Sự phát huỳnh quang trên mảnh cắt lát mô

Một phần của tài liệu Khảo sát tác động in vivo của tế bào tua đã cảm ứng kháng nguyên từ khối u và tế bào ung thư vú sơ cấp (Trang 82 - 89)

3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.4.5.2. Sự phát huỳnh quang trên mảnh cắt lát mô

Kết quả kiểm tra sự biểu hiện tế bào VNBC-GFP phát huỳnh quang trên các mẫu cắt lát mô khối u chuột cũng có thấy tế bào tua đã cảm ứng với kháng nguyên ung thư có hiệu quả tiêu diệt tế bào VNBC-GFP làm giảm mức biểu hiện huỳnh

quang trên các mẫu này (hầu hết các vùng đều không có tế bào phát huỳnh quang

hoặc tín hiệu huỳnh quang rất yếu). Tế bào tua không cảm ứng kháng nguyên cũng có hiệu quả giảm lượng tế bào VNBC-GFP dẫn đến giảm mức phát huỳnh quang của mẫu mô khối u nhưng mức giảm không bằng tế bào tua có cảm ứng kháng nguyên (tế bào phát huỳnh quang mạnh, rõ nhưng ở một số vùng không phát huỳnh quang). Ngược lại, khối u chuột tiêm PBS tất cả các tế bào đều phát huỳnh quang mạnh.

 

A  

 

Hình 3. 32. Mức độ phát huỳnh quang của các khối u

Chuột tiêm PBS (hàng trên cùng)

Chuột tiêm tế bào tua không kháng nguyên (hàng thứ hai) Chuột tiêm tế bào tua cảm ứng kháng nguyên (hàng cuối cùng)

3.4.6. Kết luận và biện luận chung

Kháng nguyên sử dụng được thu nhận từ nguồn mẫu khác với tế bào dùng để tạo khối u vú trên chuột nhưng tế bào tua cảm ứng kháng nguyên này vẫn có hiệu quả tiêu diệt khối u. Tế bào VNBC-GFP thực chất cũng là những tế bào ung thư vú được tạo dòng từ nuôi cấy sơ cấp mẫu khối u vú bệnh nhân Việt Nam nên thành phần kháng nguyên ung thư của tế bào này cũng tương tự như tế bào ung thư vú và tế bào gốc ung thư vú có trong quần thể tế bào sơ cấp và khối u. Trong cơ thể chuột tế bào VNBC-GFP tăng sinh và hình thành khối u, về bản chất khối u này cũng có phần tương tự như ở người, cần có sự hiện diện của tế bào nền, nguyên bào sợi để

hỗ trợ sự tăng sinh của khối u cũng như điều biến miễn dịch chuột để không bị hệ

chứng minh trong khối u chuột có thành phần tế bào ung thư VNBC-GFP, cũng có thành phần tế bào vú chuột bình thường , tế bào mỡ, tế bào nền, nguyên bào sợi.

Mặc dù tế bào tua không được cảm ứng với kháng nguyên không có hiệu quả rõ ràng trong việc kích hoạt bạch cầu chuột (lượng bạch cầu tổng không thay đổi so với đối chứng trắng) nhưng lại có hiệu quả giảm mức tăng trưởng của khối u và tiêu diệt một phần tế bào VNBC-GFP gây ung thư trong khối u. Tế bào ung thư vú tiết ra môi trường những nhân tố kích hoạt sự hình thành các tế bào miễn dịch loại 2 vốn có khả năng gây ức chế miễn dịch chống khối u (ức chế sự trưởng thành của tế bào tua, bất hoạt tế bào giết tự nhiên, đại thực bào, kích hoạt tế bào T điều hòa, tiêu diệt tế bào T đặc hiệu) và sản xuất những thành phần kích thích khối u phát triển [32]. Các nhân tố do tế bào ung thư vú và tế bào nền sản xuất như IL-10, TGF-β làm suy yếu khả năng tiết cytokine tiền phản ứng viêm của tế bào miễn dịch [19]. Tế bào tua được xử lý trưởng thành in vitro có khả năng tiết cytokine kích hoạt đại thực bào đến tiêu diệt khối u, tiết các nhân tố tiền viêm kích hoạt phản ứng viêm chống khối u, tiết các phân tử như ROS, NO, IFN I, IL, TNF-α cảm ứng chết theo chương trình, kích hoạt hoặc đóng vai trò tế bào tua giết tiêu diệt khối u [15]. Tuy nhiên, tế bào ung thư vú có những cơ chế thích nghi để hạn chế khả năng bắt, xử lý và trình diện kháng nguyên cho tế bào T của các tế bào trình diện kháng nguyên

