Dụ về nghiệp riêng của cá nhân

Một phần của tài liệu Dai-Cuong-Kinh-Lang-Nghiem-HT-Thien-Hoa-Giang (Trang 52 - 53)

-A Nan, sao gọi là cái điên đảo vọng thấy thuộc về nghiệp riêng của cá nhân ? – Dụ như người nhặm con mắt, ban đêm dòm đèn thấy có vòng tròn lòa đỏ năm màu (ngũ uẩn).

Ý ông nghĩ sao ? Cái vầng đỏ năm màu ấy, của đèn hay của cái “thấy” ? A Nan, nếu ông nói “của đèn” thì sao những người không nhặm mắt, họ chẳng thấy vầng đỏ, mà duy có người nhặm mắt mới thấy thôi ?

Nếu nói “cái vầng đỏ đó của cái thấy”, thì cái thấy đã thành vầng đỏ; vậy người nhặm con mắt thấy vầng đỏ, thì bảo là thấy cái gì ? (vì cái thấy đã thành vầng đỏ rồi, thì không thể nói thấy vầng đỏ được nữa).

Lại nữa, nếu ông chấp “cái vầng đỏ rời đèn riêng có”, thời đáng lẽ ông xem bàn ghế chung quanh đều có vầng đỏ cả. Còn nói “vầng đỏ rời cái thấy riêng có”, thì không cần con mắt thấy. Vậy tại sao người nhặm mắt thấy có vầng đỏ ?

Thế nên phải biết : Cái sáng là ở nơi đèn, cái thấy vì bệnh mà có bóng lòa. Cái “bóng lòa” và “cái thấy lòa” đều do nơi mắt nhặm. Còn cái thấy được lòa nhặm, thì “cái thấy” đó không phải nhặm.

Nên không thể nói : Cái vầng đỏ này là “đèn” hay “thấy” và “không phải đèn” hay “không phải thấy”, mà chính do nhặm mắt hiện ra.

Chú Giải.

Đại ý đoạn này Phật nói “Vì vô minh vọng động (nhặm) mà thấy có các cảnh vật hiện ra nhƣ vậy (lòa đỏ). Chớ không phải do chân lý (dụ đèn) hay chân trí (dụ cái thấy) và cũng không thể nói nó ngoài chân lý và chân trí.

---o0o---

IV.Dụ về nghiệp chung của đồng loại

-A Nan, sao gọi là nghiệp chung vọng thấy của đồng loại ? Dụ như trong thế giới này có nhiều nước. Nhưng chỉ có một nước vì dân chúng đồng tạo ác nghiệp nên đều cảm thấy có các điềm không tốt, như sao chổi, sao phướn,

hoặc hai mặt trời, hai mặt trăng v . v . Còn dân chúng ở các nước khác thời đều không thấy và cũng không nghe.

Một phần của tài liệu Dai-Cuong-Kinh-Lang-Nghiem-HT-Thien-Hoa-Giang (Trang 52 - 53)