Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế-xã hội thị xã Quảng Yên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh đến năm 2020 (Trang 48)

2.2.1. Những mặt đã đạt được

Mặc dù trong bối cảnh chung còn nhiều khó khăn nhưng kinh tế của thị xã Quảng Yên vẫn tiếp tục phát triển toàn diện, tăng mạnh về quy mô.

- Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, khu vực công nghiệp - xây dựng phát triển nhanh chóng và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thị xã. Tuy nhiên cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch còn chậm và chưa vững chắc như: chuyển dịch lao động của ngành nông – lâm – ngư nghiệp sang ngành kinh tế khác chậm, khu vực dịch vụ tuy có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng giá trị đóng góp chưa lớn, chỉ đạt 31,0% trong cơ cấu kinh tế

- Thu nhập bình quân đầu người được cải thiện đáng kể (năm 2013 là 830 USD) tuy nhiên vẫn còn thấp so với tỉnh Quảng Ninh;

- Sự nghiệp phát triển văn hoá - xã hội đạt nhiều kết quả tiến bộ.

- Khả năng khai thác thuỷ sản các loại có thể đạt hơn 10 nghìn tấn/năm, trong Nông - lâm - Thủy sản: 31,0% Công Nghiệp - xây dựng: 49,2% Dịch vụ: 19,8%

Học viên: Lê Đức Toản 47 đó riêng vùng triều có thể khai thác được 3.000 tấn. Ngoài ra, thị xã Quảng Yên còn có điều kiện vươn ra để khai thác ở các ngư trường lớn thuộc vịnh Bắc Bộ như Cô Tô, Bạch Long Vĩ... với khả năng khai thác từ 40.000 – 50.000 tấn/năm.

- Về khả năng thu hút FDI: Hiện nay, số lượng dự án FDI thu hút vào tỉnh Quảng Ninh tiếp tục tăng lên nhanh chóng. Một số lĩnh vực dịch vụ cao cấp như ngân hàng, bảo hiểm, y tế, tư vấn.… đi kèm sẽ tác động thay đổi bộ mặt của một đô thị loại IV như thị xã trong tương lai gần.

2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân

- Nền kinh tế thị xã tuy đã đạt được một số thành tựu, nhất là về các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ nhưng còn mất cân đối trên nhiều mặt như thu hút đầu tư gặp khó khăn, công tác đầu tư còn dàn trải, nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản lớn, trình độ khoa học - công nghệ chưa cao, mức độ phát triển kinh tế còn thấp hơn nhiều so với tiềm năng, v.v... Đây là hạn chế lâu dài cần được khắc phục từng bước.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng (nhất là kết cấu hạ tầng ngành du lịch) tuy được quan tâm phát triển mạnh trong những năm gần đây nhưng chưa hoàn chỉnh, đồng bộ, chưa có sức hấp dẫn mạnh với các nhà đầu tư. Kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn còn hạn chế.

- Trình độ lao động thị xã (nhất là lao động ở khu vực nông thôn) còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo hiện còn thấp so với mức bình quân của thành phố Quảng Ninh và vùng. Nếu không có giải pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì nguồn nhân lực thị xã khó có thể đáp ứng những yêu cầu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội to lớn đặt ra trong giai đoạn quy hoạch tới.

- Một số lĩnh vực như giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao còn chậm được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị. Đặc biệt cơ sở (trung tâm) đào tạo nghề và ngoại ngữ còn yếu.

- Trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn kể cả năng lực quản lý của lực lượng lao động và đội ngũ cán bộ quản lý trong các thành phần kinh tế và các lĩnh vực khác còn nhiều hạn chế, chưa có các biện pháp mạnh về đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực.

Học viên: Lê Đức Toản 48 - Điều kiện thu hút FDI chưa hấp dẫn (chưa có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ và xúc tiến đầu tư, thiếu điều kiện sinh hoạt cho người nước ngoài,…)

* Nguyên nhân

- Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam nên việc thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã giảm mạnh so với kỳ vọng của các nhà quy hoạch giai đoạn trước, những dự án được triển khai thì tiến độ chậm hoặc sản xuất cầm chừng.

- Xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp, tích lũy đầu tư từ nội bộ kinh tế địa phương, từ các doanh nghiệp và trong dân còn nhỏ bé, nguồn vốn Nhà nước hạn hẹp trong khi phải căng trải để đầu tư giải quyết nhiều vấn đề kinh tế - xã hội cùng một lúc làm ảnh hưởng đến khả năng huy động đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực ưu tiên như công nghiệp, du lịch, giao thông - vận tải, văn hoá - xã hội...

- Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu cho đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đặc biệt hệ thống đường giao thông kết nối các khu vực có điều kiện phát triển công nghiệp - dịch vụ trong nội thị với nhau và với bên ngoài như thành phố Hạ Long, Hải Phòng gây ảnh hưởng nhiều đến thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch.

- Tầm nhìn trong xây dựng quy hoạch năm 2005 còn hạn chế, chưa dự báo hết các yếu tố tác động (đặc biệt là các yếu tố bên ngoài) nên một số chỉ tiêu khó thực hiện.

- Các hoạt động hợp tác và thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại để khai thác nội lực chưa được ưu tiên, tập trung đúng mức.

- Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã vào thời điểm kết thúc kỳ quy hoạch (Tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, năm 2012 là 27%).

Học viên: Lê Đức Toản 49

2.3. Thực trạng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 Quảng Ninh đến năm 2020

2.3.1. Quy hoạch phát triển kinh tế

2.3.1.1. Công tác quy hoạch, quản lý đất đai Định hướng sử dụng đất đến năm 2020

Tổng diện tích đất tự nhiên 31.419,99 ha:

Đất nông nghiệp: 14.833,0 ha, chiếm 47,21% tổng diện tích tự nhiên (Trong đó đất trồng lúa 4.450,0 ha).

Đất phi nông nghiệp: 16.315,0 ha, chiếm 51,93% tổng diện tích tự nhiên. Đất chưa sử dụng: 271,99 ha, chiếm 0,86% diện tích tự nhiên.

Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất:

Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp: 4.651,82 ha. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 8,7 ha.

Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích:

Đất nông nghiệp: 171 ha; Đất phi nông nghiệp: 152,66 ha

2.3.1.2. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp

Hiện trạng phát triển

Năm 2013 ngành công nghiệp – xây dựng thu hút được 7940 lao động, GTSX đạt 2.915,75 tỷ đồng, trong đó ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng 76,6%, tốc độ tăng trưởng bình quân toàn ngành là 23,8%/năm trong giai đoạn 2005-2013. Một số dự án công nghiệp có quy mô lớn đã được xây dựng, bên cạnh đó các ngành truyền thống như đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thủy sản tăng nhanh số lượng doanh nghiệp và mở rộng quy mô sản xuất nên cơ cấu ngành công nghiệp – TTCN và xây dựng năm 2013 chiếm 49,2% tổng giá trị sản xuất.

Học viên: Lê Đức Toản 50

Bảng 2.2: Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng thời kỳ 2006 - 2013 Chỉ tiêu 2005 2010 2013 Tăng bình quân (%) GTSX (triệu đồng, giá CĐ) 611.395 2.144.500 2.915.750 23,8 - Công nghiệp 146.123 755.600 936.250 29,1 - Xây dựng 465.272 1.388.900 1.979.500 21,8 GTSX (triệu đồng, giá HH) 447.387 2.144.500 3.907.555 - Công nghiệp 390.659 1.587.842 2.224.520 - Xây dựng 56.728 556.658 1.683.035

Nguồn: Tính toán của Đề án.

Toàn thị xã có 1.568 cơ sở sản xuất công nghiệp – TTCN, trong đó có 6 doanh nghiệp nhà nước sử dụng hơn 1.500 lao động, số lao động còn lại của ngành làm việc tại 1.562 cơ sở sản xuất. So với năm 2005 số cơ sở chế biến giảm 64 cơ sở; số doanh nghiệp khai thác và điện, nước tăng tương ứng là 82 và 14. Tuy cơ sở sản xuất, doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng nhanh tạo được việc làm cho nhiều lao động nhưng phân theo khu vực kinh tế thì kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo chiếm 33,2% giá trị sản xuất toàn ngành. Các cơ sở công nghiệp, TTCN tập trung chủ yếu ở các xã, phường: Nam Hòa, Hiệp Hòa, Hà An, Quảng Yên và có tốc độ phát triển nhanh, còn xã, phường khó khăn như Tiền Phong, Hoàng Tân thì ngược lại.

Sản phẩm chủ yếu của thị xã giai đoạn này gồm: sửa chữa và đóng mới tàu thuyền công suất nhỏ, vật liệu xây dựng (gạch, ngói, thép, cát, đá xây dựng), công nghiệp chế biến hải sản, thực phẩm giải khát (bia), đồ mộc gia dụng... cung cấp thị trường địa phương, sản phẩm hải sản xuất khẩu thị trường Nhật, Mỹ, Trung Quốc...

