Giải pháp về thu hút vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh đến năm 2020 (Trang 90 - 98)

3.2.2.1. Dự báo nguồn vốn đầu tư

Để đạt được mục tiêu và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của thị xã giai đoạn 2011-2020, ước tính nhu cầu vốn đầu tư theo (Giá hiện hành) phương án chọn trong thời kỳ này khoảng 63.700 tỷ đồng. Trong đó giai đoạn 2011-2015 khoảng 14.000 tỷ đồng, bình quân 2.800 tỷ đồng/năm và giai đoạn 2016–2020 khoảng 49.700 tỷ đồng, bình quân khoảng 9.940 tỷ đồng/năm.

Thực trạng thu hút đầu tư từ nội lực và hỗ trợ của ngân sách tỉnh và ngân sách trung ương thời gian qua chiếm khoảng 20-25% so với nhu cầu đầu tư. Phần còn lại 75-80% nhu huy động từ nhiều nguồn vốn khác gồm kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp tư nhân và đầu tư nước ngoài FDI qua các dự án hợp tác phát triển với tỉnh.

Học viên: Lê Đức Toản 89 Thời gian tới, giai đoạn 2012-2020, tăng tỷ trọng nguồn vốn ngoài ngân sách 85-90% (trong đó vốn FDI chiếm tỷ trọng trên 90%)

Bố trí cơ cấu vốn đầu tư nhắm đạt mục tiêu phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, đầu tư cho ngành nông lâm thủy sản 5-6%, ngành dịch vụ và kết cấu hạ tầng 39-40%, ngành công nghiệp - xây dựng 56% tổng nhu cầu đầu tư thời kỳ 2011 - 2020.

Vốn đầu tư được huy động từ các nguồn cơ bản sau: Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, trong đó có nguồn vốn tạo từ quỹ đất; nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân trong nước, trong đó có vốn liên doanh và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

a. Nguồn ngân sách Nhà Nước

Bao gồm ngân sách Trung Ương và ngân sách địa phương (từ các nguồn thu dành cho đầu tư, thu từ đất, huy động đóng góp, nguồn vay...) dành chủ yếu cho phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, không tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ nên không trực tiếp thu hồi vốn và có lãi. Do đó, cơ cấu nguồn vốn này sẽ giảm dần, dự kiến đến năm 2015 là 20%, đến năm 2020 giảm còn khoảng 15% tổng vốn đầu tư, trong đó: Khoảng 70% xây dựng kết cấu hạ tầng và 30% cho sản xuất.

b. Vốn từ các tổ chức và cá nhân trong nước, nước ngoài

Hiện tại qui mô doanh nghiệp và thu nhập của người dân trên địa bàn còn thấp, việc huy động nguồn vốn này trước mắt còn hạn chế song cũng cần có chính sách thích hợp để thu hút nguồn vốn này, đây là nguồn vốn đối ứng mang tính đột phá, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn. Nguồn này chủ yếu cho sản xuất, ước tính, cả giai đoạn 2013-2020 nguốn vốn này chiếm khoảng 85-90% tổng vốn đầu tư trên địa bàn.

Dự kiến giai đoạn từ năm 2013-2020, nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài sẽ đáp ứng được trên 80% tổng vốn đầu tư ngoài ngân sách.

Bảng 3.1: Cơ cấu vốn đầu tư dự kiến theo nguồn vốn

Chỉ tiêu Đơn vị 2013-2015 2016-2020

TỔNG ĐẦU TƯ THỜI KỲ Tỷ đồng 28.500,0 159.963,0 1. VỐN ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC Tỷ đồng 14.083,0 59.644,0

Học viên: Lê Đức Toản 90

Tỷ trọng so tổng đầu tư % 49,4 37,3

- Vốn ngân sách

(không bao gồm vốn vay ODA) Tỷ đồng 1.350,0 3.454,0

Tỷ trọng so tổng đầu tư % 4,7 2,2

- Vốn DN trong nước

(trên địa bàn và bên ngoài) Tỷ đồng 8.097,0 34.593,5

Tỷ trọng so tổng đầu tư % 28,4 21,6

- Vốn dân cư Tỷ đồng 4.635,0 21.596,5

Tỷ trọng so tổng đầu tư % 16,3 13,5

2. VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (DN nước ngoài và liên doanh-vốn

FDI)

Tỷ đồng 14.417,0 100.319,0

Triệu USD 686,5 4.361,7

Tỷ trọng so tổng đầu tư % 50,6 62,7

Nguồn: Tính toán của tác giả

3.2.2.2. Giải pháp huy động vốn

a. Lựa chọn trọng điểm đầu tư, phân kỳ đầu tư

Việc lựa chọn đúng những trọng điểm đầu tư đảm bảo cho quy hoạch phát triển thành công cả trong tầm ngắn hạn cũng như dài hạn.