như tế bào tua, đại thực bào hay tế bào B. Khi đưa tế bào tua vào chuột, những tế

bào này có thể không trình diện được kháng nguyên ung thư lên bề mặt do bị ức chế nên không kích hoạt được hệ thống miễn dịch thích ứng tiêu diệt khối u.

Tế bào tua chuột được cảm ứng với kháng nguyên ung thư là các phân mảnh protein của tế bào ung thư vú sơ cấp và khối u người cho thấy có hiệu quả điều trị ung thư rõ rệt. Thành phần khối u có tỷ lệ các loại tế bào và thành phần ngoại bào khác với tế bào ung thư vú sơ cấp nên kháng nguyên thu từ hai nguồn này cũng khác nhau. Khối u có lượng tế bào nền, tế bào mỡ, nguyên bào sợi, thành phần ngoại bào cao. Trong khi, tế bào sơ cấp qua nuôi cấy dưới áp lực chọn lọc của môi trường đồng nhất hơn, tỷ lệ tế bào ung thư và tế bào gốc ung thư vú cao hơn, lượng tế bào nền, nguyên bào sợi, tế bào ống vú và sản xuất sữa thấp hơn nhiều, thành

phần ngoại bào và tế bào mỡ hầu như không hiện diện. Tế bào tua đã cảm ứng với tế bào sơ cấp có thể trình diện phần lớn kháng nguyên ung thư trong tế bào ung thư vú và tế bào gốc ung thư vú. Tế bào tua cảm ứng với khối u trình diện phần lớn kháng nguyên của tế bào nền ung thư, tế bào bình thường, kháng nguyên nguyên bào sợi. Vì vậy tế bào tua cảm ứng kháng nguyên từ khối u có thể có hiệu quả điều trị ung thư trên mô hình chuột khác với tế bào tua cảm ứng kháng nguyên tế bào

ung thư vú sơ cấp. Tế bào tua cảm ứng kháng nguyên ung thư từ dòng tế bào ung

thư thuần có thể có hiệu quả hơn tế bào tua nạp nhiều loại kháng nguyên từ khối u. Mặc khác có giả thuyết cho rằng bởi vì thành phần nền và nguyên bào sợi trong

khối u vú tiết ra các nhân tố cần thiết cho sự tăng trưởng khối u và điều biến miễn

dịch [41, 42] nên kháng nguyên của các loại tế bào này thu từ khối u có hiệu quả tốt hơn. Các tế bào tua đã trình diện những kháng nguyên này sẽ kích hoạt tế bào T tiêu diệt các tế bào nền, nguyên bào sợi trước làm suy yếu sự tăng sinh của tế bào ung thư bên trong và ức chế quá trình điều biến miễn dịch do các tế bào này gây ra nên thúc đẩy sự tấn công miễn dịch vào các tế bào ung thư bên trong.

