Các cảm giác từ Chân tâm biến hiện

Một phần của tài liệu Dai-Cuong-Kinh-Lang-Nghiem-HT-Thien-Hoa-Giang (Trang 62 - 64)

-A Nan, cái “thấy” không tự thể, nhân đối với cảnh vật và hư không mà có, như ông ngày nay ngồi trong rừng Kỳ Đà, sớm mai thấy sáng, chiều lại thấy

tối; đêm không trăng thời thấy tối, có trăng lại thấy sáng. Nhân có tối và sáng, nên ông mới có thấy phân biệt.

Vậy cái “thấy” này cùng với tối, sáng và hư không là một thể hay không phải một thể ? đồng hay khác ?

Này A Nan, khi tối thì không có sáng, khi sáng thì không có tối. Nếu cái thấy này cùng với tối đồng một thể, thi khi sáng đến, cái thấy phải mất. Còn cái thấy này cùng với cái sáng đồng một thể, thì khi tối đến, cái thấy phải diệt. nếu cái thấy diệt, thì làm sao thấy sáng và thấy tối. Lại nữa, tối và sáng khác nhau, còn cái thấy lại không sanh diệt, như thế thời làm sao nói đồng một thể được.

Nếu nói cái thấy cùng với tối, sáng và hư không chẳng phải một thể, thì rời tối, sáng và hư không, ông hãy chia riêng cái thấy của ông ra, xem thử hình tướng của nó thế nào. Nếu rời tối, sáng và hư không thì cái thấy của ông như lông rùa, sừng thỏ; nghĩa là không có. Khi phân tách ra tối, sáng và hư không ba cái đều khác, thì cái thấy của ông ở chỗ nào ?

Lại nữa, tối sáng trái nhau, thế nào nói đồng được ? Rời tối, sáng và hư không ra, không có cái “thấy”, thì làm sao nói khác được ? Không thể chia ranh đây là hư không, kia là cái thấy được, thời làm sao lại nói “không đồng” ? Tối, sáng chẳng đồng, còn cái “thấy” không biến đổi, thì sao lại nói “không khác” ?

Ông nên chín chắn suy xét : cái sáng là từ nơi mặt nhật, cái tối thuộc ban đêm, chỗ trống thuộc hư không, nơi bít thuộc về đất; cái “thấy” có biết, còn hư không không biết, không phải hòa không phải hợp. Vậy cái “thấy” từ nơi đâu mà sanh, không lẽ tự nhiên có ?

Các ông không biết : trong chân tâm, cái tánh của “thấy” là tâm, (giác minh) tâm là tánh của thấy; vốn sẵn thanh tịnh khắp cả pháp giới, tùy tâm của chúng sanh phân biệt như thế nào, thì hiện ra theo sự hiểu biết của chúng sanh như thế ấy. Như một con mắt là có một cái thấy, nếu nhiều con mắt thì có nhiều cái thấy. Cho đến tai nghe, mũi ngửi, miệng nếm, thân xúc, ý biết, sáu cảm giác cũng vậy, đều khắp cả pháp giới, tùy theo nghiệp của chúng sanh mà hiện ra, không có phương hướng xứ sở gì.

Chú Giải.

Nhƣ điện, vào đèn thì đèn cháy sáng, vào quạt quay phát gió v . v . điện không có phƣơng hƣớng xứ sở gì, chỉ tùy duyên phát hiện. Còn tâm

cũng thế, tâm vẫn là một, nếu đến mắt thì thấy, đến tai thì nghe v . v . tùy duyên phát hiện.

Thấy, nghe, hay, biết . . . sáu cảm giác kể là một, cùng với hƣ không và bốn đại, thành ra sáu đại, tánh nó viên dung vốn không lay động, đồng một thể chân tâm, không sanh không diệt, thế gian vì mê lầm không biết, sanh tâm phân biệt, chấp cho nhân duyên sanh, hoặc tự nhiên có, đều không đúng cả.

---o0o---

Một phần của tài liệu Dai-Cuong-Kinh-Lang-Nghiem-HT-Thien-Hoa-Giang (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)