tâm) bỗng chốc buồng ngủ nổi lên, (dụ vô minh vọng động) chiêm bao thấy có núi sông , nhà cửa các cảnh vật hiện ra ( dụ hƣ không, thế giới và chúng sanh).
---o0o---
III. Phật chỉ nguyên nhân chung sanh ra hư không, thế giới và chúngsanh. chúngsanh.
-Từ một thể chân tâm không khác, vì vọng niệm phân biệt, có năng sở, bỉ, thử sai biệt, nên hiện ra có hư không và thế giới. Nhân có hư không thế giới nên mới có chúng sanh. Đã có thế giới và chúng sanh lăng xăng đối đãi với nhau, nên khởi lên vô số vọng tưởng phân biệt : tốt xấu, phải, chẳng v . v . Vì thế mà sanh ra đủ các phiền não trần lao nhiễm ô. Cái có hình tướng và sanh diệt là thế giới; cái không có hình tướng và yên tịnh là hư không. Khác vời hư không, thế giới là chúng sanh vậy.
---o0o---
IV. Phật chỉ nguyên nhân riêng và tuần tự sanh ra vũ trụ.
1- Nguyên nhân sanh gió.
-Từ nơi chân tâm, do vô minh vọng động mà có hư không. Hư không mờ mịt vì vô minh sanh. Trong “hư không” có chất động, vì là vọng. Bởi thế nên trong hư không có gió (phong luân) để duy trì thế giới.
2- Nguyên nhân sanh ra vàng ngọc.
Nhân hư không sanh ra gió, và vì nơi tâm chúng sanh có tánh cố chấp phân biệt, cho nên ứng hiện ra ngoài thế giới có những chất cứng chắc là vàng ngọc (vàng ngọc cứng chắc là vì tâm cố chấp sanh. Nó sáng ngời là do tâm phân biệt sanh). Đây là cái nguyên nhân có chất kim khí để bảo trì thế giới. 3- Nguyên nhân sanh ra lửa.
Trong tâm chúng sanh vì có tánh cố chấp phân biệt, nên sanh ra chất cứng chắc là kim khí, và vì có vọng động mà thành ra gió. Rồi gió thổi kim khí,
nó cọ xát mãi, nóng lên, nên nháng sanh ra ánh sáng là lửa. Đây là cái nguyên nhân có lửa để nấu đốt các vật.
4- Nguyên hnhân sanh ra nước.
Chất vàng ngọc vừa sáng ngời và đượm mát. Nhân lửa xông lên, nên có hơi nước rịn ra. Đây là nguyên nhân có nước để bao bọc cả mười phương thế giới.
Chú Giải.
Vì tâm vọng động nên biến hiện ra ngoài thế giới có gió. Vì tâm cố chấp, cho nên biến hiện ra ngoài thế giới có vàng ngọc. Vì tâm nóng nảy, nên biến hiện ra ngoài thế giới có lửa. Vì tâm tham ái, cho nên biến hiện ra ngoài thế giới có nƣớc.
5- Nguyên nhân sanh ra cồn đảo và biển.
-Vì tánh lửa bốc lên, còn nước thì lại chảy xuống, nên có chỗ thấp ướt là sông biển, chỗ cao nổi lên là cồn đảo. Bởi lửa và nước dung hoà nhau, cho nên trong biển thỉnh thoảng bốc lên ánh sáng của lửa, trong cồn đảo lại có sông rạch thường chảy ra nước.
Chú Giải.
Trong bộ Tông cảnh nói “Vì tâm luyến ái nên ứng hiện ra ngoài thành sông biển. Vì tâm cố chấp nên ứng hiện ra ngoài thành cồn đảo. Tâm khinh mạn thành ra gió. Tâm nóng nảy, sân hận thành ra lửa. Bởi thấy sắc dục sanh tâm luyến ái, nên hiện ra ngoài thế giới : trong cồn đảo có nƣớc thƣờng chảy. Vì trái với sự thƣơng yêu thì nổi sân , nên hiện ra ngoài thế giới : trong biển có lửa phát lên. Tóm lại, bốn đại đều duy tâm biến hiện (dụ nhƣ chiêm bao, nếu ban ngày nghĩ tƣởng cái gì, thì ban đêm hiện ra cảnh ấy).
6- Nguyên nhân sanh ra núi.
-Vì thế lực của nước yếu hơn lửa, nên bị lửa bốc lên kết thành núi cao. Bởi thế nên đập đá thì có lửa, còn đốt quá nóng, thì nó chảy ra nước.
Vì tâm giận nhiều thƣơng ít, nên ứng hiện ra ngoài thế giới có núi cao. 7- Nguyên nhân sanh ra cỏ cây.
Vì thế lực của đất yếu hơn nước, cho nên bị nước rút lên làm cỏ cây. Bởi thế nên cỏ cây, nếu đốt thì thành tro (đất) còn ép thì nó lại ra nước.
Chú Giải.
Vì tâm thƣơng yêu nặng nề, tánh cố chấp ít, nên ứng hiện ra ngoài thế giới thành cỏ cây.
Tóm lại, vì ở trong tâm chúng sanh, các vọng tưởng xen nhau phát sanh, nên ứng hiện ra ngoài thế giới có các cảnh vật. Bởi nhân duyên này mà thế giới nối nhau sanh mãi không dứt.
---o0o---
V. Phật chỉ nguyên nhân có chúng sanh (nhân sanh)
-Ông Phú Lâu Na, cái “Hư vọng phân biệt” đó không có gì lạ, chỉ vì ông chấp cái “phân biệt chiếu soi” làm tâm. Đã có phân biệt, tất nhiên phải có cái “bị phân biệt” đối đãi nhau. Vì thế nên cái “năng phân biệt” không vượt ra ngoài cảnh “bị phân biệt” được. Do nhân duyên này, nên nghe không ngoài tiếng, thấy không ngoài sắc, ngửi không ngoài mùi, nếm không ngoài vị v . v . vọng thành sáu căn và sáu trần đối nhau, nên phân ra có : thấy, nghe, hay biết.
Rồi theo nghiệp lực kéo dẫn, cho nên có những loài sanh con (như người và thú) loài sanh trứng (như chim và cá) loài sanh chỗ ẩm ướt (như vi trùng v . v .) loài hóa sanh (như trời và địa ngục).
Thần thức khi đầu thai, nhân thấy ánh sáng (lửa dục) của cha mẹ phát ra, rồi nó khởi cái “tưởng” chung chạ làm việc dục ấy. Nếu nó sẽ là trai thì ưa mẹ mà ghét cha, còn nó sẽ là gái thì thương cha mà ghét mẹ. Vì tình lưu luyến nơi ái dục không rời được, nên nó tự kết nạp tư tưởng của nó với tinh huyết của cha mẹ khi giao cấu đó, kết thành ra thai. Vì có nhân duyên với nhau và do đồng nghiệp kéo dẫn, nên kết thành thai nghén. Loài sanh thai, sanh trứng, sanh nơi ẩm thấp, hoặc hóa sanh đều tùy theo nghiệp của mỗi loài mà cảm ứng.
Loài sanh trứng là do nơi tưởng nhiều, loài sanh thai là do nơi tình nặng, loài thấp sanh là do hiệp với chỗ ẩm thấp, loài hóa sanh thì rời cảnh vật tự nó hóa hiện. Bốn loài biến đổi, tùy theo nghiệp lành hay dữ mà cảm thọ, quả báo có thăng và trầm. Do nhân duyên ấy mà chúng sanh bỏ thân này thọ thân kia, nối nhau không dứt.
---o0o---