Phật chỉ tâm lần thứ ha

Một phần của tài liệu Dai-Cuong-Kinh-Lang-Nghiem-HT-Thien-Hoa-Giang (Trang 28 - 30)

Khi đó Phật đưa bàn tay lên, co năm ngón rồi mở ra, hỏi ông A Nan : -Ông có thấy cái gì không?

A Nan thưa :

-Thấy Phật đưa tay lên co ngón tay vào, rồi mở ra. Phật hỏi:

-Tự cái tay của ta co mở, hay “cái thấy” của ông co mở? A Nan thưa :

- Tự tay Phật co mở, chứ “cái thấy” của con không co mở. Phật nói :

-Phải lắm !

Phật lại phóng một đạo hào quang trên vai phía mặt của A Nan. A Nan liền xoay đầu ngó về phía bên mặt. Phật lại phóng hào quang trên vai phía trái của A Nan, A Nan xoay đầu ngó qua phía trái.

Phật hỏi :

-Cái đầu của ông hôm nay tại sao xoay qua lắc lại như vậy ? A Nan thưa :

-Vì Phật phóng hào quang trên hai vai của con, nên con xoay qua lắc lại để xem.

Phật hỏi :

-Vậy cái đầu của ông lắc, hay cái thấy của ông lắc ? A Nan thưa :

-Tự cái đầu của con xoay qua lắc lại, chớ cái thấy của con không có xoay lắc.

Phật hỏi :

-Cái nào động , cái nào tịnh ? A Nan thưa :

-Cái đầu của con có động và tịnh (dừng), chớ cái thấy của con không có động tịnh.

Phật nói : -Phải !

Phật dạy tiếp :

-Cái nào có co, có mở, có động, có tịnh, có sanh, có diệt, thì cái đó là vọng, thuộc về “khách” không phải ông. Còn cái nào không động tịnh, co mở, không sanh diệt, thì cái đó là “chân”, thuộc về “chủ”, chính là ông. Như thế, chân và vọng rất rõ ràng, ông còn chưa hiểu hay sao ?

Tại sao từ hồi nào đến giờ, các ông cứ nhận cái vọng thân tứ đại giả hợp nầy, cho là thật “thân” mình, cái vọng tưởng sanh diệt này, cho thật là “tâm” mình, cảnh vật giả tạm, cho là thật “cảnh” của mình, mà lại bỏ cái chân tâm thường còn bất sanh bất diệt của mình sẵn có kia đi ? Bởi thế nên các ông phải nhiều kiếp sanh tử luân hồi, thật là oan uổng !

Chú Giải.

Đoạn này Phật chỉ cái “thấy” không co mở, và không sanh, diệt, động, tịnh, đó là chân tâm lƣu lộ.

---o0o---

Một phần của tài liệu Dai-Cuong-Kinh-Lang-Nghiem-HT-Thien-Hoa-Giang (Trang 28 - 30)