Phật trả lời câu hỏi thứ nhất

Một phần của tài liệu Dai-Cuong-Kinh-Lang-Nghiem-HT-Thien-Hoa-Giang (Trang 69 - 71)

Phật dạy :

-Này Phú Lâu Na , như lời ông hỏi “Chân tâm đã vốn thanh tịnh, tại sao sanh ra sơn hà đại địa, thế giới và chúng sanh.”

Vậy ông có thường nghe ta nói : “Chân tâm nhiệm mầu vắng lặng mà thường sáng suốt chiếu soi “ không? (tánh giác diệu minh bản giác minh diệu).

Phú Lâu Na thưa :

-Bạch Thế Tôn, con có thường nghe Phật dạy như thế. Phật hỏi :

-Vậy chân tâm này, ông cho nó tự có tánh sáng suốt chiếu soi (phân biệt) hay là không có sáng suốt chiếu soi ?

-Nó sẵn có tánh sáng suốt chiếu soi (phân biệt) nên mới gọi là tâm. Nếu không có tánh sáng suốt chiếu soi (phân biệt) thì không gọi là tâm, vì nó không phân biệt được cái gì cả.

Phật dạy :

-Như lời ông nói “nếu nó không sáng suốt chiếu soi (phân biệt thì không phải là tâm, vì nó không phân biệt được cái gì cả”. Vậy ông có hiểu chăng : nếu có chiếu soi phân biệt, thì không phải là chân (vì có năng phân biệt thì phải có bị phân biệt), còn không có chiếu soi phân biệt, thì chẳng phải là tâm. Nếu tâm mà không sáng suốt thì không phải là chân tâm thanh tịnh rồi. Ông nên hiểu : Chân tâm vẫn sáng suốt, vì ông vọng chấp cái “sáng suốt phân biệt” làm tâm, nên thành ra có năng phân biệt (tâm) và bị phân biệt (cảnh).

Chân tâm của ông không phải cái “bị phân biệt”, nhưng vì ông khởi ra cái “năng phân biệt”, nên nó (chân tâm) trở thành cái “bị phân biệt” (cảnh). Đã vọng thành cái “bị phân biệt”, cố nhiên ở nơi ông phải vọng sanh ra cái “năng phân biệt”.

Thế là ở nơi chân tâm của ông vẫn thanh tịnh không có năng và sở, mà thoạt vậy thành ra có năng và sở (vô đồng dị trung, xí nhiên thành dị).

Chú Giải.

Đại ý đoạn này Phật chỉ cái nguyên nhân từ chân tâm thanh tịnh, vì vọng động nổi lên nên sinh ra có thế giới và chúng sanh.

Chân tâm thanh tịnh mỗi ngƣời đều sẵn đủ. Nếu chấp nó “không có phân biệt” thì chẳng phải là tâm; còn chấp nó “có phân biệt” thì chẳng phải là chân.

Bởi ông Phú Lâu Na chấp cái “phân biệt chiếu soi” làm tâm, nên đã có cái phân biệt, cố nhiên phải có cái bị phân biệt. Thế là năng, sở vừa hiện, thì bỉ và thử rõ ràng.

Đây là Phật chỉ cái hành tƣớng của vọng, từ nơi tâm của mọi ngƣời khởi lên một cách rõ ràng.

Một vọng niệm vừa nổi lên, thì có trăm ngàn vọng niệm khác tiếp tục theo sanh ra, cho đến vô cùng vô tận. Nhơn đó mà có hƣ không, thế giới

Một phần của tài liệu Dai-Cuong-Kinh-Lang-Nghiem-HT-Thien-Hoa-Giang (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)