Những định hướng cơ bản của quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội thị xã

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh đến năm 2020 (Trang 80 - 87)

Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020

2.5.2.1. Định hướng quy hoạch phát triển kinh tế

- Công nghiệp: Nghiên cứu xây dựng các khu công nghiệp gắn với xây dựng “Thành phố thông minh” tại Quảng Yên gồm các khu chức năng: Khu đô thị, khu công nghiệp công nghệ cao và thân thiện với môi trường, khu mậu dịch tự do, các cơ sở nghiên cứu và phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao,...được triển khai theo lộ trình phát triển khu công nghiệp hiện đại khu đô thị thông minh.

Về phân bố công nghiệp, do lợi thế về vị trí địa lý của thị xã, vì vậy cần bố trí các khu, cụm công nghiệp gắn với dịch vụ và phát triển đô thị theo các trục không gian phát triển chủ yếu gồm: Trục Tây Bắc - Đông Nam, Trục Bắc – Nam và Trục Đông – Tây.

Học viên: Lê Đức Toản 79 vào năm 2015 và 2.500 tỷ đồng vào năm 2020.

- Du lịch: Trong những năm tới thị xã Quảng Yên sẽ phát triển tập trung vào Khu di tích lịch sử Bạch Đằng, phát triển du lich sinh thái và làng nghề, du lịch nghĩ dưỡng (Hoàng Tân, Quả Xoài,..)

- Dịch vụ vận tải: Dự báo giá trị sản xuất ngành vận tải tăng bình quân 15- 16%/năm giai đoạn 2016-2020, đạt mức 300-400 tỷ đồng giá trị sản xuất (giá hiện hành) vào năm 2015 và khoảng trên 600 tỷ đồng năm 2020. Khối lượng hàng hóa vận chuyển năm 2015 là trên 2.000 nghìn tấn, 3.800 nghìn tấn vào năm 2020; vận chuyển trên 6.500.000 lượt hành khách vào năm 2015 và 10.000.000 lượt hành khách vào năm 2020.

- Nông nghiệp: Đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng trong nông nghiệp để tăng năng suất lao động cũng như năng suất cây trồng vật nuôi. Tỷ suất hàng hoá nông nghiệp thời kỳ 2011-2020 đạt khoảng 35%. Hình thành các vùng sản xuất hàng hoá nông nghiệp sinh thái sạch sử dụng công nghệ cao, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần bảo đảm an ninh lương thực cho địa phương.

Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi lên khoảng 50% vào năm 2015, trên 60% vào năm 2020 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm còn khoảng 35% và tỷ trọng dịch vụ nông nghiệp tăng lên 5% trong cả giai đoạn quy hoạch.

- Về chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng công nghiệp. Đối với chăn nuôi gia cầm tập trung sản xuất, nuôi công nghiệp, nhằm kiểm soát được dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường. Phần đấu đàn lợn đến năm 2020 có khoảng 95 ngàn con. Phát triển đàn gia cầm có gần 1 triệu con năm 2020. Tổng sản lượng thịt các loại đạt 10 ngàn tấn năm 2015 và 30 ngàn tấn năm 2020.

- Lâm nghiệp: Giữ ổn định rừng, không tăng diện tích rừng nhưng duy trì độ che phủ rừng 15% để bảo vệ môi sinh môi trường cho thị xã phát triển công nghiệp và đô thị.

Đầu tư vốn, kỹ thuật khai thác hiệu quả rừng và đất ngập mặn ven biển trên địa bàn các xã, phường thị xã Quảng Yên có các tuyến đê ven biển và cửa sông. Tạo được

Học viên: Lê Đức Toản 80 những đai rừng phòng hộ chắn sóng, chống sạt lở, bảo vệ các công trình bờ, đập ven biển, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra;

- Thuỷ sản: Phấn đấu đến năm 2020, khai thác diện tích có khả năng nuôi thủy sản chuyển thành hồ sinh thái khi quá trình đô thị hóa sẽ tăng mạnh vào thời kỳ này.

