Kiểm tra đặc tính tế bào tua đã biệt hóa

Một phần của tài liệu Khảo sát tác động in vivo của tế bào tua đã cảm ứng kháng nguyên từ khối u và tế bào ung thư vú sơ cấp (Trang 48 - 49)

Tế bào nuôi cấy trong CM2 sau bảy ngày được thu nhận để kiểm tra sự biểu hiện các marker CD14, CD40 và CD86. Marker CD14 (đóng vai trò đồng thụ thể với thụ thể Toll-like TLR4 và thụ thể MD2 trong sự nhận diện lipopolyssacharide- LPS của vi khuẩn) biểu hiện mạnh ở đại thực bào và tế bào tua chưa trưởng thành, khi cảm ứng tế bào đơn nhân tủy xương với IL-4 làm giảm sự biểu hiện CD14 (Mahnke K và cộng sự, 1997). Ligand của marker CD40 kích hoạt tế bào tua sản xuất mức cao IL-12, kích hoạt biểu hiện mức cao CD80, CD86, thúc đẩy tế bào tua tăng sinh và sản xuất IFN-γ bởi tế bào T (Cella M và cộng sự, 1996). Tế bào tua hoạt hóa trình diện kháng nguyên chuyên biệt cho tế bào T biểu hiện marker CD40+ (Roy và cộng sự, 1993). Marker CD86 (B7-2) là phân tửđồng kích thích của tế bào

tua gắn vào CD28 của tế bào T, cần thiết cho sự hoạt hóa hữa hiệu tế bào T và sản xuất IL-2 (Buelens và cộng sự, 1995). Trong quá trình tế bào tua trưởng thành marker CD14 giảm biểu hiển, CD40 và CD86 biểu hiện ngày càng mạnh.

Tương tự như phân tích tế bào ung thư vú sơ cấp, tiến hành thu nhận tế bào nuôi cấy sau 7 ngày trong CM2, bổ sung kháng thể CD14, CD40 và CD86 vào ba mẫu tế bào này, ủ và rửa lại với dung dịch FACSFlow.

Tế bào tua bám chặt vào bề mặt nuôi cấy cho nên để thu nhận được tế bào sau 7 ngày nuôi cấy trong CM2 phải rửa sạch tế bào với PBS ít nhất 2 lần trước khi xử lý với Trypsin/EDTA 0,25% trong 15-30 phút và phải thường xuyên gõ vào bề mặt bình nuôi để tế bào dễ dàng tách ra hơn.

Một phần của tài liệu Khảo sát tác động in vivo của tế bào tua đã cảm ứng kháng nguyên từ khối u và tế bào ung thư vú sơ cấp (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)