Nhìn chung trong những năm qua ngành công nghiệp – TTCN và xây dựng có bước phát triển nhanh, số cơ sở sản xuất thuộc thành phần kinh tế cá thể chiếm tỷ trọng lớn, tốc độ tăng nhanh, tạo được nhiều việc làm hơn nhưng tổng GTSX (cũng

Học viên: Lê Đức Toản 51 như GTSX bình quân/lao động/năm) nhỏ hơn so với thành phần kinh tế nhà nước rất nhiều do khó mở rộng quy mô, năng lực sản xuất vì vốn nhỏ, trình độ lao động thấp…. , một số doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, chưa có sự phát triển như sản xuất thép (Đông Mai), sản xuất sứ (Tiền An)…đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế chung của Thị xã.

2.3.1.3. Quy hoạch phát triển ngành dịch vụ

Hiện trạng phát triển

Năm 2013, ngành dịch vụ và thương mại chiếm 19,8% cơ cấu kinh tế của thị xã. Với 6.486 cơ sở kinh doanh (trong đó có 4.407 cơ sở thương mại (chiếm 71%), khách sạn nhà hàng: 1.178, dịch vụ: 560 cơ sở) đã tạo việc làm cho hơn 14.000 lao động tăng 60% so với năm 2005. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ năm 2013 đạt 1.333,8 tỷ đồng cao gấp 4,2 lần so với năm 2005 chứng tỏ thu nhập của người dân đã cải thiện đáng kể. Hoạt động dịch vụ và kinh doanh thương mại đã tăng nhanh; Năm 2013 GTSX của ngành đã lớn gấp gần 06 lần so với năm 2000, gần 03 lần so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng bình quân 14,2%/năm. Ngành vận tải - bưu điện có tốc độ tăng bình quân lớn hơn so với thương mại – dịch vụ nhưng GTSX chỉ đóng góp được 35,2%.

Các ngành dịch vụ có bước phát triển nhanh về quy mô và nhiều lĩnh vực với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế nhưng GTSX mang lại cho thị xã còn khiêm tốn nên hạn chế trong việc phân phối hàng hóa, sản phẩm. Để ngành dịch vụ có mức độ đóng góp lớn hơn trong tương lai thì cần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông nông thôn.

2.3.1.4. Quy hoạch phát triển ngành nông – lâm – ngư nghiệp

Sản xuất nông nghiệp của thị xã đang từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa và đa dạng hóa sản phẩm, song tỷ trọng hàng hóa trong sản phẩm nông nghiệp chưa cao (chỉ chiếm 31%). Đây là ngành có đóng góp lớn đến tăng trưởng kinh tế, giải quyết lao động và đảm bảo an toàn lương thực cho thị xã.

Học viên: Lê Đức Toản 52 với tỉnh Quảng Ninh và so với các địa phương khác trong tỉnh, giai đoạn 2006-2013 đạt 3,3%/năm. Tốc độ phát triển và cơ cấu của ngành tuy có giảm do đất nông nghiệp giảm qua các năm nhưng giá trị sản xuất (GO-giá HH) vẫn tăng, năm 2013 đạt 2.425.712 triệu đồng (tăng 3,1 lần so với năm 2005), điều này phản ánh khả năng áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất lao động của thị xã rất tốt.

Cơ cấu kinh tế trong nội ngành nông nghiệp cũng có sự chuyển dịch đúng hướng nhưng còn chậm, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp thủy sản có tăng nhưng chưa đóng góp đáng kể làm dịch chuyển cơ cấu nội ngành.

Nhìn chung, từ năm 2006 - 2013 sản xuất nông nghiệp có bước phát triển khá đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 3,3%/năm, trong đó thủy sản tăng 3,76%; chăn nuôi tăng 3,84% và lâm nghiệp giảm 0,16%. Tốc độ tăng bình quân của ngành nông nghiệp thời kỳ 2006-2013 thấp hơn so với giai đoạn 2001-2005 do diện tích dành cho sản xuất nông nghiệp giảm, mặt khác trình độ thâm canh của nông dân cải thiện chưa đáng kể cộng thêm dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi xảy ra ngày càng nhiều, mức độ nghiêm trọng lớn hơn trước. Những sản phẩm nông nghiệp mà thị xã Quảng Yên có thế mạnh và đã được thị trường ưa chuộng như “Rau an toàn Quảng Yên”, “Cua biển Quảng Yên”, “Trứng gà sạch Tân An”... với các mô hình sản xuất tại các hộ nuôi trồng thủy sản thuộc phường Hà An; mô hình sản xuất giống cua biển tại Công ty TNHH Minh Hàn, thôn 3, xã Hoàng Tân; Trang trại sản xuất trứng gà sạch Duy Diễn, phường Tân An; mô hình sản xuất rau an toàn tại phường Cộng Hòa, Tiền An.

