Kết luận và biện luận chung

Một phần của tài liệu Khảo sát tác động in vivo của tế bào tua đã cảm ứng kháng nguyên từ khối u và tế bào ung thư vú sơ cấp (Trang 64 - 66)

3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1.4. Kết luận và biện luận chung

Hiện nay có 51 dòng tế bào ung thư vú thương mại trên cả người và chuột với ưu điểm tăng sinh mạnh, dễ nuôi cấy, thời gian nuôi cấy ngắn, dễ thay thế từ nguồn đông lạnh khi bị nhiễm nên được sử dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu và trong

mô hình ung thư in vitro. Tuy nhiên, khi nghiên cứu điều trị ung thư vú cần lưu ý

đến những điểm bất lợi của các dòng tế bào thương mại mà có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả nghiên cứu và thiếu tính thực tiễn khi ứng dụng trên bệnh

nhân [63]. Các dòng tế bào ung thư vú thương mại thực chất có thể không hoàn toàn là tế bào ung thư vú do quá trình nhiễm chéo. Nghiên cứu 252 dòng tế bào mới tại Ngân hàng Dòng tế bào Đức (German Cell Line Bank) gần 1/5 dòng bị nhiễm chéo, chủ yếu là với dòng tế bào ung thư gan HeLa (dòng tế bào đầu tiên được phát triển từ năm 1952) (theo MacLeod RAF, 1999). Đa phần các dòng tế bào ung thư vú thương mại đều được phân lập qua nhiều năm và từ dịch màng phổi hoặc các vùng khác mô khối u vú ở bệnh nhân ung thư di căn giai đoạn IV. Ví dụ: dòng MCF7 phần lập từ dịch màng phổi của nữ bệnh nhân người Mỹ ung thư giai đoạn IV năm 1973 tại Tổ chức Ung thư Michigan (Michigan Cancer Foudation). Hơn nữa, các dòng này đã trải qua nhiều lần cấy chuyền nên đặc tính, sự biểu hiện gen, hình thái và cả kiểu đột biến nhiễm sắc thể bị thay đổi [26].

Nuôi cấy ung thư sơ cấp mặc dù tốn nhiều thời gian, phức tạp và phải qua nhiều

quá trình mới tạo được dòng thuần, phân lập được tế bào ung thư, tế bào gốc ung

thư. Nhưng tế bào ung thư, tế bào gốc ung thư thu từ nuôi cấy sơ cấp phản ánh hoàn toàn đặc tính của ung thư trên bệnh nhân nên thích hợp cho nghiên cứu điều trị ung thư. Phân mảnh tế bào này có thành phần kháng nguyên tương tự với kháng nguyên ung thư trên bệnh nhân.

Hơn nữa, chủng tộc khác nhau có thể có kiểu ung thư vú khác nhau, đặc điểm tế bào khác nhau [64]. Ung thư vú là loại bệnh có đặc tính rất đa dạng và phức tạp,

từng bệnh nhân có biểu hiện, đặc điểm tế bào, di truyền khác nhau dẫn đến có thể

có hiệu quả điều trị khác nhau. Vì vậy, trong điều trị muốn đạt hiệu quả tối ưu nên nhắm đến liệu pháp tự thân. Nuôi cấy sơ cấp hiệu quả tạo ra nguồn tế bào ung thư, tế bào gốc ung thư của riêng từng bệnh nhân, thích hợp cho các chiến lược điều trị tự thân nhắm trúng đích.

Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu tác động của tế bào tua trên mô hình chuột từ đó hướng đến nghiên cứu điều trị ung thư vú tự thân trên từng bệnh nhân nên sử nguồn tế bào sơ cấp có thể mang lại hiệu quả cao. Hiệu quả nuôi cấy sơ cấp tế bào ung thư vú bằng phương pháp nuôi cấy mảnh mô với môi trường M171 đạt cao (76% khối u có tế bào phát triển). Tỷ lệ tế bào gốc ung thư vú dương tính với CD44, âm tính với

CD24 khá cao từ 4,39% đến 19,69%. P.V. Phúc và các đồng sự tiến hành nuôi cấy 21 mẫu khối u với cùng phương pháp có 15 mẫu có tế bào phát triển (đạt hiệu quả 71%) và tỷ lệ tế bào CD44+

/CD24- chỉ đạt 1,25–7,12%. Như vậy, nhờ cải tiến kĩ thuật nuôi và lựa chọn mẫu hiệu quả nuôi cấy sơ cấp tăng lên đáng kể [58].

Bệnh nhân càng trẻ tuổi và giai đoạn ung thư càng muộn thì khối u càng dễ nuôi cấy, tế bào nhanh phát triển, quần thể tế bào sơ cấp hình thái càng đồng nhất và tỷ lệ tế bào gốc ung thư vú, tế bào ung thư vú càng cao. Trong điều trị nên lưu ý đến độ tuổi của bệnh nhân vì có thể các bệnh nhân trẻ mắc ung thư vú dễ nhanh chóng tiến đến giai đoạn IV và khó điều trị hơn, dễ tái phát sau điều trị vì có thể lượng tế bào gốc ung thư vú ở họ cao hơn bệnh nhân lớn tuổi.

Một phần của tài liệu Khảo sát tác động in vivo của tế bào tua đã cảm ứng kháng nguyên từ khối u và tế bào ung thư vú sơ cấp (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)