0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Đặc tính sinh học của tế bào tua

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG IN VIVO CỦA TẾ BÀO TUA ĐÃ CẢM ỨNG KHÁNG NGUYÊN TỪ KHỐI U VÀ TẾ BÀO UNG THƯ VÚ SƠ CẤP (Trang 31 -33 )

Tế bào tua (Dendritic cell, DC) là loại tế bào trình diện kháng nguyên (Antigen Present Cell, APC) chuyên nghiệp nhất. APC biến đổi protein thành các phân mảnh peptide được gắn lên MHC (phức hợp phù hợp mô) tạo thành MHC-peptide và trình diện cho tế bào T; đồng thời tiết các nhân tố đồng kích thích cần thiết cho sự nhận diện kháng nguyên thông qua MHC của tế bào T và cho đáp ứng miễn dịch hoàn chỉnh của tế bào T. Tế bào tua hoạt hóa cả tế bào T non và tế bào T nhớ trong khi đại thực bào trình diện kháng nguyên cho tế bào T đặc hiệu, tế bào B trình diện kháng nguyên cho trợ bào T.

DC hiện diện trong các cơ quan lympho (lách, hạch bạch huyết), trong biểu mô da và các ống tiêu hóa và ống hô hấp, và trong tế bào kẽ của hầu hết cơ quan nhu mô. Các loại DC khác nhau bởi marker khác nhau và đóng vai trò khác nhau trong đáp ứng miễn dịch. DC tăng sinh từ tế bào tiền thân trong tủy xương và hầu hết là DC dòng tủy là dòng thực bào đơn nhân. DC biểu mô là tế bào Langerhans của biểu bì, chiếm đến 25% bề mặt tế bào biểu bì mặc dù thực ra chỉ cấu thành 1% quần thể tế bào. DC biểu mô và mô vẫn ở trạng thái chưa trưởng thành. Trong đáp ứng bắt

các thành phần vi sinh, DC trưởng thành trong khi chúng di cưđến hạch lympho và trở nên hiệu quả cho sự trình diện kháng nguyên và kích thích tế bào T non. DC trưởng thành cư ngụ trong vùng tế bào T (T cell zone) của hạch bạch huyết và trình diện kháng nguyên cho tế bào T.

DC có khả năng đặc biệt để thực bào các tế bào nhiễm virus hoặc ung thư và trình diện kháng nguyên từ những tế bào này lên MHC I. Con đường trình diện kháng nguyên này ngược với quy tắc thông thường (kháng nguyên bị thực bào vào trong bóng màng được trình diện trên MHC II), protein của tế bào bị thực bào được xử lý thành peptide nội bào và gắn vào MHC I. Quá trình này gọi là trình diện chéo, hay cross-priming, cho thấy một loại tế bào (DC) có thể trình diện kháng nguyên từ tế bào khác (tế bào ung thư và bị nhiễm virus) và hoạt hóa tế bào T đặc hiệu cho những kháng nguyên này.

Tế bào B cũng nhận diện kháng nguyên hòa tan và cả kháng nguyên trình diện bởi DC. Loại tế bào tua chuyên biệt này gọi là tế bào tua nang (DC follicular) trình diện kháng nguyên để hoạt hóa tế bào B trong trung tâm mầm. [1, 70]

Sự trưởng thành của tế bào tua

DC chưa trưởng thành có các thụ thể gắn với kháng nguyên lạ, bắt và chế biến protein lạ thành peptide gắn vào MHC. Đồng thời có thụ thể Toll-like nhận diện phân tử lạ gây hoạt hóa tế bào làm tiết cytokine như TNF (Tumor necrosis factor, nhân tố hoại tử mô) cần thiết cho sự trưởng thành của DC. Khi đó DC mất kết dính với biểu mô và biểu hiện thụ thể cho CCR7 (một loại chemokine được sản xuất tại vùng tế bào T của hạch bạch huyết) nên bị thu hút đến hạch bạch huyết và trình diện kháng nguyên cho tế bào T non và hoạt hóa tế bào lympho. DC trưởng thành biểu hiệu mức cao MHC II gắn với peptide và tác nhân đồng kích thích cần thiết cho sự hoạt hóa tế bào T. Quá trình trưởng thành có thể được tạo ra trong in vitro bằng cách nuôi cấy DC từ tủy xương với các cytokine (như TNF và nhân tố kích thích tập đoàn đại thực bào hạt GM-CSF, Granulocyte Macrophage Colony Stimulating Factor) và sản phẩm vi sinh vật (như endotoxin). Biệt hóa in vitro bạch cầu đơn nhân thành tế bào tua bằng các tín hiệu trưởng thành như GM-CSF và IL-4 (104).

Tế bào tua trưởng thành biểu hiện các marker bề mặt CD40, CD80, CD83, CD86, HLADR, s100 và DC-LAMP (protein màng liên quan đến lysosomal tế bào tua, DC Lysosomal-Associated Membrane Protein). [1, 70]

Bạch cầu đơn nhân là nguồn tạo tế bào tua chủ yếu bằng cách biệt hóa chúng thành tế bào tua nhờ các tín hiệu trưởng thành như GM-CSF và IL-4 [61]. Phụ thuộc vào loại tín hiệu trưởng thành dùng trong nuôi cấy bạch cầu đơn nhân, tế bào tua đã biệt hóa có khả năng tiêu diệt khối u khác nhau. William P và cộng sựđã gây ức chế sự tăng trưởng của khối u vú trên chuột bằng cách tiêm tế bào tua được biệt hóa từ bạch cầu đơn nhân nhờ protein dung hợp GM-CSF và IL-21 [75]. Tế bào tua thu từ nguồn bạch cầu đơn nhân được xử lý với TNF-α, IL-1β, IFN-γ, IFN-α và TLR3 cho hiệu quả kháng ung thư cao gấp 40 lần so với tế bào tua trưởng thành trong môi trường chứa TNF-α, IL-1β và IFN-γ. Vì vậy có thể thấy TLR3 có vai trò quan trọng trong hiệu quả kháng ung thư của tế bào tua thu từ nuôi cấy in vitro [44].

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG IN VIVO CỦA TẾ BÀO TUA ĐÃ CẢM ỨNG KHÁNG NGUYÊN TỪ KHỐI U VÀ TẾ BÀO UNG THƯ VÚ SƠ CẤP (Trang 31 -33 )

×