Hiệu quả biệt hóa và trưởng thành tế bào tua từ tủy xương chuộ t

Một phần của tài liệu Khảo sát tác động in vivo của tế bào tua đã cảm ứng kháng nguyên từ khối u và tế bào ung thư vú sơ cấp (Trang 66 - 68)

3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.2.1. Hiệu quả biệt hóa và trưởng thành tế bào tua từ tủy xương chuộ t

Tế bào thu từ tủy xương chuột là quần thể nhiều loại tế bào: tế bào gốc trung mô, tế bào nền tủy xương, tế bào gốc tạo máu, tế bào đầu dòng tủy và đầu dòng lympho, các tế bào tiền thân bạch cầu, tiền thân tiểu cầu, nguyên hồng cầu, hồng cầu, bạch cầu hạt, monocyte, lymphocyte… Tất cả các tế bào này đều được nuôi cấy trong môi trường RPMI 1640 10%FBS. Hồng cầu không có nhân không có khả năng bám dính nên sẽ chết đi và bị loại bỏ khi thay môi trường. Môi trường RPMI 1640 là môi trường thích hợp cho sự bám dính của các tế bào đơn nhân máu nên sau hai ngày nuôi cấy phần lớn các tế bào máu bám vào bề mặt nuôi. Các tế bào không bám sẽ bị loại bỏ khi thay môi trường CM1.

 

Hình 3. 11. Tế bào đơn nhân tủy xương bám trên bề mặt bình nuôi trong môi trường RPMI

(a)Tế bào tủy xương vừa được cho vào bình nuôi; (b) Tế bào bám sau một ngày nuôi cấy Sau hai ngày tế bào được chuyển sang nuôi cấy trong môi trường CM1 có bổ sung GM-CSF và IL-4, có vai trò thúc đẩy sự trưởng thành và biệt hóa của các tế bào đơn nhân máu thành tế bào tua. Sau hai ngày nuôi cấy với CM1, mật độ tế bào bám giảm dần, các tế bào bắt đầu kéo dài, một số tế bào có dạng ba chân kéo dài, có tua nhỏ. Sau năm ngày nuôi cấy với CM1, phần nhiều các tế bào có dạng tua dài.

 

Hình 3. 12. Hình thái tế bào nuôi cấy hai ngày trong môi trường CM1

 

Hình 3. 13. Hình thái tế bào nuôi cấy năm ngày trong môi trường CM1

Tế bào sau đó được chuyển sang nuôi cấy trong môi trường CM2, ngoài GM- CSF và IL-4 có bổ sung thêm TNF-α giúp tế bào đã biệt hóa trưởng thành tạo tế bào

tua trưởng thành. Các tế bào dần dần có hình thái giống tế bào tua, có chân và tua xung quanh. Tuy nhiên một số tế bào lại trở nên co lại, xung quanh có tua cực ngắn hoặc co tròn, không tua và thậm chí một số co tròn và tách khỏi bề mặt nuôi.

 

Hình 3. 14. Hình thái tế bào tua trong môi trường CM2

 

Hình 3. 15. Hình thái tế bào tròn sau bảy ngày trong môi trường CM2

Một phần của tài liệu Khảo sát tác động in vivo của tế bào tua đã cảm ứng kháng nguyên từ khối u và tế bào ung thư vú sơ cấp (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)