Trong giai đoạn quy hoạch, tập trung ưu tiên đầu tư cho kết cấu hạ tầng, chủ yếu là kết cấu hạ tầng kỹ thuật (gồm giao thông trong đó có giao thông kết nối vùng, thông tin liên lạc, cấp điện, cấp nước quy mô tập trung); tiếp đó ưu tiên cho các ngành sản xuất và dịch vụ, trong đó có sản xuất các sản phẩm mới ngành công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp và các sản phẩm dịch vụ có giá trị tăng thêm lớn và thu hút nhiều lao động; ưu tiên cho đầu tư đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Giai đoạn đến năm 2015

- Tập trung đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông, ở cả đô thị và nông thôn.

- Làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư (khảo sát, quy hoạch, giải phóng mặt bằng...);

Học viên: Lê Đức Toản 91 - Tập trung đầu tư mở rộng sản xuất các sản phẩm công nghiệp, dịch vụ đang có lợi thế;

Giai đoạn 2016-2020

- Tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp chế biến nông sản, hải sản, công nghiệp sửa chữa đóng mới tàu biển và một số ngành công nghiệp mà thị xã có nhiều tiềm năng, lợi thế;

- Chú trọng đầu tư vào các ngành dịch vụ như du lịch, vận tải kho bãi và thông tin liên lạc, tài chính - tín dụng, hoạt động khoa học công nghệ, giáo dục...

- Chuyển sang đầu tư mạnh cho các ngành dịch vụ và chuẩn bị cho việc phát triển các ngành công nghiệp mới; giảm dần đầu tư vào các ngành công nghiệp mà năng lực sản xuất đã tới hạn;

- Tăng đầu tư vào các dịch vụ mang lại giá trị gia tăng cao như dịch vụ y tế, vui chơi giải trí, các dịch vụ phục vụ cộng đồng; đầu tư vào thương mại và du lịch trong giai đoạn này cũng cần được chú trọng nhờ kết quả đầu tư giai đoạn trước.

b. Giải pháp tạo môi trường thu hút vốn đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư

- Tạo quỹ đất sạch cho các nhà đầu tư muốn đầu tư trên địa bàn;

- Ban hành danh mục các dự án kêu gọi đầu tư đến năm 2020, tập trung vào các lĩnh vực: xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu, hạ tầng các khu công nghiệp, thương mại, du lịch, các dự án sản xuất công nghiệp sạch, công nghiệp chế biến, các dự án nông nghiệp công nghệ cao, các dự án xử lý chất thải, nước thải;...

- Mở rộng các dự án đầu tư theo hình thức liên doanh, liên kết như BOT, BT, BTO, EPC, PPP, hợp tác công - tư...

- Thực hiện sâu rộng và triệt để cải cách hành chính, tập trung thủ tục hành chính; đơn giản hoá các thủ tục hành chính nhằm cải thiện môi trường đầu tư.

Đối với lĩnh vực nông nghiệp

 Đổi mới phương thức tổ chức sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển nhanh dịch vụ nông nghiệp; khuyến khích mọi nguồn vốn đầu tư vào nông

Học viên: Lê Đức Toản 92 nghiệp và nông thôn;

 Hoàn chỉnh quy hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản và ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn theo hướng kinh tế hàng hoá gắn với thị trường, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, thuỷ sản và sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn.

 Ứng dụng rộng rãi các thành tựu của khoa học và công nghệ vào sản xuất và dịch vụ. Phát triển và mở rộng hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; phổ cập thông tin khoa học và công nghệ.

