-Này, A Nan, như người nhặm con mắt, vì nghiệp riêng của họ, nên “vọng thấy” cái đèn có vầng đỏ hiện ra. Tại con mắt nhặm thành ra lòa, chớ “cái thấy” đó không lòa.
So sánh như các ông ngày hôm nay, thấy có núi sông, thế giới và chúng sanh đó, đều do cái “nhặm lòa từ vô thỉ” (vô minh vọng động từ vô thỉ) cho nên mới thấy có các cảnh vật hiện ra như vậy.
Các ông nên biết : “mắt thấy” (kiến) với “cảnh vật bị thấy” (kiến duyên) hiện tiền đây, đều do cái “vọng thấy” (giác minh ) hiện ra. Cái “vọng thấy” đó (giác kiến) nó lòa nhặm, chớ cái chân tâm không có lòa nhặm. Cái chân tâm biết được cái lòa nhặm đó (giác sở- giác sảnh) nó không phải ở trong lòa nhặm (giác phi sảnh trung ).
Như thế thời làm sao bảo cái chân tâm đó là các cảm giác thấy, nghe, hay, biết được ư ? Đây chính là cái nghĩa : “Tâm sanh ra cái thấy, cái thấy không phải tâm v . v .” ông mới vừa hỏi trước.
Thế nên, nay ông thấy “tôi”, thấy “ông” cùng thấy “thế giới” và “chúng sanh”, đều do ông lòa nhặm (vô minh vọng động) mà thấy như vậy, chớ không phải cái thấy (tâm) đó nó lòa nhặm. Bởi tánh nó không lòa nhặm, cho nên không thể bảo nó (chân tâm) là “cái thấy”.
Chú Giải.
Đại ý đoạn này nói : Từ nơi chân tâm, vì vô minh vọng động nên khởi ra có căn và cảnh (cái thấy và cái bị thấy). Vì các cảm giác : thấy, nghe, hay, biết cùng với các cảnh vật bị thấy, đều do vô minh vọng động hiện ra cả. Còn “chân tâm” vì không phải là vô minh, nên không thể gọi nó (chân tâm) là các cảm giác : thấy, nghe, hay, biết đƣợc.
Đây là giải lại cái nghĩa ở đoạn trƣớc nói : Chân tâm sanh ra cái thấy v . v . (kiến kiến chi thời) cái thấy v . v . không phải là chân tâm (kiến phi thị kiến). Cái thấy nó còn xa cách chân tâm v . v .
cảnh bị thấy. Cũng nhƣ tại nhặm chớ không phải lỗi tại “cái thấy” của mắt và “bóng lòa”.
---o0o---