Học viên: Lê Đức Toản 53

Bảng 2.3: Giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản thời kỳ 2006-2013

Đơn vị tính: Tr.đồng TT Chỉ tiêu 2005 2010 2013 Tăng BQ (%/năm) 1 GTSX (giá CĐ2010) 1.292.734 1.547.000 1.734956 3,3 Nông nghiệp 646.367 897.300 1.055.769 6,8 Lâm nghiệp 29.733 19.300 22.100 -8,3 Thủy sản 616.634 630.400 657.087 0,4 2 GTSX (giá HH) 773.995 1.547.000 2.425.712 Nông nghiệp 392.960 748.865 1.265.485 Lâm nghiệp 12.325 30.488 44.492 Thủy sản 368.710 767.647 1.115.735 3 Cơ cấu (%) 100 100 100 Nông nghiệp 50,8 48,4 52,2 Lâm nghiệp 1,6 2,0 1,8 Thủy sản 47,6 49,6 46,0

Nguồn: Tính toán của Đề án

a. Ngành trồng trọt

Có được kết quả này là do thị xã đã chọn những giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao và áp dụng khoa học công nghệ, nhờ vậy đảm bảo an ninh lương thực và an sinh xã hội. Đời sống của nông dân và kinh tế khu vực nông thôn của thị xã được nâng lên rõ rệt.

Từ năm 2005 đến nay, thị xã đã nâng diện tích cấy lúa năng suất cao từ 87,9% năm 2005 lên 92,7% năm 2013 (tăng 4,4%), sản lượng lương thực giữ ổn định 52.000- 56.000 tấn/năm, nên sản lượng lương thực quy thóc bình quân/người/năm vẫn đảm bảo cho nhu cầu tại địa phương nhưng GTSX (giá CĐ) bình quân/ha/năm của cây lúa qua 05 năm tăng thấp (7,76 triệu đồng). Do áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nên đã có 603 ha đạt GTSX trên 50 triệu đồng/ha/năm nên GTSX bình quân/ha gieo trồng/năm tăng từ 10,5 triệu đồng (năm 2005) lên 13,1 triệu đồng (năm 2013). Diện tích đất nông nghiệp giảm do thực hiện các dự án công nghiệp, hạ tầng.

Học viên: Lê Đức Toản 54 chính vì vậy diện tích cây thực phẩm (đặc biệt là rau xanh, đậu đỗ) đã dần thay thế cây chất bột. Giá trị sản xuất (giá CĐ) bình quân/ha/năm của cây rau thực phẩm cao gấp 02 lần so với cây lúa, nên thị xã đã duy trì tỷ lệ diện tích gieo trồng đất lúa khoảng 70 - 73% so với tổng diện tích gieo trồng cây hằng năm như thời kỳ 2005 - 2013. Hiện nay, trên địa bàn thị xã đã hình thành những vùng trồng rau tập trung ở một số địa phương như: Cộng Hòa, Tiền An, Sông Khoai… trên chân đất phù sa, có thành phần cơ giới nhẹ và thuận lợi tưới tiêu. Nếu muốn tăng GTSX bình quân/ha/năm của cây rau xanh phải nâng cấp hệ thống thủy lợi nội đồng kết hợp với cải tạo đất, đưa nhiều giống mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất và thực hiện đa dạng giống cây trồng.

Không phải là thế mạnh trong các loại cây trồng của thị xã nhưng nhân dân đã mở rộng diện tích cây ăn quả nhờ cải tạo vườn tạp là chính nên tổng diện tích đã tăng từ 952,1 ha (năm 2005) lên 987,8 ha (năm 2013), nhờ đó GTSX tăng bình quân 5,2%/năm.

Bảng 2.4: Diện tích, sản lượng của ngành trồng trọt 2006 – 2013

TT Chỉ tiêu ĐVT 2005 2013 Tốc độ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh đến năm 2020 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)