Áp dụng công nghệ mới để nâng cao năng suất nuôi thuỷ sản đạt 25 đến 30 tạ/ha theo hình thức nuôi công nghiệp thâm canh và bán thâm canh vùng. Xây dựng một số thương hiệu sản phẩm hải sản, gắn nuôi trồng thủy sản với gìn giữ bảo vệ môi trường.

2.5.2.2. Định hướng phát triển xã hội

- Dân số:

Tăng dân số trung bình: Dự báo tỷ lệ tăng dân số trung bình giai đoạn đến năm 2015, 2020 lần lượt là 0,98%/năm, 1,10%/năm.

Cơ cấu lao động: Do xu thế lượng vốn đầu tư vào việc mở rộng sản xuất kinh doanh vào các ngành dịch vụ và công nghiệp ngày càng tăng, nên số việc làm tạo ra cho người lao động trong các ngành phi nông nghiệp sẽ tăng lên. Dự báo giai đoạn 2013-2020 tốc độ tăng lao động trong khu vực phi nông nghiệp sẽ tăng nhanh hơn lao động trong khu vực nông nghiệp, khi đó cơ cấu lao động trong khu vực phi nông nghiệp đến năm 2015, 2020 lần lượt sẽ là 52,0%; 85,0%.

- Giáo dục – đào tạo: Phát triển các loại hình đào tạo theo nhu cầu, theo địa chỉ kết hợp chặt chẽ các trường Đại học có uy tín để thu hút sinh viên giỏi về công tác tại thị xã.

Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục. Bố trí đủ số lượng, cơ cấu hợp lý; 100% giáo viên đạt chuẩn, nâng cao tỷ lệ giáo viên trên chuẩn. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ phòng học đạt chuẩn quốc gia cho từng ngành học phổ thông đạt khoảng 85-90% và đến năm 2020 đạt 100%. Đến năm 2015, thị xã Quảng Yên sẽ nằm trong 4 đơn vị hành chính dẫn đầu của tỉnh về giáo dục – đào tạo.

Phấn đấu đến năm 2015 có 40-50% trẻ trong độ tuổi đi nhà trẻ (cả tỉnh 48%) và đến năm 2020 đạt trên 90%. Đến năm 2015 có 100% số trẻ đến tuổi mẫu giáo đến trường (cả tỉnh 98%).

Học viên: Lê Đức Toản 81 Quan tâm đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2015 khu vực nông nghiệp là 42,3% và Phi nông nghiệp là 70%, đến năm 2020 khu vực nông nghiệp là 74,5% và Phi nông nghiệp là 97,8; để nâng tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế qua đào tạo chung của toàn thị xã Quảng Yên lên 85% vào năm 2020. Quan tâm nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ quản lý trong khối quản lý Nhà nước và doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Y tế: Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển. Xây dựng mới bệnh viện đa khoa thị xã với quy mô từ 300-600 giường bệnh để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân thị xã tại xã Tiền An và khu vực nâng cấp phòng khám khu vực Biểu Nghi bằng nguồn vốn xã hội hóa.

Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, phối kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại. Tiếp tục củng cố và phát triển y tế cơ sở, đẩy mạnh công tác xây dựng chuẩn quốc gia về y tế xã theo tiêu chí mới, phấn đấu đến năm 2020 có 100% số xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn II. Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đến năm 2015 đạt trên 80%; đến năm 2020 đạt trên 90%.

Quan tâm bảo vệ, chăm sóc trẻ em; phấn đấu đến năm 2020, giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng còn dưới 6%.

- Văn hóa thông tin, thể dục thể thao: Phấn đấu đến năm 2020 có 90% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, 65-70% làng, khu phố đạt chuẩn văn hoá, từ 100% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hoá. Tăng cường xây dựng, củng cố các thiết chế văn hoá thông tin ở cơ sở.

