Đa
Phật dạy :
-Này Phú Lâu Na, ông tuy trừ nghi, mà các mê lầm chưa hết. Tôi nay dùng việc thật tế và hiện tiền trong thế gian để chỉ dạy ông : Vừa rồi đây, ông có nghe câu chuyện chàng Diễn Nhã Đạt Đa tại thành Thất La không ? Một
buổi sáng nọ chàng lấy gương soi mặt, thấy cái đầu trong gương (bóng) có mặt mày đáng thương. Chàng trở lại giận trách “cái đầu thiệt của mình đây sao không thấy được mặt mày của mình; hay là ma quỷ?” Rồi bỗng nhiên chàng nổi cuồng vùng chạy . . . Theo ý ông, người này nhân cái gì mà bỗng nhiên nổi cuồng vụt chạy ?
Ông Phú Lâu Na thưa :
-Người ấy tự tâm họ cuồng, chớ không có nhân cái chi cả ? Phật dạy :
-Cũng vậy đó ông Phú Lâu Na. Đã nói là “vọng” thì đâu có sở nhân, còn có sở nhân thì không phải là vọng. Các vọng tưởng tự nó nhân nhau liên tiếp phát sanh; từ đời này đã mê rồi chứa chất thêm cái mê, cho đến nhiều kiếp. Ta đã nhiều lần chỉ dạy, mà các ông còn chưa ngộ trở lại.
Này Phú Lâu Na, cái “mê” như vậy đó, nhân mê tự có. Nếu người biết được cái “mê” ấy không nguyên nhân, thì cái “mê vọng” đó không gá nương vào đâu nữa. Lúc bấy giờ dầu muốn cho nó sanh còn không thể được, huống chi muốn diệt.
Các ông nên biết : người đặng đạo Bồ Đề rồi (ngộ chân tâm), cũng như người thức giấc mộng, mà muốn nói lại việc chiêm bao; mặc dầu trong tâm nhớ biết rõ ràng, nhưng không làm sao chỉ các vật trong chiêm bao ra được, vì nó không thật có, vả lại nó cũng không có nguyên nhân nữa. Cũng như chàng Diễn Nhã Đạt Đa, tự sợ cái đầu của mình, rồi nổi cuồng vụt chạy, chớ không có sở nhân gì cả.
Nếu cái “cuồng” kia thoạt nhiên hết, thì cái “đầu” vẫn y nguyên. Dầu cho khi chưa hết cuồng thì cái đầu ấy cũng không mất. Này Phú Lâu Na, các “mê vọng” như vậy đó, chớ có nhân cái gì đâu !
Chú Giải.
Cái đầu là dụ cho “chân tâm”. Tự nổi cuồng là dụ cho các “vọng tƣởng” tự sanh.. hết cuồng rồi thì cái đầu vẫn y nguyên, dầu đƣơng cuồng cái đầu cũng không mất, là dụ cho ngộ rồi chân tâm tự hiện, dầu chƣa ngộ chân tâm cũng không mất.