 Nhân rộng các mô hình tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp. Đổi mới nội dung và phương pháp tuyên truyền, vận động người nông dân;

* Đối với lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ

 Bổ sung quỹ đất dành cho phát triển CN – TTCN và cho phép chuyển một phần đất nông, lâm nghiệp để hình thành các cụm công nghiệp theo quy hoạch; Xây dựng các chính sách ưu đãi về đất đai;

 Hoàn thành sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN; chủ động phối hợp với các bộ, ngành trung ương, các doanh nghiệp, các chủ dự án giải quyết nhanh các việc thuộc trách nhiệm của địa phương để đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án trọng điểm.

 Thành lập quỹ hỗ trợ doanh nghiệp doanh nghiệp nhỏ và vừa, xây dựng quy chế vay vốn từ các nguồn vốn theo dự án được phê duyệt với lãi suất ưu đãi.

 Đẩy mạnh hoạt động của Trung tâm khuyến công; hàng năm bố trí kinh phí khuyến công phù hợp để khuyến khích, thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển.

 Thực hiện quy định về tiếp nhận, thẩm định, cấp giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép đầu tư trên địa bàn thị xã tạo điều kiện thuận lợi và ưu đãi tối đa cho các nhà đầu tư; có cơ chế ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào KCN, các cụm công nghiệp nhỏ trên địa bàn.

Học viên: Lê Đức Toản 93

❖ Đối với các lĩnh vực xã hội

 Tập trung đầu tư vào phát triển con người thông qua phát triển mạnh giáo dục và đào tạo; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển giáo dục; hoàn chỉnh và hiện đại hoá các cơ sở giáo dục và đào tạo; mở rộng và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề.

 Ban hành chính sách sử dụng và đãi ngộ trí thức, trọng dụng và tôn vinh nhân tài, tạo điều kiện để lực lượng trí thức trong thị xã tham gia tích cực nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội. Khuyến khích và mở rộng giao lưu và hợp tác trong và ngoài nước về khoa học và công nghệ; tăng đầu tư và phát triển KH&CN nhằm vào các lĩnh vực trọng điểm;

 Thực hiện các chính sách đối với các hoạt động văn hoá, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư từ các nguồn.

Đối với hoạt động bảo vệ môi trường và chống giảm nhẹ thiên tai

 Tích cực, chủ động kêu gọi đầu tư bằng nhiều nguồn vốn khác nhau.

 Đổi mới, tăng cường hiệu lực của các quy định về bảo vệ môi trường. Đảm bảo đến năm 2015 kiểm soát được ô nhiễm môi trường của các khu, cum công nghiệp thực hiện đúng quy hoạch, đúng thiết kế về xử lý chất thải, bảo vệ môi trường.

 Có cơ chế động viên, khuyến khích các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghiệp nặng, áp dụng tiêu chuẩn ISO trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

 Thường xuyên củng cố kiện toàn Ban chống giảm nhẹ thiên tai từ thị xã đến cơ sở. Tổ chức bổ túc kiến thức, phổ biến kinh nghiệm cho các đối tượng trong toàn xã hội về công tác phòng chống giảm nhẹ thiên tai.

❖ Đối với phát triển thị trường

 Tích cực phát triển thị trường mới, nhất là thị trường xuất khẩu, thị trường nông thôn; Phát triển và mở rộng thị trường du lịch, chú trọng đến thị trường Thành

Học viên: Lê Đức Toản 94 phố Hạ Long, Uông Bí, Hải Phòng và các huyện thị tỉnh bạn trong nước và ngoài nước.

 Phổ biến kịp thời các thông tin về thị trường. Đầu tư nâng cao năng lực dự báo thị trường, xây dựng kế hoạch đầu tư sản xuất;

 Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, khuyến khích, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, các nhà khoa học theo chương trình "Liên kết bốn nhà".

 Xây dựng mạng lưới đại lý, các nhà phân phối tiêu thụ sản phẩm rộng khắp, đa dạng loại hình và tăng quy mô; đầu tư phát triển hệ thống chợ, đa dạng hóa các loại hình bán lẻ.

c. Giải pháp huy động và sử dụng hiệu quá vốn đầu tư

Đối với nguồn vốn từ ngân sách nhà nước

Đầu tư từ ngân sách nhà nước có tác dụng định hướng, tạo môi trường thuận lợi để huy động các nguồn vốn từ trong nước và ngoài nước khác. Dự kiến nguồn vốn này chiếm khoảng 30% tổng nhu cầu đầu tư cả thời kỳ.

- Sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích theo dự án thông qua đấu thầu, giảm tình trạng lãng phí, thất thoát vốn; lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án đang triển khai trên địa bàn để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

- Xây dựng và thực hiện quỹ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thông qua việc phát triển quỹ đất đô thị của thị xã. Sử dụng quỹ đất hợp lý để tạo vốn xây dựng các công trình hạ tầng đô thị.

- Quan tâm nuôi dưỡng các nguồn thu, nguồn tín dụng ưu đãi hỗ trợ đầu tư; quản lý, giám sát chặt chẽ các nguồn thu chi đảm bảo vốn cho đầu tư phát triển. thực hiện triệt để tiết kiệm;

- Phối hợp chặt chẽ với các Sở ngành tỉnh để xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch hành động của các ngành, lĩnh vực trên địa bàn thị xã, đồng thời tiếp tục triển khai các công trình, dự án của các sở ngành đang thực hiện trên địa

Học viên: Lê Đức Toản 95 bàn theo đúng tiến độ, nhất là các dự án lớn về giao thông, hạ tầng các KCN, khu du lịch và về quốc phòng an ninh...

- Đề xuất với UBND tỉnh Quảng Ninh trình Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương ưu tiên bố trí nguồn vốn thoả đáng cho xây dựng các công trình trọng điểm trên địa bàn Thị xã Quảng Yên;

- Thực hiện tốt các biện pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát đầu tư;

Giải pháp huy động vốn nước ngoài (ODA, FDI,…)

- Xây dựng các kế hoạch thu hút và sử dụng vốn FDI với các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp rõ ràng;

- Chủ động tìm kiếm đối tác đầu tư; đưa vào danh mục các công trình, dự án đã kêu gọi đầu tư trên địa bàn: khu công nghiệp dịch vụ Đầm nhà Mạc, khu công nghiệp dịch vụ nuôi trồng thủy sản Đông Yên Hưng, khu du lịch Đảo Quả Xoài, khu du lịch đảo Hoàng Tân gắn với sân golf 36 lỗ…

- Phối hợp với các Sở ngành tỉnh và trung ương vận động các dự án ODA, trong đó ưu tiên vào các lĩnh vực như: cấp điện, giao thông, cấp thoát nước, y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, nâng cao năng lực cộng đồng; về phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với xoá đói giảm nghèo...

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi và thông thoáng (chính sách đất đai, giải phóng mặt bằng, xây dựng đồng bộ và từng bước hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính) đồng thời tạo dựng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho nhà đầu tư nước ngoài trong suốt quá trình đầu tư.

- Kết hợp nhiều hình thức liên doanh liên kết, kể cả hình thức 100% vốn nước ngoài đối với các dự án lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của thị xã như các khu du lịch, KCN, khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng cao cấp...

- Tuyên truyền, quảng bá xúc tiến đầu tư nhằm thu hút đầu tư vào các địa bàn kinh tế động lực, các khu, cụm công nghiệp, các khu du lịch trọng điểm.

Học viên: Lê Đức Toản 96 - Nâng cao chất lượng và đổi mới các hoạt động tài chính ngân hàng; Tạo các cơ chế phù hợp để mở rộng hình thức tự bổ sung vốn của các doanh nghiệp và thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân và vốn đầu tư nước ngoài. Khuyến khích các ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước mở chi nhánh hoặc văn phòng đại diện trên địa bàn.

- Áp dụng chính sách hỗ trợ tài chính, tín dụng thông qua sự can thiệp của nhà nước vào thị trường bằng công cụ lãi suất tín dụng, hướng luồng vốn vào các ngành, các lĩnh vực ưu tiên.

- Tiếp tục cải cách hành chính, mở rộng các hình thức cho vay và các đối tượng cho vay; đơn giản hoá các thủ tục cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế tiếp cận được nguồn vốn tín dụng. Chuyển hình thức

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh đến năm 2020 (Trang 90 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)