A Nan ngh i: “Tâm Bồ Đề do nhân duyên sanh”

Một phần của tài liệu Dai-Cuong-Kinh-Lang-Nghiem-HT-Thien-Hoa-Giang (Trang 84 - 86)

Khi đó A Nan đứng dậy lạy Phật, chắp tay bạch rằng :

-Đức Thế Tôn nói : “Ba duyên tham, sân, si dứt rồi, thời ba nhân sát, đạo, dâm không sanh. Lúc bấy giờ anh khùng Diễn Nhã Đạt Đa trong tâm ông tự hết, mà hết tức là Bồ Đề, không phải do nơi người mà đặng”.

Bạch thế Tôn như thế thì tâm Bồ đề rõ ràng là do nhân duyên sanh rồi. Tại sao đức Như Lai lại bác thuyết nhân duyên sanh ?

Không những chúng con là hàng Thanh Văn tuổi trẻ hữu học, do nhân duyên mà tâm được khai ngộ; chính như trong hội này, những vị đã đặng vô lậu, như ông đại Mục Kiền Liên, ông Xá lợi Phất và Tu Bồ Đề từ giòng Phạm chí ngoại đạo, cũng do nghe Phật nói nhân duyên, mà tâm được khai ngộ. Nay Phật nói : “Tâm Bồ Đề không từ nơi nhân duyên sanh”, như thế thì chúng ngoại đạo Câu Xá Ly kia nói về thuyết “tự nhiên’ cũng thành đúng lý hay sao ? Xin Phật duỗi lòng từ bi, vạch mở chỗ mê mờ cho chúng con.

Chú Giải.

Ông A Nan trƣớc đã nghi nhân duyên và tự nhiên đều bị Phật phá rồi, nay ông lại còn nghi nhân duyên và tự nhiên nữa. Bởi vì lƣới nghi chồng chập nhiều đời, vả lại hàng Thanh Văn pháp chấp khó trừ. Cũng nhƣ cây chuối, lột đƣợc bẹ này, lại bày ra bẹ khác. Lột cho hết bẹ thì lõm chuối mới bày. Phá nghi cho hết, thì “chân tâm” mới hiện.

---o0o---

IX. Phật định nghĩa chữ nhân duyên tự nhiên và bác.

Phật dạy rằng :

- Này A Nan, như chàng Diễn Nhã Đạt Đa kia, vì nhân duyên soi gương, cho nên chàng mới sanh ra cuồng. Đến khi hết cuồng thì tánh không cuồng (tỉnh) tự nhiên sanh ra; có phải cái lý nhân duyên và tự nhiên cùng tột như thế chăng ?

Này A Nan, chàng Diễn Nhã Đạt Đa kia, nếu cái đầu của chàng đã là tự nhiên, thì lúc nào cũng vẫn tự nhiên, vậy do nhân duyên gì nổi cuồng sợ chạy ?

Nếu cái đầu là tự nhiên, vì nhân duyên soi gương cho nên mới cuồng, vậy cái đầu cũng vẫn tự nhiên, sao chẳng vì nhân duyên soi gương mà mất đi. Phải biết : Cái đầu vẫn không biến đổi hay mất đi, còn “cuồng sợ” tự nó vọng sanh. Vậy thì cần gì phải có nhân duyên soi gương mới sanh ra cuồng ?

Chú Giải.

Đoạn này ý nói : Nếu nói “chân tâm tự nhiên”, thì lúc nào nó cũng vẫn tự nhiên, vậy do nhân duyên gì mà nổi vọng. Nếu nói “do nhân duyên nên nổi vọng” sao chẳng do nhân duyên mà chân tâm kia mất. Vậy thì biết, chân tâm không biến đổi, cái “cuồng vọng” tự nó vọng sanh, không cần gì phải có nhân duyên.

-Còn nói “cái cuồng đó tự nhiên sẵn có”, vậy thì khi chưa cuồng nó núp ở chỗ nào ?

Cái đầu đã tự nhiên không có cuồng vọng, vậy vì sao nổi cuồng vụt chạy? Nếu như người ngộ được “cái đầu mình sẵn có”, biết được cái “cuồng” tự nó vọng sanh, thì thuyết nhân duyên và tự nhiên đều là nói chơi cả.

X. Phật phá chấp nhân duyên để dẫn vào “vô công dụng”

-Thế nên ta nói :”Ba duyên :Tham, Sân, Si đoạn hết, tức là tâm Bồ Đề”. Nếu cái “vọng tâm sanh diệt kia diệt, mà tâm Bồ Đề sanh”, như thế cũng còn ở trong vòng sanh diệt. Phải diệt và sanh đều hết, mới được vô công dụng đạo (Chỗ cứu cánh).

Chú Giải.

Đoạn này Phật phá chấp nhân duyên để dẫn nhập đạo vô công dụng. ---o0o---

Một phần của tài liệu Dai-Cuong-Kinh-Lang-Nghiem-HT-Thien-Hoa-Giang (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)