Đến năm 2020, toàn bộ 100% người dân thị xã được hượng thụ các hoạt động văn hóa bằng việc: đẩy mạnh phong trào TDTT quần chúng gắn với công tác xã hội hoá hoạt động TDTT; xây dựng và hoàn thiên ở thị xã một sân vận động qui mô đủ để tổ chức các sự kiện lớn tại địa bàn thị xã; xây dựng nhà thi đấu, bể bơi, thư viện, nhà văn hóa thiếu nhi đảm bảo đủ cho nhu cầu vui chơi giải trí và khai thác thông tin của người dân.

Học viên: Lê Đức Toản 82 Khai thác, sử dụng hợp lý và hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên, trước hết là đất đai, tài nguyên nước bảo vệ nguồn nước hồ Yên Lập, tài nguyên rừng và khoáng sản …

Khai thác, sử dụng và quản lý, phát triển tài nguyên dựa trên đổi mới, thực hiện chính sách thuế đất, cả đất đô thị, đất KCN, KDV và phí tài nguyên rừng đối với đất lâm nghiệp, thuế tài nguyên nước, thuế tài nguyên khoáng sản.

Bảo vệ môi trường sinh thái

Xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, rác thải y tế: trên cơ sở khẩn trương quy hoạch thiết kế và xây dựng, vận hành từng khu xử lý chất thải phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân, bảo đảm vệ sinh môi trường.

Nâng độ che phủ của rừng: Cần tập trung nâng độ che phủ của rừng trên cơ sở xây dựng, quản lý bền vững 3 loại rừng. ... đòng thời xây dựng lâm phận rừng của thị xã lên khoảng 33 nghìn ha với hệ thống cây xanh nông thôn, cây xanh đô thị hợp lý.

Áp dụng thu phí ô nhiễm và các biện pháp hành chính khác đối với các nhà máy thải ra môi trường khối lượng lớn khí thải, nước thải.

Phòng chống thiên tai luôn được quan tâm chú ý đặc biệt, nhất là củng cố và nâng cấp các tuyến đê trọng điểm.

2.5.2.3. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật

- Giao thông:

Ưu tiên đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu, có tính đột phá, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển nhanh, trong đó tập trung vào phát triển giao thông nông thôn, thuỷ lợi, lưới điện, trường học và thiết chế văn hoá cơ sở.

Phân bố đầu tư một cách hợp lý, quan tâm đầu tư đấu nối kết cấu hạ tầng cho các địa bàn xa trung tâm thị xã (khu vực Tiền Phong, Liên Vị, Hoàng Tân).

Đến năm 2020, cơ bản ổn định hệ thống hạ tầng giao thông trên cơ sở đảm bảo quản lý tốt hành lang giao thông đối nội, giao thông đối ngoại trong định hướng bố trí không gian kinh tế - xã hội thống nhất trên địa bàn.

Cải tạo, nâng cấp trục đường tỉnh lộ 331, 338, đường Chợ Rộc - Tân An.

Học viên: Lê Đức Toản 83 tuyến tránh đê Quảng Yên - Yên Giang.

Xây dựng các tuyến đấu nối với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Xây dựng bến xe khách Quảng Yên nằm trên đường 338 theo tiêu chuẩn loại 3 nhằm đấu nối với tuyến giao thông kết nối vùng.

Triển khai xây dựng hạ tầng giao thông tuyến từ Sông Khoai đi Hoàng Tân (để tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư vào Quảng yên).

Đến năm 2020 hình thành khu bến tổng hợp quy mô 5 cầu bến cho tàu tải trọng 30.000-50.000DWT, phát triển mạnh cảng biển tại Hà Nam, Tiền Phong. Phát triển khu công nghiệp – cảng biển và dịch vụ cảng tại khu vực phía Nam đảo Hà Nam với quy mô 1.012 ha gồm phần đất liền 561 ha và phần mặt nước 451 ha gồm các phân khu chức năng sau:

Khu cảng nội địa và trung tâm phân phối hàng hóa Logistics: Với hệ thống kho bãi làm dịch vụ cho việc xuất nhập khẩu của cảng, có tuyến cầu cảng dài 1.792m cho tàu 5.000-30.000 DWT, khu văn phòng, dịch vụ, nhà xưởng cơ khí sửa chữa container, bãi tập kết xa và thiết bị của cảng.

