-Ông nói “cái thấy phải ở trước mặt để ông thấy nó “; nói như vậy không phải, vì nếu cái thấy thật ở trước mặt ông, ông thấy được nó, thì cái thấy đó ở chỗ nào phải có nhất định và phải chỉ ra được.
“Vậy nay ông ngồi trong rừng Kỳ Đà, xem các cảnh vật, đưa tay chỉ ra từng món: chỗ im mát kia là rừng cây, cái sáng chiếu nọ là mặt trời, nơi ngăn ngại này là vách, chỗ trống đó là hư không. Cho đến cỏ cây hoa lá, các vật lớn nhỏ tuy khác, xong đều có hình tướng, có thể chỉ ra được cả. Còn “cái thấy” nếu nó thật ở trước mắt ông, thì ông nên lấy tay chỉ chắc chắn, cái nào là cái “thấy”. Nếu hư không là cái “thấy”, thì cái gì là hư không ? Còn nếu cảnh vật là cái “thây”, thì cái gì là cảnh vật ? Đối với các cảnh vật sum la vạn tượng, ông nên chín chắn phân tích rõ ràng, rồi chỉ cho ta xem, cái nào là cái “thấy” ; cũng như chỉ các vật, không có lầm lộn.
A Nan thưa :
-Bạch Thế Tôn ! Con mở tầm con mắt và đưa tay chỉ khắp tất cả, thì đều là “vật” chứ không có cái nào là cái “thấy”. Dù cho bậc Bồ tát cũng không thể phân tích chỉ riêng cái “thấy” ở nơi muôn vật ra được ; huống chi chúng con là hàng sơ học Thanh Văn làm sao chỉ được.
Phật dạy : -Phải lắm ! Chú Giải.
Tâm không phải hình tướng cũng như vàng không phải là vòng, kiềng, xoa, xuyến , v . v .
---o0o---