Sự thay đổi kích thước khố iu

Một phần của tài liệu Khảo sát tác động in vivo của tế bào tua đã cảm ứng kháng nguyên từ khối u và tế bào ung thư vú sơ cấp (Trang 77 - 79)

3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.4.3. Sự thay đổi kích thước khố iu

Chuột được tiêm tế bào tua cảm ứng kháng nguyên đều có hiện tượng giảm kích thước khối u từ từ (đến ngày N7 phần lớn các lô giảm hơn 30%). Giữa các lô thí

nghiệm tiêm tế bào tua cảm ứng kháng nguyên từ khối u và tế bào ung thư vú sơ

cấp của ba mẫu ung thư khác nhau, sự thay đổi kích thước khối u tương đương nhau (p > 0,05). Trong mỗi lô thí nghiệm này, kích thước khối u chuột giảm không đáng

kể giữa ngày N4 và N7 (p > 0,05; trừ lô tiêm tế bào tua cảm ứng kháng nguyên từ tế bào ung thư vú sơ cấp của mẫu số 39, p < 0,05). Điều này cho thấy việc tiêm tế bào tua đã cảm ứng kháng nguyên có hiệu quả ngăn cản sự phát triển và tiêu diệt từ từ khối u. Kháng nguyên thu từ khối u và từ tế bào ung thư vú sơ cấp có hiệu quả như nhau trong khả năng làm giảm kích thước khối u.

 

Hình 3. 27. Biểu đồ thay đổi kích thước khối u trong chuột được tiêm tế bào tua cảm ứng kháng nguyên từ khối u và tế bào sơ cấp

Chuột được tiêm tế bào tua cảm ứng kháng nguyên giảm kích thước khối u so

với chuột được tiêm PBS và tế bào tua không cảm ứng kháng nguyên. So với thời điểm trước khi tiêm tế bào tua, ngày N0, từ ngày N4 chuột được tiêm PBS và tiêm tế bào tua không cảm ứng kháng nguyên tăng kích thước khối u rõ rệt (lô PBS tăng 73%, lô tế bào tua tăng 48%); ngược lại, chuột được tiêm tế bào tua cảm ứng kháng nguyên từ khối u và tế bào ung thư vú sơ cấp giảm kích thước (lô khối u giảm 18%, lô tế bào giảm 16%). Ngày N4 đến ngày N7, chuột được tiêm PBS tăng kích thước khối u rõ rệt (p < 0,05); chuột được tiêm tế bào tua không cảm ứng kháng nguyên

tuy có xu hướng tăng kích thước khối u nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa (p >

0,05); chuột được tiêm tế bào tua cảm ứng kháng nguyên có xu hướng giảm kích thước khối u nhưng không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Ngày N4, khối u của

chuột được tiêm PBS tăng cao hơn hẳn khối u chuột được tiêm tế bào tua cảm ứng

kháng nguyên (p < 0,05). Khối u chuột được tiêm tế bào tua không cảm ứng kháng

nguyên tuy tăng kích thước nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa so với khối u chuột thí nghiệm và chuột đối chứng trắng (p > 0,05). Ngày N7, chuột trong lô đối chứng đều tăng kích thước khối u và mức tăng của lô tiêm PBS cao hơn lô tiêm tế bào tua (p < 0,05). Ngược lại, lô thí nghiệm tiêm tế bào tua cảm ứng kháng nguyên đều giảm kích thước khối u và khác biệt hoàn toàn với lô đối chứng (p < 0,05).

 

Hình 3. 28. Biểu đồ thay đổi kích thước khối u trong lô đối chứng và thí nghiệm

Nhìn chung, việc tiêm tế bào tua có cảm ứng kháng nguyên có hiệu quả giảm

kích thước khối u chuột so với chỉ tiêm PBS hoặc tiêm tế bào tua không cảm ứng

kháng nguyên. Hiệu quả giảm kích thước khối u của tế bào tua cảm ứng kháng

nguyên từ khối u vú tương đương với tế bào tua cảm ứng kháng nguyên từ tế bào

ung thư vú sơ cấp. Việc tiêm tế bào tua không cảm ứng kháng nguyên tuy vẫn làm khối u tăng kích thước nhưng cũng có hiệu quả giúp ổn định sự tăng trưởng của khối u và giảm mức tăng trưởng này so với chuột chỉ được tiêm PBS.

Một phần của tài liệu Khảo sát tác động in vivo của tế bào tua đã cảm ứng kháng nguyên từ khối u và tế bào ung thư vú sơ cấp (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)