Khu hậu cần và dịch vụ hàng hải: Xây dựng các cơ sở dịch vụ hàng hải: trung tâm thương mại, ngân hàng, bưu chính viễn thông, khu thuế quan...

Khu cảng tổng hợp: Có tuyến đường bờ dài 731m xây dựng 2 bến cho tàu container 30.000DWT (cho tàu tổng hợp đến 50.000DWT).

- Mạng lưới điện:

Đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng điện để phát triển kinh tế của địa phương với chất lượng cao và dịch vụ ngày càng tốt hơn theo hướng đô thị - công nghiệp gắn với Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020. Hoàn thành tốt các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, nâng cao chất lượng mạng lưới truyền tải điện đảm bảo cung cấp điện liên tục, ổn định cho khách hàng, giảm sự cố, giảm tổn thất điện năng.

Tập trung đầu tư nguồn và lưới điện truyền tải nhất là các trạm biến áp 110KV, đảm bảo cung cấp nguồn điện ổn định cho địa phương nhất là tại các khu công nghiệp. Duy trì hệ thống đường dây 35KVA hiện tại (đang cấp điện sang khu vực thị trấn Cát Hải - Thành phố Hải Phòng) qua kênh Cái Tráp.

Học viên: Lê Đức Toản 84

- Thủy lợi:

Trước mắt giai đoạn đến 2015, đầu tư nâng cấp cải tạo một số cơ sở cung cấp nước sạch hiện có tại các xã, phường để cấp nước sạch cho nhân dân đáp ứng nhu cầu và đảm bảo tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Chú trọng quản lý, bảo vệ nguồn nước nhằm đảm bảo phát triển bền vững, ổn định và lâu dài. Nguồn nước mặt, nước ngầm tự nhiên dồi dào đủ để cung cấp cho hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy lợi trên địa bàn. Nghiên cứu tu bổ, cải tạo đập Yên Lập.

Chú trọng đầu tư để đảm bảo nước thải sinh hoạt và công nghiệp được xử lý 100% trước khi thải ra sông, suối. Tại các khu đô thị và khu công nghiệp xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng, nước thải riêng. Sử dụng có hiệu quả trạm xử lý nước thải tại phường Quảng Yên và khu vực Hà Nam; Bảo vệ các nguồn nước, xây dựng phương án tổng thể thoát nước và bảo vệ nguồn nước trên địa bàn.

- Bưu chính viễn thông:

Hoàn thành phổ cập dịch vụ; mở rộng hoạt động cung cấp dịch vụ bưu chính theo hướng ứng dụng rộng rãi mọi lĩnh vực. Ứng dụng công nghệ hiện đại, triển khai tự động hoá trong khai thác, chấp nhận và ứng dụng tin học hoá cấp bưu cục, điểm phục vụ.

Đến năm 2015 Phổ cập ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp trên địa bàn; Thực hiện giao ban trực tuyến trong hệ thống các cơ quan Đảng, chính quyền từ thị xã đến các xã, phường.

Đến năm 2015: Dịch vụ viễn thông di động (truy nhập qua mạng vô tuyến): mật độ thuê bao 80-100%.

Đến năm 2020: 100% số thuê bao băng rộng. Hoàn thành chương trình “chính quyền điện tử” trên địa bàn.

2.5.2.4. Định hướng quy hoạch phát triển kinh tế

- Công nghiệp: Nghiên cứu xây dựng các khu công nghiệp gắn với xây dựng “Thành phố thông minh” tại Quảng Yên gồm các khu chức năng: Khu đô thị, khu công nghiệp công nghệ cao và thân thiện với môi trường, khu mậu dịch tự do, các cơ sở

Học viên: Lê Đức Toản 85 nghiên cứu và phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao,...được triển khai theo lộ trình phát triển khu công nghiệp hiện đại khu đô thị thông minh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh đến năm 2020 (Trang 80 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)