Mô hình chuột biến đổi gen

Một phần của tài liệu Khảo sát tác động in vivo của tế bào tua đã cảm ứng kháng nguyên từ khối u và tế bào ung thư vú sơ cấp (Trang 25 - 27)

Trong hai thập kỉ gần đây, các mô hình chuột biến đổi gen phục vụ nghiên cứu ung thư được phát triển mạnh. Mô hình được tạo bằng hai kĩ thuật chính: Chuyển gen biểu hiện các gen ung thư (oncogene) chuyên biệt mức cao trong chuột; gen mục tiêu (gene-targeted hay knockout các gen vốn có vai trò ức chế ung thư) làm cho chuột nhạy cảm sinh ung thư vú. Chuyển gen mã hóa các promoter như MMTV-LTR (mouse mammary tumor virus long terminal repeat), WAP (whey acidic protein) và BLG (β lactoglobin) hoạt hóa mạnh tế bào biểu mô ống vú, phiên mã ở mức cao, phụ thuộc hormone tạo ra tính nhạy cảm hormone và corticoid thông qua sựđiều biến sự biểu hiện oncogene. Knockout các gen Tp53 và Ecad bằng cách gây đột biến tạo mô hình chuột ung thư tiểu thùy xâm lấn tương tự ở người. Mô hình chuột biểu hiện vượt mức Erbb2 cũng hình thành khối u vú tương tự ở bệnh nhân có sự khếch đại Erbb2 (tìm thấy ở 20% bệnh nhân) [4].

Mỗi mô hình đều có ưu nhược điểm riêng. Mô hình dị ghép có điểm bất lợi là thời gian khối u tồn tại hạn chế, môi trường phát triển khối u phức tạp, khó kiểm soát và bị giới hạn bởi hệ thống ức chế miễn dịch. Bộ gen trong các dòng tế bào qua nhiều lần cấy chuyền và lưu trữ nhiều năm có thể không còn bền vững do đó mô hình dị ghép tế bào này không dùng để tiên lượng sự thay đổi gen trong cơ thể bệnh nhân, không phù hợp với nghiên cứu trị bệnh dựa trên liệu pháp gen.

 

Hình 1. 3.Ưu điểm và nhược điểm của các mô hình ung thư dị ghép, chuột hóa người và biến đổi gen [7]

Mô hình biến đổi gen tuy ổn định, khối u tồn tại lâu dài, phản ánh được những biến đổi gen ở người nhưng chi phí lớn, tiến trình thực hiện phức tạp, chỉ phản ánh một số biến đổi gen nhất định ở một số bệnh nhân cụ thể. Mô hình dị ghép thích hợp cho nghiên cứu thử thuốc, còn mô hình GEM thích hợp cho nghiên cứu vai trò của các gen chuyên biệt trong sự phát triển, di căn, mất đi của ung thư [7].

1.2. MIỄN DỊCH UNG THƯ1.2.1. Kháng nguyên ung thư

Một phần của tài liệu Khảo sát tác động in vivo của tế bào tua đã cảm ứng kháng nguyên từ khối u và tế bào ung thư vú sơ cấp (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)