Do xúc trần chứng Thánh

Một phần của tài liệu Dai-Cuong-Kinh-Lang-Nghiem-HT-Thien-Hoa-Giang (Trang 98)

III. 25 vị thánh đều thuật lại pháp tu hành của mình được chứng đạo quả

05. Do xúc trần chứng Thánh

Ông Bạt Đà Bà La với 16 người bạn Bồ Tát sơ phát tâm, liền từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ chân Phật mà bạch rằng :

-Kiếp trước, lúc Phật Oai Âm Vương ra đời, chúng con nhân đặng gập Phật nghe pháp và xuất gia, trong ngày chúng Tăng tắm gội, con theo thứ tự vào nhà tắm, thì thoạt nhiên ngộ biết thủy trần vốn không, rửa bụi trần hay không rửa bụi trần, tâm giác thường vắng lặng, không có tướng gì . . . do tập quán cũ ấy nhớ mãi cho đến ngày nay, theo Phật xuất gia được thành bậc vô học. Đức Oai Âm Vương gọi tên con là Bạt Đà Bà La, nhân diệu xúc tỏ bày sáng suốt, thành vị Phật tử trụ. Nay Phật hỏi viên thông, thỉ như chỗ sở chứng của con, quán xúc trần làm nhân là hơn cả.

Chú Giải.

Ông Bạt Đà Bà La (Tầu dịch là Thiên Thủ hay Hiền Hộ) nhân quán xúc trần mà ngộ nhập viên thông. Xúc là đụng chạm, tiếp xúc. Cảnh bị biết của thân căn, hay nói cách khác là cảnh ứng hợp thân cần phát sanh, nhận biết có lạnh, nóng, trơn, nhám v . v . đều gọi là xúc trần. Như vậy, xúc trần được phát hiện là bởi có thân căn với sắc cảnh, thiếu một không thành, xúc trần hư dối. Vả lại như khi đối trước một lò lửa, nếu kẻ rét thì có cảm xúc ấm, còn kẻ ấm thì lại có cảm giác nóng thêm. Vậy thì biết chỉ tùy chúng sanh mà thành lạnh hay nóng, không có thật thể nhất định. Đối với nước cũng vậy, khi chúng ta dùng nước tắm gội thân thể, nước chảy trên mình mà phát sinh ra cảm giác thế này thế khác, gọi là xúc trần. Nhưng xét nghiệm kỹ thì khi ta gọi là tắm rửa, ấy là rửa thân thể hay rửa bụi trần ? Nếu nói là rửa thân thể, thì như không bụi trần lấy gì để rửa; nếu nói là rửa bụi trần, thì như nước chảy trên đất, cũng gọi là tắm rửa đặng sao? Thế thì nước, bụi trần, thân thể vốn thật an nhiên, nước không phải hay rửa (năng) mà bụi trần và thân thể không phải bị rửa (sở), cho nên xúc trần chỉ là tướng giả dối, đối đãi theo vọng nghiệp chúng sanh không xúc mà hiện xúc, nên xúc trần đều là như huyễn : phi hữu, phi vô. Ngộ được như vậy mà tu hành, tức thành bực vô học.

---o0o---

Một phần của tài liệu Dai-Cuong-Kinh-Lang-Nghiem-HT-Thien-Hoa-Giang (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)