Trong nghiên cứu này, hiệu quả kháng khối u của hai loại kháng nguyên này

tương tự nhau. Nguyên nhân có thể do thành phần tế bào sơ cấp không đồng nhất,

lượng tế bào nền và nguyên bào sợi tuy ít hơn khối u nhưng đủ để kháng nguyên của nó được trình diện trên tế bào tua. Ngược lại, bản thân khối u vú người cũng có một tỷ lệ không nhỏ các tế bào ung thư vú cũng như tế bào gốc ung thư vú nên

kháng nguyên của chúng được trình diện hoàn toàn trên tế bào tua. Khi tế bào tua

được cảm ứng với kháng nguyên từ khối u và từ tế bào vú sơ cấp tiêm vào chuột

chúng đều trình diện nhiều loại kháng nguyên (tế bào nền, nguyên bào sợi, tế bào

vú và gốc vú, tế bào ung thư vú và tế bào gốc ung thứ vú) cho tế bào T, kích hoạt miễn dịch thích nghi tấn công khối u từ ngoài vào trong dẫn đến hiện tượng tăng bạch cầu tổng ngoại vi, giảm kích thước khối u và giảm tỷ lệ tế bào VNBC-GFP.

Nghiên cứu điều trị ung thư vú bằng liệu pháp tế bào tua quan tâm đến hai loại

kháng nguyên, kháng nguyên đặc hiệu cho ung thư vú như HER2/neu, MUC-1,

lâm sàng thường dựa trên kháng nguyên thu từ toàn bộ tế bào ung thư, nguồn thu nhận có thể là toàn bộ tế bào từ khối u, dòng tế bào ung thư hoặc tế bào gốc ung thư. Tế bào ung thư biểu hiện nhiều loại kháng nguyên liên quan ung thư khác nhau mà một số kháng nguyên khi được trình diện có thể đóng vai trò bổ trợ hoặc có cytokine thúc đẩy sự tăng sinh của tế bào T và tế bào B, kích hoạt miễn dịch tự nhiên dẫn đến thúc đẩy đáp ứng miễn dịch chống khối u [27].

Năm 1997, Eamonn Coveney và cộng sự tiến hành tiêm 1x106 tế bào tua từ tủy

xương chuột cảm ứng kháng nguyên từ tế bào ung thư vú chuột 4T1 vào chuột mô

hình mang khối u vú (tạo ra bằng cách tiêm 5x105

tế bào 4T1 vào chuột BALB/c), sau 21 ngày cũng nhận thấy kích thước khối u giảm dần. Những nghiên cứu gần đây cho thấy hiệu quả kháng ung thư của tế bào tua tăng lên khi phối hợp với tế bào T hoặc dung hợp tế bào tua với tế bào ung thư thay vì chỉ cảm ứng với dịch kháng nguyên.

Năm 2001, Markus Feuerer và cộng sự phát hiện trong tủy xương và máu ngoại vi bệnh nhân có một loại tế bào T là tế bào T nhớ nguyên biệt khối u ung thư, khi phối hợp tế bào T này với tế bào tua theo tỉ lệ 1:5 cho tế bào tua và tế bào T (thu từ bệnh nhân, nuôi và biệt hóa in vitro) tiêm vào chuột NOD/SCID mang khối u vú (tạo mô hình bằng cách tiêm tế bào MCF-7) sau 60 ngày cho hiệu quả giảm gần 100% kích thước khối u. Tế bào T nhớ tiết CCR7 kích hoạt tế bào tua sản xuất IL- 12. Sau đó, tế bào tua kích thích tế bào T nhớ biệt hóa thành tế bào T đặc hiệu tiêu diệt khối u [45].

Năm 2003, Jianchuan Xia và cộng sự nghiên cứu thành công khả năng kháng ung thư của tế bào tua dung hợp với tế bào ung thư. Điều trị ung thư vú tự phát (thử

nghiệm trên mô hình chuột chuyển oncogen polyomavirus middle T-PyMT và gen

mã hóa MUC1 tương tựở bệnh nhân ung thư vú) bằng tế bào tua dung hợp tế bào ung thư vú gây hoạt hóa tế bào T gây độc tiêu diệt khối u kéo dài, sau 180 ngày 57- 61% chuột hoàn toàn không còn khối u [37].

