3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.4. NỘI DUNG 4: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG IN VIVO CỦA TẾ BÀO TUA
ĐÃ CẢM ỨNG KHÁNG NGUYÊN THU TỪ KHỐI U VÀ TẾ BÀO UNG
THƯ VÚ SƠ CẤP
3.4.1. Hình thái bên ngoài
Chuột ở các lô thí nghiệm và đối chứng có hình thái bên ngoài không khác biệt. Từ khi tiêm tế bào VNBC-GFP, chuột không xử lý với thuốc gây suy giảm miễn
dịch, hệ miễn dịch và hệ thống tạo máu bắt đầu hồi phục, thể trạng chuột thay đổi
theo chiều hướng tốt hơn. Đến ngày thứ bảy sau khi tiêm tế bào tua, tất cả chuột đều khỏe mạnh, thể trọng trở lại tương đương với lúc trước khi xử lý thuốc, lông mượt và di chuyển linh hoạt hơn.
Chuột thuộc lô đối chứng trắng (tiêm PBS) và lô đối chứng (tiêm tế bào tua không cảm ứng kháng nguyên) có khối u vẫn phát triển, ngày càng nổi rõ tại vùng vú, hầu hết khi phẫu thuật vẫn là một khối rắn. Ngược lại, chuột thuộc lô thí nghiệm
(tiêm tế bào tua cảm ứng kháng nguyên từ khối u và tế bào ung thư vú sơ cấp) có
khối u ngày càng nhỏ dần, một số khối u gần như không thấy rõ, nhiều khối u có dấu hiệu viêm sưng đỏ, khối u có miệng, khi phẫu thuật một số có hiện tượng chảy dịch trắng.
Hình 3. 23. Hình thái khối u chuột ngày N7
Khối u trên tất cả chuột trong lô đối chứng và cả lô thí nghiệm đều phát huỳnh quang khi được scan bằng máy iBox. Tuy nhiên, khối u chuột được tiêm tế bào tua đã cảm ứng kháng nguyên có tín hiệu huỳnh quang yếu hơn khối u chuột được tiêm PBS hoặc tế bào tua không cảm ứng kháng nguyên. Điều này cho phép tiên đoán
lượng tế bào GFP phát huỳnh quang trong khối u chuột tiêm tế bào tua cảm ứng
kháng nguyên ít hơn khối u chuột đối chứng. Đồng thời chứng tỏ tế bào tua được
cảm ứng kháng nguyên khi tiêm vào chuột mô hình ung thư vú có vai trò diệt bớt tế bào phát huỳnh quang trong khối u.
Hình 3. 24. Khối u phát huỳnh quang ngày N7