Đánh giá hiệu quả tạo mô hình

Một phần của tài liệu Khảo sát tác động in vivo của tế bào tua đã cảm ứng kháng nguyên từ khối u và tế bào ung thư vú sơ cấp (Trang 52 - 53)

a. Đánh giá mô học bằng nhuộm H&E mẫu cắt lát mô khối u trên chuột

Sau khi ghép tế bào VNBC-GFP lên chuột đã suy giảm miễn dịch 12 ngày, giết chuột và cắt lấy khối u tại vùng mỡ vú. Cố định mẫu mô trong dung dịch Paraformandehide 4% trong tối đa 1 ngày, chuyển mẫu đến khoa Giải phẫu, Trường Đại học Y-Dược Tp. Hồ Chí Minh để tiến hành cắt lát mô theo phương pháp cắt Paraffin, sau đó nhuộm mẫu với Hematoxylin và Eosin, mẫu cắt lát được chuyển cho bác sĩ chuyên khoa để xác định mô ung thư, sự hoại tử, viêm và sự xâm nhập của tế bào bạch cầu.

b. Đánh giá sự tồn tại của tế bào VNBC-GFP trên lát cắt mô khối u chuột

Sau khi ghép tế bào VNBC-GFP lên chuột đã suy giảm miễn dịch 12 ngày, giết chuột và cắt lấy khối u tại vùng mỡ vú. Cố định mẫu trong dung dịch cốđịnh lạnh và tiến hành cắt lát mô lạnh ngay sau khi thu mẫu. Mẫu cắt lát mô lạnh được cố định trên lame và quan sát bằng kính hiển vi huỳnh quang để xác định sự tồn tại của tế bào phát huỳnh quang (là tế bào VNBC-GFP) trong mẫu.

c. Đánh giá sự tồn tại tế bào VNBC-GFP trên khối u chuột

Khối u bắt đầu xuất hiện sau 24 giờ ghép tế bào VNBC-GFP và hiện rõ trong 5 ngày tiếp theo. Chuột có khối u ổn định trong 5 ngày được gây mê bằng Zoletil, cạo sạch lông vùng bụng có khối u. Chuột được đặt ngửa vào khoang của máy scan chuột, mở tia UV và nhanh chóng chụp hình với bước sóng phát huỳnh quang xanh GFP tại vị trí có khối u để kiểm tra khả năng phát huỳnh quang của khối u.

2.2.5. Nội dung 4: Đánh giá tác động in vivo của tế bào tua đã cảm ứng kháng nguyên thu từ khối u và tế bào ung thư vú sơ cấp

Một phần của tài liệu Khảo sát tác động in vivo của tế bào tua đã cảm ứng kháng nguyên từ khối u và tế bào ung thư vú sơ cấp (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)