Năm 2011, nhóm nghiên cứu của P.V.Phúc tiến hành tiêm 1x106 tế bào tua từ

CD44+/CD24- vào chuột mô hình, 60% chuột không còn khối u sau 60 ngày khảo sát. Tế bào tua ngoại sinh cảm ứng kháng nguyên tế bào gốc ung thư được chứng tỏ có khả năng di cưđến lách và hoạt hóa tế bào T CD8+ tiêu diệt khối u [56].

Nhóm nghiên cứu lần đầu tiên thử nghiệm sử dụng kháng nguyên từ khối u vú

đông lạnh và từ tế bào ung thư vú nuôi cấy sơ cấp cảm ứng lượng rất nhỏ tế bào tua (chỉ 1x105 tế bào/chuột so với 1x106 tế bào/chuột ở hầu hết các nghiên cứu khác) để điều trị ung thư vú cho chuột mô hình. Tuy thời gian khảo sát ngắn hơn các nghiên cứu khác nhưng đã cho thấy chỉ sau bảy ngày tiêm tế bào tua, khối u giảm kích thước 33,3–36,2%, trong đó có một số chuột khối u teo nhỏ đến mức rất khó phát hiện bằng mắt thường. Nếu kéo dài thời gian khảo sát, khối u chuột có thể biến mất hoàn toàn. Tuy không có điều kiện khảo sát khả năng kích hoạt tế bào T gây độc diệt khối u, tương tác tế bào tua với các tế bào miễn dịch khác, khả năng sản xuất IL-12 hay sự di cư của tế bào tua ngoại sinh đến các cơ quan lympho chuột như các nghiên cứu khác, kết quả tăng bạch cầu tổng vượt mức trong nghiên cứu

này, tăng 4,4–4,7 lần so với đối chứng chỉ tăng 1,7–1,9 lần, cũng phản ánh các tế

bào tua cảm ứng kháng nguyên từ khối u hay tế bào sơ cấp đều có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch làm tăng lượng bạch cầu tổng. Sự kích hoạt này có thể là do các tế bào tua trình diện kháng nguyên ung thư cho tế bào T, kích thích tăng sinh tế bào T đặc hiệu tiêu diệt khối u; tiết cytokine kích hoạt đại thực bào, tế bào giết tự nhiên tấn công khối u [56].

Trong nghiên cứu này, sau bảy ngày không có khối u nào biến mất hoàn toàn nhưng giảm kích thước 1/3 lần, so với các nghiên cứu khác khối u bất đầu biến mất

sau 60–80 ngày [37, 56] hoặc chỉ bắt đầu giảm kích thước rõ rệt sau ngày 20 [14,

45], tác động của tế bào tua cảm ứng kháng nguyên từ khối u và tế bào sơ cấp lên khả năng diệt khối u của chuột mô hình nhanh hơn và hiệu quả hơn. Các nghiên cứu trên đều tiêm tế bào tua với lượng lớn gấp 10 lần so với nghiên cứu này; kết hợp tế bào tua với tế bào T, hoặc/và sử dụng kháng nguyên từ dòng tế bào ung thư vú thuần hoặc tế bào gốc ung thư vú, hoặc dung hợp tế bào tua với tế bào ung thư vú thuần. Kháng nguyên thu từ khối u hoặc tế bào sơ cấp lẫn nhiều loại kháng nguyên

bình thường của tế bào vú, tế bào gốc vú hoặc tế bào nền, nguyên bào sợi mà có vai trò hỗ trợ khối u phát triển khi cho cảm ứng với tế bào tua trưởng thành in vitro có thể có hiệu quả điều trị ung thư nhanh hơn, tốt hơn.

Kết quả nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức khảo sát sự thay đổi kích thước khối u, lượng bạch cầu tổng và sự giảm đáng kể tế bào gây ung thư trong khối u cũng chứng tỏ các tế bào tua cảm ứng kháng nguyên từ khối u hoặc tế bào sơ cấp có thể là liệu pháp miễn dịch triển vọng trong điều trị ung thư vú.

Một phần của tài liệu Khảo sát tác động in vivo của tế bào tua đã cảm ứng kháng nguyên từ khối u và tế bào ung thư vú sơ cấp (Trang 82 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)