại thị xã có 79.000 người chiếm 57,3% dân số. Lao động làm việc trong nền kinh tế có 76.727 người, chiếm 97% so với lực lượng lao động. Lao động nông lâm nghiệp và thủy sản là 55.000 người chiếm 71,8%, lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng có 6.905 người chiếm 9,0%, lao động trong các ngành dịch vụ có 14.732 người chiếm 19,2%. Lực lượng lao động phần lớn đã tốt nghiệp THCS và THPT nhưng chất lượng thấp. Lao động làm việc tại các
Học viên: Lê Đức Toản 72 doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì chất lượng cơ bản đạt yêu cầu còn các lao động hoạt động tại các doanh nghiệp tư nhân, kinh tế cá thể phần lớn chưa qua đào tạo nghề. Những lĩnh vực hiện đang thiếu lao động có trình độ cao như: tài chính, ngân hàng, kiểm toán, công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông, cơ khí, chế tạo. Chất lượng lao động trong ngành phi nông nghiệp tăng dần lên do nhu cầu phát triển công nghiệp và các ngành dịch vụ - thương mại. tỷ lệ lao động được đào tạo nghề tăng lên.
Như vậy nguồn lao động của thị xã Quảng Yên khá dồi dào, lực lượng lao động trẻ, khỏe, chịu khó, thông minh, nhanh nhạy tiếp thu cái mới nhưng lực lượng qua đào tạo thấp nên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ lao động khi thị xã phát triển các khu, cụm công nghiệp, dịch vụ thương mại trong giai đoạn tới.